K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2022

mik hong có nhu cầu nhe bẹn :)

16 tháng 1 2018

Địa lí không khó chỉ cn học bài là được

giống nhau:
- đều là các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn của nước ta
- được hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông
- bờ biển phẳng , có vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng
- địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho cơ giới hóa
- đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp . đặc biệt là nền nông nghiệp trồng lúa nước
khác nhau:
*ĐB Sông Hồng:
- được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- diện tích : 1,5 triệu ha
- địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
- đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê k được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện ), một số nơi hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.
- đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu
* đồng bằng sông cửu long:
- được hìh thành do bồi tụ phù sa hệ thống sông Tiền và sông Hậu
- diện tích : 4 triệu ha
- đia hình thấp và bằng phẳng hơn so với ĐB SHồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp
- có mạng lưới sông ngòi chằng chịt ,k có đê ngăn lũ nên hằng năm ĐB SCL được bồi tụ phù sa lớn. Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, nhiều vùng trũng lớn bị ngập nước như : Đồng Tháp Mười, Tứ Giac Long Xuyên. Khu vực phía bắc vào thời kỹ lũ lơn nước ngập 4-5 m
- về mùa cạn thủy triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích bị ngập trong nước
- ĐB SCL chủ yếu là đất phù sa bồi đắp hàng năm , nhưng tính chất đất lại phức tạp , có 3 loại đất chính : đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn

5 tháng 3 2018

cam on ban nhieu minh vua moi dang cau dia moi o bai 17 dia 8 giai giup minh nhe mai minh kiem tra roi

12 tháng 12 2018

2,Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên ( Đông Timo chưa kết nạp).

Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
Cộng hoà Indonesia
Liên bang Malaysia
Cộng hoà Philippines
Cộng hòa Singapore
Vương quốc Thái Lan
Các quốc gia gia nhập sau:
Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
Nguyên tắc hoạt động
-Nguyên tắc về quan hệ song phương và đa phương: Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, và tiến tới tuân thủ các quy định chung trong Hiến chương ASEAN khi Hiến chương này được tất cả mười thành viên trong Khối phê chuẩn và có hiệu lực. Hiến chương này được xem là Hiến pháp của toàn Khối. Hiến chương Asean sẽ được thông qua vào Tháng Mười Hai, 2008. Nếu được thông qua, Hiến chương sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau khi Văn kiện Phê chuẩn được đệ trình lên Tổng Thư ký của Khối.

- Nguyên tắc điều phối hoạt động: có 3 nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc nhất trí, nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc 6-X -Trong quan hệ với nhau, các thành viên của khối đều tuân theo 6guyên tắc chính được nêu lên trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là:
Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả

24 tháng 3 2019

+ Các tháng của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): 6, 7, 8, 9, 10.
+ Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): tháng 5.

23 tháng 3 2019
https://i.imgur.com/LC9wYt7.jpg
10 tháng 10 2019

Tự học tự thi chớ ai cho ? Mà có thi ròi mà cho thì đề cũng không giống đâu ? Mk khuyên bạn nên học bài chớ đừng lấy đề của người thi ròi ? Không giống đề đâu

10 tháng 10 2019

xin xin câu hỏi để ôn bạn ạ

21 tháng 12 2016

1.nơi đảo xa

2.nghe em hát ở trường xa

3.gần lắm trường xa

4.mùa xuân nơi trường xa

5.trên biển quê hương

6.đảo mùa xuân

7.ầm ầm dậy sóng hoàng xa trường xa

8.bài ca hoàng xa trường xa

9.vì hoàng sa trường sa

10.quyết giữ biển đảo qa hương

 

22 tháng 1 2022

- Từ năm 2000 - 2015, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia Đông Nam Á thay đổi không đều. Cụ thể như sau:

+ Về In-đô-nê-xi-a:

• Năm 2000: GDP: 4,92%

• Năm 2005: GDP: 5,70%

• Năm 2009: GDP: 4,63%

• Năm 2013: GDP: 8,50%

• Năm 2015: GDP: 7,40%

=> Tốc độ tăng trưởng có xu hướng không ổn định, có những năm phát triển, có những năm kinh tế tụt dốc.

+ Về Lào:

• Năm 2000: GDP: 5,78%

• Năm 2005: GDP: 7,10%

• Năm 2009: GDP: 7,50%

• Năm 2013: GDP: 4,70%

• Năm 2015: GDP: 5,00%

=> Tốc độ tăng trưởng có xu hướng không ổn định. Kinh tế phát triển đến khoảng những năm 2009, dần về sau đến năm 2013 thì bị sụt giảm nghiêm trọng, đến năm 2015, mức độ kinh tế bắt đầu phát triển lại.

+ Về Thái Lan:

• Năm 2000: GDP: 4,75%

• Năm 2005: GDP: 4,60%

• Năm 2009: GDP: -2,33%

• Năm 2013: GDP: 2,90%

• Năm 2015: GDP: 4,30%

=> Tốc độ tăng trưởng có xu hướng không ổn định. Kinh tế từ năm 2000 - 2009 sụt giảm nghiêm trọng (Từ 4,75% xuống còn -2,33%), đến những năm 2013, kinh tế bắt đầu phát triển lại (2,90%)

31 tháng 3 2017

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á :

+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin , văn hóa ...

2 tháng 4 2017

-Đóng góp quan trọng đầu tiên của Việt Nam là góp phần tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á; Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội tháng 12/1998, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất.

-Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quốc sách lớn của ASEAN, như xây dựng tầm nhìn 2020, Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển... Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực.

-Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác và tự do hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư trong và với các Đối tác bên ngoài như thực hiện AFTA, Hành lang Đông - Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.

T-rong quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đối thoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.

6 tháng 1 2018

MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 8

THỜI GIAN: 45 PHÚT

Câu 1: (3đ)

Trình bày đặc điểm địa hình châu Á. Kể tên các dãy núi chính, sơn nguyên, đồng bằng lớn ở Châu Á?

Câu 2: (2đ)

Vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ của châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu?

Câu 3: (3đ)

Trình bày những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á?

Câu 4: (2đ)

Nêu các biểu hiện chứng tỏ dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc?



6 tháng 1 2018
PHÒNG GD& ĐT VĨNH LINH
TRƯỜNG PTDTNT
ĐỀ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn: Địa lý - Lớp: 8
Thời gian: 45 phút

A. Phần trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:

Câu 1: Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

a. 55% b. 61% c. 69% d. 72%

Câu 2: Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?

a. Ô-xtra-lô-ít b. Ơ-rô-pê-ô-ít c. Môn-gô-lô-ít d. Nê-grô-ít.

Câu 3: Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?

a. A-rập-xê-út b. Trung Quốc c. Ấn Độ d. Pa-ki-xtan

Câu 4: Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?

a. Hàn Quốc b. Đài Loan c. Việt Nam d. Xinh-ga-po.

Câu 5: Việt Nam nằm trong nhóm nước:

a. Có thu nhập thấp b. Thu nhập trung bình dưới
c. Thu nhập trung bình trên d. Thu nhập cao.

Câu 6: Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực (lúa gạo) nhiều nhất thế giới?

a. Thái Lan, Việt Nam b. Trung Quốc, Ấn Độ
c. Nga, Mông Cổ d. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.

Câu 7: Các nước đế quốc luôn muốn gây ảnh hưởng đến khu vực Tây Nam Á là vì:

a. Nằm trên đường giao thông quốc tế b. Ngã ba của ba châu lục
c. Nguồn dầu mỏ phong phú d. Cả ba ý trên.

Câu 8: Khu vực Nam Á có khí hậu:

a. Cận nhiệt đới b. Nhiệt đới khô c. Xích đạo d. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 9: Nền kinh tế các nước Nam Á đang trong giai đoạn:

a. Chậm phát triển b. Đang phát triển c. Phát triển d. Rất phát triển.

Câu 10: Ở Đông Á cảnh quan thảo nguyên khô và hoang mạc, bán hoang mạc tập trung ở:

a. Phần phía tây đất liền b. Phần phía đông đất liền
c. Phần Hải Đảo d. Tất cả đều sai

B. Phần tự luận. 7,0 điểm

Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm sản xuất nông nghiệp châu Á?

Câu 2: (3,0 điểm)

a. Trình bày đặc điểm khí hậu Nam Á, nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống?

b. Giải thích tại sao nói dãy núi Hi-ma-lay-a là hàng rào khí hậu ở Nam Á?

Câu 3: (2,0 điểm): Hãy nêu đặc điểm kinh tế Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay