Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nhưng bn ơi, chép trên mạng thì cx ik như là mik lm thôi mak ?_?
Tiết trời mùa thu gió mát
Bên bờ sông ai đang hát điệu ca
Điệu ca trong trẻo xa xa
Làm bao người ngân nga thưởng thức giọng
Xin lỗi vì thơ k hay:((
Xa Nhà
cả năm vất vả ngày trời
đi đây đi đó vẫn nặng tình thương
chẳng bằng tình thân gia đình
mỗi ngày mình cùng sum vầy bên nhau
gieo vần : nặng -bằng ;đình -mình;tình -mình;nặng -chẳng
gieo vần cách: ngày- vầy
mình làm về gia đình nha bạn
có sai sót thì mong bạn thông cảm
Tham khảo!!!
Hoàng tử bé là câu chuyện kể về một phi công phải hạ cánh khẩn cấp trong sa mạc. Anh gặp một cậu bé, người hóa ra là một hoàng tử từ hành tinh khác đến. Hoàng tử kể về những cuộc phiêu lưu của em trên Trái Đất và về bông hồng quí giá trên hành tinh của em. Em thất vọng khi phát hiện ra hoa hồng là loài bình thường như bao loài khác trên Trái Đất. Một con cáo sa mạc khuyên em nên yêu thương chính bông hồng của em và hãy tìm kiếm trong đó ý nghĩa của cuộc đời mình. Nhận ra điều ấy, hoàng tử quay trở về hành tinh của em.
Ngày 31 tháng 7 năm1944, Saint-Exupéry cất cánh từ đường băng hẹp ở Sardinia trong một phi vụ trên vùng trời miền Nam nước Pháp. Và vào cái ngày định mệnh đó, “thiếu tá Ex” đã ra đi mãi mãi, không bao giờ trở về nữa… Trường hợp của ông được xem như là mất tích. Sau này, người ta đoán rằng, máy bay của ông bị bắn rơi trên vùng biển Địa Trung Hải hay có lẽ ông đã gặp phải tai nạn. Saint-Exupéry để lại bản thảo dang dở của tác phẩm Thành trì và một vài ghi chép mà chúng được xuất bản sau ngày ông mất.
“Tự do và áp bức là hai mặt của cùng một điều tất yếu, nơi mà tồn tại điều này thì không thể tồn tại điều kia” (trích Thành trì, 1948). Quyển sách phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của Saint-Exupéry đối với chính trị, và những tư tưởng then chốt sau cùng của ông.
Hoàng tử bé đến Trái Đất và nhìn thấy một vườn hoa hồng rực rỡ. Cậu cảm thấy buồn bã khi nghĩ đến bông hoa hồng ở hành tinh của mình. Thế rồi, một con cáo xuất hiện chào hỏi cậu. Hoàng tử bé đề nghị cáo đến chơi với mình. Nhưng cáo từ chối vì nó chưa được “cảm hóa”. Hoàng tử bé đã hỏi cáo “Cảm hóa có nghĩa là gì?”. Cáo đã chỉ cho hoàng tử bé cách cảm hóa, và rồi cả hai trở thành những người bạn. Trước khi chia tay, cáo khuyên hoàng tử bé hãy trở lại thăm vườn hoa hồng để hiểu ra bông hoa hồng của cậu là duy nhất trên đời. Sau đó, hoàng tử bé quay lại chào tạm biệt cáo và nhận được bài học ý nghĩa về tình bạn.
"Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm
Tóc bà trắng, màu trắng như mây
Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay
Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui".
Mỗi lần nghe tụi trẻ con hàng xóm hát bài này tôi lại không khỏi chạnh lòng khi nhớ về người bà đã khuất của tôi.
Hồi còn sống, bà cưng tôi nhất bởi tôi là đứa cháu đầu tiên của bà. Đi đâu bà cũng dắt tôi theo. Tôi dính bà còn hơn cả dính mẹ.
Không giống như trong bài hát thiếu nhi quen thuộc, bà nội tôi là một người rất hiện đại. Bà thường được khen là trẻ hơn so với tuổi rất nhiều. Nét trẻ trung của bà hiện ra ngay từ mái tóc ngắn, uốn nhẹ ôm lấy gương mặt tròn, nhỏ nhắn. Tôi đoán, chắc hẳn hồi còn trẻ bà phải là một cô gái rất xinh đẹp, dịu dàng nhưng có cá tính. Ở bà có một nét gì đó rất cuốn hút mà hết thảy mọi người khi tiếp xúc đều nhận ra.
Bà là một ngưòi vui vẻ và rất hay nói chuyện. Thông thường, ở độ tuổi lục tuần con người ta thường trở nên điềm đạm và trầm mặc. Nhưng bà tôi lại khác hẳn. Bà rất thích trò truyện với các ông, các bà trong hội hưu trí, hay chơi đùa cùng con cháu. Với khả năng giao tiếp vả thái độ thân thiện, bà rất được mọi người tán thưởng trong các câu chuyện hàng ngày. Bởi thế không khi nào tôi thấy bà ngớt khách khứa đến chơi.
Tôi thích nhất là lúc bà cười. Những lúc đó đôi mắt bà rất sáng vả rất có hồn. Đặc biệt khi đó những nếp nhăn trên trán, trên khuôn mặt bà xô lại trông giống như những chiếc cầu vồng. Bé Mưa - em trai tôi - cũng rất thích những nếp nhăn đó. Mỗi khi được bà ôm vào lòng cưng nựng, bé Mưa thường đưa cánh tay nhỏ xíu của em lên mân mê chúng như là một cử chỉ của sự yêu thương. Bà tỏ ra rất thích thú khi biết trên khuôn mặt mình có cầu vồng. Bà vui vì điều đó.
Tuy đã ở vào cái tuổi có thể coi là quá nửa đời người nhưng bà vẫn rất khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Và có lẽ cũng chỉ ở tuổi này bà mới đang được sống quãng đời đẹp nhất, hưởng những ngày an nhàn bên con bên cháu.
Tận hưởng những ngày an nhàn này, bà thoải mái làm những điều mình thích. Mỗi sáng bà cùng với mấy bà hàng xóm ra sân khu tập thể tập dưỡng sinh, tập múa quạt. Bà tập dẻo lắm cơ. Trong tay bà, chiếc quạt lượn theo những vòng tròn mềm mại, trông tựa như những cánh bướm đang ngả mình trong gió. Những động tác bà làm trông như được thể hiện bởi những nghệ sĩ múa chuyên nghiệp mà tôi thường thấy trên tivi. Quả thực, bà tôi vẫn còn dẻo dai lắm. Tập dưỡng sinh chỉ là một trong số những hoạt động mà bà tham gia. Ngoài ra, bà còn tập khiêu vũ, tập văn nghệ cho tổ dân phố... Tôi thường thấy bà hào hứng hẳn lên vào mỗi tối thứ bảy và chủ nhật. Bởi đó là những ngày bà tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ khiêu vũ của phường. Các bạn không thể tưởng tượng được đâu nhé! Bà nhảy đẹp hết ý luôn! Đặc biệt là điệu Van. Tôi phải nhờ bà tập cho suốt đấy!
Hiện đại khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhưng bà lại mang đầy nét truyền thống trong các hoạt động xã hội. Chính bà là người dạy tôi cách nấu nướng và chăm sóc cho bản thân. Bà thường bảo tôi phải chú ý đến hình thức của mình. Theo bà việc trang điểm là rất quan trọng. Đối với bà trang điểm không phải là tô mày kẻ mắt, trưng diện quần áo trang sức sao cho nổi bật mà chỉ đơn giản là sự chuẩn bị chu đáo cho bản thân trước khi hoà nhập vào các hoạt động xã hội. Chăm sóc cho bản thân cũng chính là cách ta thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Đó là câu bà vẫn thường hay nói với tôi.
Đã thành thông lệ, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi thường được bà xoa lưng và kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Nào là chuyện cô Tấm chui ra từ quả thị, nào là Thạch Sanh bắn đại bàng tinh cứu công chúa, nào là chú Cuội ngồi gốc cây đa Giọng kể dịu dàng cùng hương hoa nhài thoang thoảng từ người bà đã đưa tôi vào giấc ngủ trong suốt những năm bé thơ. Có lẽ bởi thói quen này nên khi bà không còn, một thời gian dài tôi rất khó ngủ.
Bà là tấm gương, là hình mẫu trong trái tim tôi. Đến tận bây giờ, hình bóng bà vẫn còn in đậm trong trái tim tôi.
"Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm
Tóc bà trắng, màu trắng như mây... "
Mỗi lần nghe tụi trẻ con hàng xóm hát bài ' bà ơi bà ' này tôi lại không khỏi sự buồn khi nhớ về người bà đã khuất của tôi.
Hồi còn sống, bà cưng tôi nhất bởi tôi là đứa cháu đầu tiên của bà. Đi đâu bà cũng dắt tôi theo. Tôi dính bà còn hơn cả dính mẹ.
Không giống như trong bài hát thiếu nhi quen thuộc, bà nội tôi là một người rất hiện đại. Bà thường được khen là trẻ hơn so với tuổi rất nhiều. Nét trẻ trung của bà hiện ra ngay từ mái tóc ngắn, uốn nhẹ ôm lấy gương mặt tròn, nhỏ nhắn. Tôi đoán, chắc hẳn hồi còn trẻ bà phải là một cô gái rất xinh đẹp, dịu dàng nhưng có cá tính. Ở bà có một nét gì đó rất cuốn hút mà hết thảy mọi người khi tiếp xúc đều nhận ra.
Bà là một ngưòi vui vẻ và rất hay nói chuyện. Thông thường, ở độ tuổi lục tuần con người ta thường trở nên điềm đạm và trầm mặc. Nhưng bà tôi lại khác hẳn. Bà rất thích trò truyện với các ông, các bà trong hội hưu trí, hay chơi đùa cùng con cháu. Với khả năng giao tiếp vả thái độ thân thiện, bà rất được mọi người tán thưởng trong các câu chuyện hàng ngày. Bởi thế không khi nào tôi thấy bà ngớt khách khứa đến chơi.
Tôi thích nhất là lúc bà cười. Những lúc đó đôi mắt bà rất sáng vả rất có hồn. Đặc biệt khi đó những nếp nhăn trên trán, trên khuôn mặt bà xô lại trông giống như những chiếc cầu vồng. Bé Mưa - em trai tôi - cũng rất thích những nếp nhăn đó. Mỗi khi được bà ôm vào lòng cưng nựng, bé Mưa thường đưa cánh tay nhỏ xíu của em lên mân mê chúng như là một cử chỉ của sự yêu thương. Bà tỏ ra rất thích thú khi biết trên khuôn mặt mình có cầu vồng. Bà vui vì điều đó.
Tuy đã ở vào cái tuổi có thể coi là quá nửa đời người nhưng bà vẫn rất khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Và có lẽ cũng chỉ ở tuổi này bà mới đang được sống quãng đời đẹp nhất, hưởng những ngày an nhàn bên con bên cháu.
Hiện đại khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhưng bà lại mang đầy nét truyền thống trong các hoạt động xã hội. Chính bà là người dạy tôi cách nấu nướng và chăm sóc cho bản thân. Bà thường bảo tôi phải chú ý đến hình thức của mình. Theo bà việc trang điểm là rất quan trọng. Đối với bà trang điểm không phải là tô mày kẻ mắt, trưng diện quần áo trang sức sao cho nổi bật mà chỉ đơn giản là sự chuẩn bị chu đáo cho bản thân trước khi hoà nhập vào các hoạt động xã hội. Chăm sóc cho bản thân cũng chính là cách ta thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Đó là câu bà vẫn thường hay nói với tôi.
Đã thành thông lệ, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi thường được bà xoa lưng và kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Nào là chuyện cô Tấm chui ra từ quả thị, nào là Thạch Sanh bắn đại bàng tinh cứu công chúa, nào là chú Cuội ngồi gốc cây đa Giọng kể dịu dàng cùng hương hoa nhài thoang thoảng từ người bà đã đưa tôi vào giấc ngủ trong suốt những năm bé thơ. Có lẽ bởi thói quen này nên khi bà không còn, một thời gian dài tôi rất khó ngủ.
Bà là tấm gương đạo đức của tôi, là hình mẫu trong trái tim tôi. Đến tận bây giờ, hình bóng bà vẫn còn in đậm trong trái tim tôi.'chấu nhớ bà lắm
TÓM TẮT TIỂU THUYẾT - KHÔNG GIA ĐÌNH - Hector Malot
Remi một cậu bé bị bỏ rơi tại Paris và được nhận nuôi bởi gia đình Barberin ở làng Chavanon,mẹ nuôi của cậu là bà Barberin rất yêu thương cậu nhưng cha nuôi của cậu thì không như vậy. Sau một sự cố bị tai nạn khi đi làm tại Paris ông Barberin phải bán tài sản lớn nhất của gia đình là con bò cái để đi kiện ông chủ thầu làm ông bị tai nạn nhưng thua kiện.Gia đình nghèo khó lại càng khó khăn hơn nên ông không thể giữ Remi ở lại gia đình tuy bà Barberin yêu thương cậu nhưng không giám cãi lời chồng và cuối cùng cậu bị bán cho gánh xiếc của ông cụ Vitalis.
Remi rong ruổi khắp các miền của nước Pháp cùng những người bạn của trong gánh xiếc rong của cụ Vitalis đó là con khỉ Joli-Coeur, 3 con chó Capi,Zerbino,Dolce.Trong chuyến đi cùng cụ Vitalis cậu đã học được rất nhiều thứ mà trước đây cậu không biết ,cụ Vitalis đã dạy cậu làm xiếc ,diễn trò, chơi đàn và học chữ.Nhưng trong khi đi khắp mọi miền của nước Pháp ,Remi và cụ Vitalis đã gặp phải những khó khăn vô vàn chịu lạnh, chịu đói.Một sự cố trong khi diễn xiếc là cụ Vitalis bị bắt bỏ tù 3 tháng và Remi phải lang thang sống 1 mình nhưng may mắn cậu đã gặp được bà Miligan và cậu bé Arthur đi trên thuyền Thiên Nga, bà đã giúp đỡ Remi trong thời gian cụ Vitalis ở tù.Remi sống thoải mái trên thuyền cùng bà Miligan và Arthur cho đến khi cụ Vitalis ra tù.
Sau khi cụ Vitalis ra tù Remi lại tiếp tục rong ruổi cùng cụ và gánh xiếc đi khắp mọi miền nước Pháp và trong một lần di chuyển không tìm được nhà trọ trong mùa đông tuyết rơi mà phải trú chân trong rừng và lần đó chó sói đã bắt mất 2 chú chó Zerbino và Dolce. Con khỉ Joli-Coeur cũng chết vì bệnh phổi sau đó ít lâu. Mất đi những thành viên trong đoàn nên gánh xiếc không thể tiếp tục cụ Vitalis và Remi đến Paris để tìm kiếm cơ hội mới và tại đây trong lần đầu tiên đặt chân và Paris thì cụ Vitalis cũng ra đi mãi mãi trong một đêm mưa tuyết vì không có tiền thuê nhà trọ.
Sau khi cụ Vitalis mất Remi may mắn được một gia đình nông dân trồng hoa tại Paris nhận nuôi đó là gia đình bác Acquin , có 5 người trong gia đình đó là bác trai Acquin, 2 anh trai là Alexis ,Benjamin, Chị cả Estiennette và em gái út Lise. Remi được nhận nuôi và sống trong gia đình bác Acquin , cùng làm vườn, cùng trồng hoa một cuộc sống mà Remi ao ước trước nay đó là có một gia đình thực sự.Nhưng một biến cố lớn xảy đến cho gia đình Acquin, trong một buổi chiều khi tất cả mọi người đi chơi thì một cơn bão ập đến phá tan vườn hoa và mọi công sức của mọi người đều biến mất.Gia đình bác Acquin phải mỗi người 1 nơi, Bác Acquin phải vào tù vì không có tiền trả nợ tiền thuê đất trồng hoa. Remi lại rơi vào cảnh bơ vơ lạc lõng giữa đường phố Paris.
Trong thời gian này Remi gặp được Mattia, một cậu bé giống như Remi tại Paris. 2 cậu đã thành lập nên một ban nhạc ( Remi chơi thụ cầm, Mattia chơi Violon, đàn kéo ) và rong ruổi qua các miền đất nước Pháp giống như lúc ở với cụ Vitalis.Remi và Mattia đi qua biểu diễn khắp nơi kiếm sống.2 cậu kiếm được một số tiền để mua tặng mẹ nuôi Barberin một con bò. Trước khi mơ ước đó thành thì Remi có ghé thăm Alexis ( con trai bác Acquin) làm việc trong hầm than. Một ngày kia khi Remi giúp Alexis trong hầm than vì Alexis bị thương thì nước sông tràn vào hầm Remi may mắn không bị chết đuối nhưng bị kẹt lại trong hầm mỏ khoảng 2 tuần, cùng với một số công nhân may mắn sống sót.Sau khi được cứu thoát khỏi hầm mỏ Remi và Mattia đi đến làng Chavanon và tặng con bò sữa cho bà Barberin,lần trở về này cậu nhận được một tin vui đó là cha mẹ ruột của cậu đang đi tìm cậu và ông Barberin đã đi tìm cậu tại Paris.
Remi và Mattia lại cùng nhau tiền về Paris để tìm ông Barberin, nhưng thật không may khi cậu tới Paris thì ông Barberin đã bị bệnh mà chết vậy là toàn bộ manh mối về cha mẹ ruột của cậu lại tan thành mây khói.Remi và Mattia lại đánh đàn kiếm sống tại Paris cũng như tìm kiếm thêm thông tin về cha mẹ ruột của cậu. May mắn đã mỉm cười khi cậu biết được những người có thông tin về cha mẹ cậu đang ở London vậy là Remi cùng Mattia lên đường sang London.Từ đây Remi đã tìm được gia đình của cậu nhưng nó lại làm cậu thất vọng nhiều vì họ không yêu thương cậu như những gì cậu tưởng tượng. Trong một lần rong ruổi theo gia đình mới Remi bị cảnh sát bắt vì bị nghi ngờ là ăn trộm trong nhà thờ nhưng thực chất do gia đình tại London làm nhưng không thành.Họ đã bỏ chạy và Remi bị bắt bỏ tù tại London. Nhưng bên cạnh Remi vẫn còn Mattia và Mattia đã cứu Remi khỏi nhà tù và cả 2 lên tàu trở về Paris, tiếp tục hát rong kiếm sống.
