K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

Câu 3:Bài thơ nói về cảm xúc thương yêu của người con đối với mẹ. Và sự hi sinh khó nhọc mà người mẹ hi sinh. Người mẹ hi sinh cho con tất cả, chịu đựng cả cái rét mùa đông lạnh thấu xương cùng những cơn mưa phùn. Câu thơ đầu nói về sự xót xa đau lòng của người con về sự khó nhọc của mẹ. Người con tự hỏi mẹ có lạnh ko trong sự giá lạnh của mùa đông. " Chân.... tay cấy mạ non" cho thấy rằng người mẹ vẫn phải đi cấy trong thời tiết lạnh giá vì yêu con muốn hi sinh vì con. Hình ảnh người mẹ run run trong cái lạnh làm ai ai cũng phải cảm thương, qua đó khắc sâu trong con người ta 1 hình ảnh người mẹ cần mẫn, thương con. " mạ non .... mấy lần" biện pháp so sánh những đon mạ còn ít hơn nhiều lần so với tình mẹ cho con. " mưa phùn.... tứ thân" cho thấy lưng mẹ còng dần xuống vì vất vả, ướt cả vạt áo. Câu thơ cuối nói lên tất cả tình yêu thương thầm kín , thương mẹ à lời cảm ơn dành cho mẹ trong những thời gian khó nhọc đeer chăm sóc và lo lắng yêu thương con (Từ đó bày tỏ tình yêu của mk với mẹ)

Cho ca dao sau :Mười tay Bồng bồng con nín con ơiDưới sông cá lội, ở trên trời chim bayƯớc gì mẹ có mười tayTay kia bắt cá, còn tay này bắn chimMột tay chuốt chỉ luồn kimMột tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rauMột tay ôm ấp con đauMột tay vay gạo, một tay cầu cúng maMột tay khung cửi guồng xaMột tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưaMột tay đi củi muối dưaCòn tay để van lạy, để bẩm thưa,...
Đọc tiếp

Cho ca dao sau :

Mười tay 

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim

Một tay chuốt chỉ luồn kim

Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma

Một tay khung cửi guồng xa

Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa

Một tay đi củi muối dưa

Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn

Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay

Bồng bồng con ngủ cho say

Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch)

Câu 1 : Vì sao trong lời ru  con , người mẹ lại ước có mười tay ? Đây là tứ thơ hay ,ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích tứ thơ hay .

Câu 2 : Qua bài ca dao , anh ( chị ) suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thắm thía , sâu sắc nhất điều đó ?

Câu 3 : Trong muốn bể khó nhọc , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .

Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ trong phần kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .

0
"Khi con chưa sõi tiếng chaCon đã chỉ còn có mẹ |Cha ra đi khi còn quá béTrong trí nhớ con chỉ có bóng mẹ gầyHai mươi năm rồi mẹ ơi từ ngày ấyMẹ bên con sớm tối nhọc nhằnLo cho con từ miếng ăn giấc ngủMẹ hiểu con hơn cả bản thân conHai mươi qua mẹ ơi con vẫn nhớNhững đêm sốt cao mẹ thức chăm conMẹ nắm chặt tay con mỗi lúc cựa mìnhCon nào có thể quên được bàn tay mẹCon lớn lên trong tình thương...
Đọc tiếp

"Khi con chưa sõi tiếng cha
Con đã chỉ còn có mẹ |
Cha ra đi khi còn quá bé
Trong trí nhớ con chỉ có bóng mẹ gầy
Hai mươi năm rồi mẹ ơi từ ngày ấy

Mẹ bên con sớm tối nhọc nhằn

Lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ

Mẹ hiểu con hơn cả bản thân con

Hai mươi qua mẹ ơi con vẫn nhớ

Những đêm sốt cao mẹ thức chăm con

Mẹ nắm chặt tay con mỗi lúc cựa mình

Con nào có thể quên được bàn tay mẹ

Con lớn lên trong tình thương của mẹ

Mẹ là mẹ,là cha là người bạn của con

Hai mươi năm mẹ đã cùng con

Dõi theo từng nhịp chân con bước 

Con giờ đây đã lớn khôn hơn trước 

Nhưng vẫn là con bé bỏng thuở nào

Bàn tay mẹ vẫn ấm áp làm sao?

Vẫn là bàn tay con luôn ghi nhớ

Con vẫn biết và con luôn nhớ

Con vẫn còn chưa nói 1 điều

Là câu nói con đã nâng niu

Dù giản đơn chỉ là"Con yêu mẹ"

 Câu 1: xác định phương thức biểu đạt
Câu 2: Ghi lại những câu thơ nói về sự chăm sóc, dưỡng nuôi của người mẹ dành cho con?Người con đã chưa nói với mẹ điều gì?

Câu 3: Hiểu như thế nào qua câu"Mẹ là mẹ, là cha, là người bạn của con"

1
7 tháng 4 2022

1. PTBĐ: biểu cảm

2. Những câu thơ nói về sự chăm sóc, dưỡng nuôi của người mẹ dành cho con: Lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ, Những đêm sốt cao mẹ thức chăm con.

3. Câu thơ cho thấy mẹ là người đồng hành cùng con trên mọi chặng đường, luôn che chở con

Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. - Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

Cả nhà xem gì thì xem, riêng bà tôi chỉ chăm chú duy nhất một chương trình "ruột" mà nói ra ai cũng thấy làm lạ : Chương trình dự báo thời tiết. Bà xem từ đầu tới cuối, từ "phía Tây bắc Bộ trời nhiều mây" cho đến tận cùng "các tỉnh Nam Bộ đêm không mưa ngày nắng". Bà xem với một cảm xúc bí ẩn sâu xa nào đó mà tuổi tôi chưa thể hiểu nổi. Tôi hỏi mẹ. Mẹ trả lời: - Bà phải "nắm chắc" thời tiết để còn...
Đọc tiếp

Cả nhà xem gì thì xem, riêng bà tôi chỉ chăm chú duy nhất một chương trình "ruột" mà nói ra ai cũng thấy làm lạ : Chương trình dự báo thời tiết.
Bà xem từ đầu tới cuối, từ "phía Tây bắc Bộ trời nhiều mây" cho đến tận cùng "các tỉnh Nam Bộ đêm không mưa ngày nắng". Bà xem với một cảm xúc bí ẩn sâu xa nào đó mà tuổi tôi chưa thể hiểu nổi.
Tôi hỏi mẹ. Mẹ trả lời:
- Bà phải "nắm chắc" thời tiết để còn cất quần áo giúp mẹ.
Tôi hỏi cô hàng xóm. Cô trả lời:
- À, cháu biết không, bà nghe thời tiết để nhắc trẻ con xóm này nhớ mang áo đủ ấm khi có gió mùa bất chợt và trời trở lạnh đột ngột. Hôm trước vô tuyến báo không mưa, cô vừa mới ra khỏi nhà đã mưa làm cho bé Hùng, bé Long đi trẻ bị ướt ngang đường. Bà cháu cứ lầm bầm "trách đài" mãi.
Tôi hỏi bố. Bố trả lời:
- Dự báo thời tiết trải dài theo đất nước. Ở Hà Nội có bố con mình. Ở Tây Nguyên có cô Út của con. Miền Đông Nam Bộ có chú con ở Đồng Nai. Sài Gòn có bác của con. Nghe thời tiết để bà dõi theo những đứa con xa. Trời đất ở đó lúc này ra sao. Đó cũng là cách theo dõi những người thân mà bà luôn nhớ trong lòng.
Tôi hỏi bà. Bà cười móm mém thơm lên trán tôi.
câu1: theo tấc giả văn bản người bà trong văn bản xem Chương trình dự báo thời tiết để làm gì?
câu 2: vì sao người bà trong đoạn văn bản trên lại lầm bầm ''trách đài'' mãi?
câu 3: theo anh/chị lí giải một cảm xúc bí ẩn sâu xa khiến bà xem Chương trình dự báo thời tiết là gì?
câu 4: một bài hộc có ý nghĩ nhất với anh chị sau khi đọc văn bản trên. Lí giải lí do tại sao anh chị lựa chọn cho mình bài học ấy

0
29 tháng 4 2017

Hình ảnh người mẹ được gợi lên trong bốn câu thơ đầu qua các chi tiết: yếm đào, nón mê, nón quai thao, tay bí, tay bầu, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu.