Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi về quê của em
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không về lại nơi đây, nhân kỉ niệm ngày giỗ vào cuối tuần vừa rồi ba mẹ tôi cho tôi về quê.
II. Thân bài: kể về chuyến về quê
1. Trên đường về:
- Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi k về
- Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường
- Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn
2. Khi về đến quê:
a. Cơ sở vật chất:
- Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối
- Nhà cửa dược sửa mới
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
- trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
3. Khi về quê:
- Không muốn về chút nào
- Em sẽ thường xuyên về quê để thăm quê
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chuyến về quê.
1. Phần Mở bài
- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kĩ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
2. Phần Thân bài
a). Giới thiệu về quê nội
Que nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
b). Kĩ niệm dáng nhớ trên quê nội
Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sửa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.
- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
- Kì nghĩ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.
- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.
Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.
- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.
3. Phần Kết bài
- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phái về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.
Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.
Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web
ban oi minh chi noi đây la cam xúc khi mìn cam thay thương yêu me cua mìn do nha ban
mong ban để y giùm cho tui nha
tui cung ko can ban đây doi tui đâu
tui cung tư biết noi quy roi nguyên phuong thao àaaaaaaaaa
Em tham khảo dàn bài sau nhé:
I. Mở bài
- Giới thiệu về mẹ.
II. Thân bài
1. Nói về hình dáng của mẹ
- Có thể nói năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ có dáng hình như thế nào?.
- Miêu tả khuôn mặt, làn da, mái tóc của mẹ. (Mẹ em có khuôn mặt tròn và làn da trắng mịn. Đôi mắt mẹ đen, dịu hiền. Mẹ có lông mày cong và đẹp như những nét vẽ...).
- Có thể miêu tả về đôi tay của mẹ. Từ đó nói lên sự vất vả của mẹ để chăm sóc cho con mỗi ngày.
2. Tính tình của mẹ
- Mẹ là một người hiền dịu và nhẹ nhàng nhất với em.
- Mẹ tận tụy với công việc và hòa nhã với đồng nghiệp.
- Mẹ nấu ăn rất ngon.
- Mẹ luôn dành tình yêu thương cho mọi người.
- Mẹ sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. mẹ dạy cho em bài học đầu đời đó là bài học về "lòng nhân ái".
3. Ý nghĩa
- Mẹ luôn là nguời yêu thương con cái nhất.
- Mẹ làm tất cả, dẫu có vất vả, khó nhọc cũng luôn mong có được những điều tốt đẹp nhất.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho mẹ.
Hãy viết bằng những cảm xúc thật nhất mà em dành cho mẹ. Chúc em học tập thật tốt!
Từ ghép: nhân hậu, nhân từ, trung thực, hiền lành, sảo quyệt
Từ láy: thật thà, chăm chỉ, đảm đang, thành thật, nết na
Đặt câu : Mẹ em là một người đảm đang
Thạch Sanh là người thật thà tốt bụng . Chàng đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh
Nhắc đến người mà Lý Thông muốn kết nghĩa anh em chắc ai cũng biết đó là thạch sanh trong câu chuyện truyền thuyết thạch sanh.Chàng là thái tử được Ngọc Hoàng sai xuống làm con cho một nhà nông dân nghèo tốt bụng và hiền hậu.Vì thế,thạch sanh lập nhiều chiến công như giết chằng tinh được bộ cung tên vàng ,diệt đại bàng cứu công chúa diệt Hồ Tinh cứu thái tử con trai vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần đánh quân 18 nước chư hầu.Nhờ sự thật thà dũng cảm có lòng vị tha yêu hòa bình công ơn của chàng đã được đền đáp.Chàng cưới được công chúa và được truyền ngôi vua.
Hôm ấy, tôi với tay lấy quyển sách nằm trên cao, không cẩn thận làm rớt một chiếc hộp được đặt phía sau quyển sách ấy. Tôi nhặc chiếc hộp lên. Đó chỉ là một chiếc hộp giấy bình thường nhưng không hiểu sao khi nhìn thấy nó, trong long tôi lại dâng lên một cảm giác vừa thân quen mà cũng vừa xa lạ. Tôi nhẹ nhàng mở chiếc hộp ấy ra. Trước mắt tôi là một chiếc vòng tay nhỏ, nhưng rất dễ thương và hình như là được tự làm ra. Tôi run run đeo chiếc vòng ấy vào tay mình, vừa khít. Bỗng một dòng nước nóng hổi lăn dài xuống gò má tôi. Chiếc vòng làm tôi nhớ đến Phương Linh, cô bạn thân nhất mà tôi có được trong cả cuộc đời. Chiếc vòng là vật gắn kết tình bạn giữa chúng tôi và cũng đã cùng tôi đi qua biết bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu.
Chiếc vòng được làm rất đơn giản. Nó được tết từ mấy sợi chỉ lại, thoạt nhìn như một bím tóc nhỏ vậy. Những chiếc ngôi sao giấy nhỏ mang đủ màu sắc được gắn xung quanh vòng. Những ngôi sao ấy đã được người làm gấp từ những tờ giấy tô màu chứ không phải những tờ giấy đã được in sắn khác. Vì thế không chỉ có màu sắc mà tên đó còn có những hoa văn rất đáng yêu. Không chỉ có ngôi sao mà chiếc vòng còn được gắn thêm những bông hoa, chiếc lá, trái tim,…đều được cắt ra từ giấy. Ở nút thắt được buộc thành hình một chiếc nơ bướm. Có lẽ có một số người nhìn vào sẽ nghĩ đấy chỉ là một đồ vật bình thường nhưng đối với tôi, nó chứa đựng tình cảm của Phương Linh dành với tôi.
Lần đầu tiên gặp bạn, tôi cảm thấy bạn rất dễ nhìn. Mái tóc tết thành hai cái bím, khi lắc cứ đưa qua đưa lại, rất đáng yêu. Còn đôi mắt thì lúc nào cũng sáng lên cả. Tôi đạ bị ấn tượng bởi 2 điểm đó ở bạn. Còn nhớ, câu đầu tiên tôi nói với bạn rằng: “ Chiếc vòng của bạn đẹp quá!”. Thế là chúng tôi quen nhau, tất cả cũng chỉ đơn giản thế thôi. Lúc nhỏ, tôi rất trầm mặc, ít nói. Tôi cũng chẳng biết vì sao, chỉ nhớ khi đó, được ba mẹ cho đi học thêm các nơi, nên tôi luôn nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, sinh ra tâm ý ngạo mạn, đối với ai cũng nghĩ mình là nhất cả. Lâu dần, cũng chẳng có ai muốn nói chuyện với tôi cả. Duy chỉ có Linh. Ở cạnh bạn, tôi luôn cảm thấy ấm áp một cách kì lạ. Bạn đã thay đổi tôi từ lúc ấy.
Chúng tôi cùng nhau vui chơi, học tập, lúc nào cũng dính lấy nhau, tựa như chỉ cần nhìn thấy tôi thì có thể chắc rằng Linh đang nằm trong bán kính 1m quanh đây và ngược lại vậy. Linh rất hoạt bát và năng động. Nhưng thực ra tôi biết, hoàn cảnh gia đình bạn rất khó khăn. Ba mất sớm, mẹ phải làm việc để có tiền nuôi bạn và đứa em chỉ mới 2 tuổi ăn, học. Có khi một ngày còn không đủ 3 bữa cơm. Tiền học của bạn còn phụ thuộc vào một phần từ học bổng dành cho học sinh nghèo hiếu học. Bạn học rất giỏi và lúc nào cũng hòa đồng với người khác. Thấy tôi có vẻ rất thích chiếc vòng, bạn liền đem một hộp nhỏ toàn kim chỉ, giấy, màu vẽ vào để cùng tôi làm. Nói là cả 2 đứa cũng làm chứ cũng chỉ có một mình Linh làm. Từ nhỏ, tôi được ăn sung mặc sướng, có khi nào đụng vào mấy thứ này đâu, còn chưa kể tới tôi vốn đã chẳng có chút hoa tay nào cả. Ngày ngày, chúng tôi cùng ngồi dưới sân trường, hưởng thụ ánh năng ấm áp, cùng làm chiế vòng tay kia. Khi Linh cần gì, tôi liền đưa cho bạn thứ ấy. Bạn rất khéo léo. Đôi khi, tôi dựa theo nét của bạn mà vẽ lại thành mấy cái hình khác rồi nhìn nó vui sướng như thành tựu của chính mình vậy. Rất nhanh, chúng tôi đã làm xong “công trình” của mình. Chiếc vòng gần giống như cái mà bạn đang đeo, đều đúc từ 1 khuôn mà ra. Hôm bạn đeo chiếc vòng vào tay tôi, bạn bảo: “ Từ nay, đôi vòng này sẽ trở thành tín vật của chúng ta nhé. Bạn phải hứa giữ gìn cẩn thận nó đấy!”. Khi ấy, tôi đã trịnh trọng gật đầu, giơ cả tay lên thề rằng: “ Mình hứa chứ!”. Rồi cả hai chúng tôi nở nụ cười vô tư, hồn nhiên nhất. Trong long tôi dâng lên một cảm xúc hạnh phúc khó tả. Chắc là cả đời này tôi cũng không thể quên cái ngày hôm đó.
