Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
84. Cho tam giác ABC, D là điểm nằm giữa B và C. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt các cạnh AC và AB theo thứ tự ở E và F.
a) Tứ giác AEDF là hình gi ? Vì sao ?
b) Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi ?
c) Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình gì ? Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình vuông ?
Bài giải:
a) Tứ giác AEDF là hình bình hành.
Vì có DE // AF, DF // AE (gt)
(theo định nghĩa)
b) Hình bình hành AEDF là hình thoi khi AD là tia phân giác của góc A với cạnh BC thì AEDF là hình thoi.
c) Nếu ∆ABC vuông tại A thì AEDF là hình chữ nhật (vì là hình bình hành có một góc vuông).
Nếu ABC vuông tại A và D là giao điểm của tia phân giác của góc A với cạnh BC thì AEDF là hình vuông (vì vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi).
Với hai phân thức \(\frac{A}{B}\)và \(\frac{C}{D}\), ta tìm được hai phân thức cùng mẫu \(\frac{AD}{BD},\frac{CB}{BD}\)và thỏa mãn điều kiện :
\(\frac{AD}{BD}=\frac{A}{B},\frac{CB}{BD}=\frac{C}{D}\)
Ta nhân tử và mẫu của hai phân thức đó cùng với một đa thức \(M\ne0\), ta có hai phân thức mới cùng mẫu \(\frac{A.D.M}{B.D.M}\)và \(\frac{C.B.M}{B.D.M}\), lần lượt hai phân thức \(\frac{A}{B},\frac{C}{D}\)
Đặt \(B.D.M=E,A.D.M=A',C.B.M=C'\) ta có :
\(\frac{A'}{E}=\frac{A}{B};\frac{C'}{E}=\frac{C}{D}\)
Vì có vô số đa thức \(M\ne0\)nên ta có vô số phân thức cùng mẫu bằng phân số bài cho .
Học tốt !
lần sau mình nghĩ bạn nên tự vt đề rồi đăng lên chứ vt như bạn thì một số người lớp khác có thể bt làm nhưng lại ko bt đề để giúp bạn :))
a) \(x^2-6x+10=\left(x^2-6x+9\right)+1=\left(x-3\right)^2+1\ge1>0\forall x\)
b) \(4x-x^2-5=-\left(x^2-4x+4\right)-1=-\left(x-2\right)^2-1\le-1< 0\forall x\)
bài 69:khởi hành từ Lạng Sơn và Hà Nội, quãng đường dài 163km. Trong 43km đầu, hai xe cùng vận tốc. Nhưng sau đó chiếc xe thứ nhất tăng vận tốc lên gấp 1,2 lần vận tốc ban đầu, trong khi đó xe thứ hai vẫn duy trì vận tốc cũ. Do đó xe thứ nhất đến Hà Nội sớm hơn xe thứ hai là 40 phút. Tính vận tốc ban đầu của hai xe.
Gọi x (km/h) là vận tốc ban đầu của hai xe. Điều kiện: x > 0.
Quãng dường còn lại sau khi xe thứ nhất tăng vận tốc là:
163 – 43 = 120 (km)
Vận tốc xe thứ nhất sau khi tăng tốc là 1,2x (km/h)
Thời gian xe thứ nhất đi hết quãng đường còn lại là 120/(1,2x) (giờ)
Thời gian xe thứ hai đi Hết quãng đường còn lại là 120/x (giờ)
Vì xe thứ nhất đến sớm hơn xe thú hai 40 phút = 2/3 giờ nên ta có phương trình:
120/x - 120/(1,2x) = 2/3
⇔ 120/x - 100/x = 2/3
⇔ 360/3x - 300/3x = 2x/3x
⇔ 360 – 300 = 2x
⇔ 2x = 60 ⇔ x = 30 (TMĐK)
Vậy vận tốc ban đầu của hai xe là 30km/h.
Góp ý nèk: mình không biết làm toán lớp 8 đâu, nhưng theo mình nghĩ là bạn nên ghi cụ thể các câu hỏi ra cho mọi người trả lời nhé, được không ạ? :333
Ví dụ như có 1 vài người lớp 8 trở xuống biết làm, nhưng họ không có sách để làm thì sao nhỉ? :>>>
Bạn hãy ghi câu hỏi cụ thể ra nhé❤