Sau khi về lại nước Pháp , Remi và Mattia đi dọc các con sông để tìm kiếm thuyền thiên nga của bà Milligan và Arthur để báo cho bà biết âm mưu chiếm đoạt tài sản của ông em chồng bà. Sau nhiều ngày vất vả Remi và Mattia cũng tìm được bà Milligan và từ lúc này sau khi gặp lại Remi bà Milligan đã nhận ra Remi chính là đứa con mà bà đã thất lạc nhiêu năm về trước. Do mẹ nuôi Barberin còn giữ lại những bộ quần áo còn nhỏ khi Remi được nhận nuôi.Giờ đây Remi đã tìm được gia đình thật sự của mình , cậu sống trong một gia đình có sự yêu thương của mẹ ruột, em trai Arthur và người vợ Lise. Về phần Mattia sau này đã trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng,trong ngày đầy tháng con trai đầu lòng Remi đã mời tất cả mọi người đã từng giúp cậu trong quãng thời gian khốn khó , Mẹ Barberin, Gia đình bác Acquin,người lái tàu đưa Remi thoát khỏi London, Người bạn Bob cứu Remi khỏi nhà tù và làm một bức tượng cho cụ Vitalis.Remi đã tìm được gia đình và sống viên mãn với họ.
Bạn tham khảo ạ :
Tiểu thuyết Không Gia Đình kể lại cuộc hành trình phiêu lưu của chú bé nhỏ tên là Remi. Remi bị bắt cóc từ nhỏ và bị bỏ lại tại một góc đường. Cậu may mắn được má Barberin nhận nuôi và chăm sóc trong vòng tay yêu thương. Cho đến một ngày, chồng của má Barberin bị tai nạn khi làm việc ở Paris và tàn phế trở về, ông tống Remi ra ngoài đời, tự bươn chải cùng một ông lão làm nghề xiếc tên là Vitalis.
Remi và cụ Vitalis đã lang thang khắp nơi trên đất Anh và Pháp để biểu diễn xiếc kiếm sống. Chú bé 9 tuổi Remi đã lớn lên trong gian khổ. Em chung đụng với mọi hạng người ở khắp nơi trên đất nước. Nơi thì lừa đảo, nơi từ xót thương.
Ban đầu, Remi sống dưới sự dẫn dắt củ ông Vitalis từng trải và đạo đức. Sau khi cụ Vitalis chết bên đường trong cái đói và cái nghèo, Remi đã tự lập và còn đảm bảo sinh sống và biểu diễn cho cả một gánh hát rong.
Cuộc sống của cả đoàn người đã trải qua đủ thứ biến cố. Có những lúc họ phải chịu cảnh đói khổ trong suốt mấy ngày trời. Có lúc lại bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ hơn mười ngày đêm. Có lúc Remi còn bị mắc oan, em bị giải ra trước tòa án và còn bị ở tù. Dẫu vậy, trong bất cứ cảnh ngộ nào, Remi vẫn nhớ như in lời cụ Vitalis chỉ dạy, phải sống gan dạ, tự trọng, không xin xỏ, không dối trá và luôn muốn làm người có ích.
“Gia đình không phải là việc cháu mang dòng máu của ai. Mà là việc cháu yêu thương, chia sẻ, cảm thông và quan tâm đến ai..”
Trên hành trình lang bạt của mình, Remi kết thân với những người bạn vô cùng tốt bụng. Đó là chủ bé Mattia khôn ngoan, lanh lợi, tháo vát, chú là một tài năng nghệ thuật sớm nở và luôn giữ trong mình một tấm lòng vàng. Trong gánh xiếc của cụ Vitalis còn có chú chó Capi khôn như người và sống có nghĩa, có chú khỉ Joli-Coeur liến láu và đáng thương. Tất cả những nhân vật ấy đều dạy cho Remi những bài học về lòng yêu thương và những trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời.
Từ ghép tổng hợp: xinh đẹp, xấu đẹp, trẻ đẹp, tốt đẹp,...
Từ ghép phân loại: đẹp người, đẹp nết, đẹp lòng, đẹp mặt,...
Từ ghép tổng hợp : Bãi bờ, xe cộ, núi non, hoa lá, xa lạ, sách vở, ăn uống, trái cây.
Từ ghép phân loại : Bút bi, anh trai, bà nội, bạn học, xe đạp, đường ray, bánh chưng