K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2016

người mẹ

Nhân vật chính trong văn bản "Cổng Trường Mở ra" là người con

8 tháng 10 2021

người mẹ

8 tháng 10 2021

người mẹ

3 tháng 10 2021

Bạn tham khảo :

“Cổng trường mở ra” cho thấy tấm lòng yêu thương của người mẹ dành cho đứa con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường. Vào đêm trước ngày khai trường, con cảm thấy háo hức nhưng không có mối bận tâm nào khác ngoài việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Ngược lại, mẹ lại không tập trung làm được một việc gì cả. Mẹ dặn mình phải đi ngủ sớm nhưng lại trằn trọc không ngủ được. Bỗng nhiên, người mẹ nhớ lại ngày đầu tiên con đi học hồi ba tuổi đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Cả ngôi trường mới cũng đã quen với thầy cô và bạn bè mới. Từ đó, mẹ nhận ra không phải vì lo lắng cho con đến nỗi không ngủ được. Mà chính vì những kỉ niệm đang ùa về. Và rồi mẹ tin tưởng rằng con đã lớn và sự chuẩn bị chu đáo của con trước ngày khai trường. Có thể thấy mẹ luôn yêu thương và dành cho con sự quan tâm, tin tưởng. Sự kiện ngày khai trường đầu tiên khi con vào lớp Một đã gợi lại trong mẹ kỉ niệm về thời thơ ấu của người mẹ. Ngày đầu tiên khai trường với những hồi hộp và rạo rực. Sau đó, người mẹ nhớ đến ngày khai trường ở Nhật. Ngày khai trường là một ngày lễ trọng đại của toàn xã hội. Cuối cùng, người mẹ đưa ra lời nhắn nhủ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương của người mẹ đối với con.

3 tháng 10 2021

TL:

Cổng trường mở ra” cho thấy tấm lòng yêu thương của người mẹ dành cho đứa con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường. Vào đêm trước ngày khai trường, con cảm thấy háo hức nhưng không có mối bận tâm nào khác ngoài việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Ngược lại, mẹ lại không tập trung làm được một việc gì cả. Mẹ dặn mình phải đi ngủ sớm nhưng lại trằn trọc không ngủ được. Bỗng nhiên, người mẹ nhớ lại ngày đầu tiên con đi học hồi ba tuổi đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Cả ngôi trường mới cũng đã quen với thầy cô và bạn bè mới. Từ đó, mẹ nhận ra không phải vì lo lắng cho con đến nỗi không ngủ được. Mà chính vì những kỉ niệm đang ùa về. Và rồi mẹ tin tưởng rằng con đã lớn và sự chuẩn bị chu đáo của con trước ngày khai trường. Có thể thấy mẹ luôn yêu thương và dành cho con sự quan tâm, tin tưởng. Sự kiện ngày khai trường đầu tiên khi con vào lớp Một đã gợi lại trong mẹ kỉ niệm về thời thơ ấu của người mẹ. Ngày đầu tiên khai trường với những hồi hộp và rạo rực. Sau đó, người mẹ nhớ đến ngày khai trường ở Nhật. Ngày khai trường là một ngày lễ trọng đại của toàn xã hội. Cuối cùng, người mẹ đưa ra lời nhắn nhủ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương của người mẹ đối với con.

~HT~

8 tháng 12 2016

sao ko lên mạng mà tra? Mất công chờ cái này cũng có lúc lâu lắm.

10 tháng 7 2017

1.Em thích nhất câu văn :

"Đi đi con, hãy can đảm lên,...một thế giới kì diệu sẽ mở ra."

Vì nó nói lên sự quan trọng của nhà trường, của buổi lễ khai giảng vào lớp một của mỗi con người, mỗi đứa trẻ.Và nhà trường sẽ là nơi nâng cánh cho những ước mơ trẻ thơ bay cao và xa.Là nơi nuôi nấng những mầm non của xã hội.

2.Theo em,vấn đề nhật dụng trong văn bản "Cổng trường mỏ ra" là vấn đề giáo dục trẻ em.

Vì trong văn bản nói về ngày khai trường đầu tiên của mỗi con người.

3.Nó vô cùng kì diệu, vì:

+ Em nhận biết được bao nhiều điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người.

+ Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô kính mến, với những tình cảm chân thành cao quý và biết bao những kỉ niệm tuổi học trò tinh nghịch.

+ Qua cánh cổng trường, dạy dỗ em thành những người công dân có ích cho xã hội, dạy dỗ em thành những người lính dũng cảm.

+ Cho em thêm hiểu và yêu thiên nhiên , đất nước .

CHÚC BẠN HỌC TỐT !thanghoa

16 tháng 8 2017

Em thích nhất câu văn "Đi đi con , hãy can đảm lên... một thế giới kì diệu sẽ mở ra

Vì trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Em tham khảo:

Cổng trường mở ra là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Lý Lan, tác phẩm đã ghi lại những cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đến trường.n ể bộc lộ nỗi niềm, tình cảm của bản thân, người mẹ đã chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí tâm sự. Với hình thức này, tác giả dễ dàng để cho nhân vật tự bộc lộ các cung bậc cảm xúc khác nhau của mình. Trước hết, nhân vật mẹ là người hết sức chu đáo, yêu thương con. Ngày đầu tiên đến trường là ngày vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ, ý thức được điều đó mẹ đã chuẩn bị cho con hết sức kĩ lưỡng, chu đáo. Sự chu đáo của mẹ thể hiện trong từng hành động nhỏ như “đắp mền, buông mùng, ém góc” mẹ ấu yếm nhìn con ngủ và một lát mẹ lại xem những đồ đã chuẩn bị cho con đã đầy đủ hay chưa. Không chỉ vậy mẹ còn chuẩn bị đầy đủ cho con cả về vật chất và tinh thần. Về vật chất mẹ chuẩn bị: “quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng” để con có thể cảm nhận rõ ràng tầm quan trọng của ngày đầu tiên đến trường, của một cấp học mới. Không chỉ vậy, mẹ còn chuẩn bị cho con về tâm lí, tinh thần: con đã được đi học mẫu giáo, đã biết thế nào là trường lớp, “ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã xếp hàng, tập đi, tập đứng” điều đó đã khiến con không còn bỡ ngỡ về ngày khai giảng long trọng này. Và mẹ cũng tin tưởng vào con có đủ sự bản lĩnh, tự tin để bước vào môi trường mới, làm quen với bạn bè và thầy cô mới. Trong đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không sao ngủ được, phải chăng vì bồi hồi, xúc động trước một ngày trọng đại, người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về đứa con vừa buâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày đầu đến trường của chính mình. Ngày đầu khai trường của con còn làm sống dậy ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đến trường khi còn nhỏ của mẹ: “Ngày mẹ con nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ bước vào” . Qua tác phẩm, đã thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc, sự chu đáo, ân cần của mẹ trước ngày khai giảng của con. Đồng thời thấy được sự quan tâm của xã hội với giáo dục và vai trò của giáo dục đới với thế hệ tương lai, với sự phát triển chung của đất nước.