Ngày nọ, Linh nói với tôi: “ Hay chúng ta cùng đặc 1 cái tên cho đôi vòng này đi!”. Tôi gật đầu đồng ý. Nhưng chúng tôi cả ngày nghĩ nát óc cũng chẳng ra một cái tên nào thật hay, thật đẹp để đặt ra. Hồi ấy, tôi rất yêu thích câu chuyện cổ tích Aladin mà Linh từng kể cho tôi nghe bởi tôi luôn mong muốn sẽ có người cho mình 3 điều ước. Thế là, bí quá, tôi bèn bảo bạn rằng hay là đặt tên “Thần Vòng” đi. Cái tên nói ra nghe kì kì thế nào, ấy vậy mà Linh lại đồng ý lập tức. Vậy là cái tên chính thức được đặt ra cho đôi vòng. Linh nói với tôi: “Thần Đèn chỉ cho 3 điều ước nhưng chắc chắn Thần Vòng sẽ cho bạn vô số điều ước luôn.”. Tôi mãi mãi vẫn ghi rõ điều đó trong long. Vậy là cứ đến những ngày thi, tôi lại cầm chiếc vòng trong tay, âm thầm cầu khấn xin điều ước thi được điểm tốt. Với niềm tin đấy, lần nào tôi cũng làm được điểm tốt cả.
Năm lớp 3, Linh không còn học cùng lớp với tôi nữa. Thế nhưng, chúng tôi vẫn chơi than với nhau như xưa. Ngày nào tôi cũng đeo chiếc vòng bạn tặng, luôn giữ gìn, nâng niu nó còn hơn cả châu báu. Một lần, một bạn nam trong lớp thấy chiếc vòng của tôi, khinh thường bảo: “ Đấy chẳng đáng giá đồng nào cả, còn đeo làm gì nữa. Toàn giấy thôi.” . Tôi bỗng chốc nổi cơn thịnh nộ, không thể kiềm chế được bản thân, tôi lao tới đẩy ngã cậu bạn ấy. Cuối cùng, tôi bị cô la, mời phụ huynh lên mắng vốn, thậm chí về nhà còn bị ăn đòn từ ba nữa. Nhưng tôi lúc đó một tiếng cũng không khóc, vì tôi hiểu rằng chiếc vòng xứng đáng được nhận sự tôn trọng như thế. Hôm sau, lên lớp, được Linh an ủi, tôi bỗng khóc thật lớn, như để trút hết cả nỗi niềm của mình vậy. Từ đó, tôi lại càng quý trọng chiếc vòng hơn nữa.
Lần khác, lớp tôi phải trực vê sinh sân trường. Tôi không cẩn thận thế nào mà lại làm mất chiếc vòng quý báu ấy. Tối hôm đó, về nhà, tôi chẳng buồn ăn cơm, mặc kệ mẹ đang quan tâm hỏi han, lo lắng, tôi trốn vào trong phòng, ngồi khóc bù lu bù loa đến mức thiếp đi. Đến lớp, tôi trốn tránh Linh, sợ bạn phát hiện ra cái bí mất ấy, sẽ giận tôi và không chịu chơi với tôi nữa. Tôi đâu ngờ rằng giờ ra chơi, Linh lại lôi chiếc vòng ra, một lần nữa đeo vào tay tôi. Tôi đứng ngây ngốc nhìn Linh cả buổi. Cuộc sống có những chuyện thật trùng hợp làm sao! Hóa ra, sang đó, đến lượt lớp Linh trực vệ sinh. Bạn bỗng phát hiện ra chiếc vòng bị mắc vào trong thân cây, bèn nhẹ nhàng gỡ nó ra rồi đưa lại cho tôi. Tôi nhìn kĩ thì thấy có một ngôi sao nào đó đã bị rách mất một góc, bỗng tôi thấy trong long dâng lên một cảm xúc đau xót kì lạ. Nghe bạn giải thích, tôi cúi gằm mặt xuống, chắc có lẽ lúc đang tỉa cành không cẩn thận đã bị mắc vào đấy rồi. “ Thế mà còn hứa giữ gìn gì chứ!”- tôi thầm nghĩ. Nhưng sự thật không phải vậy. Bạn chỉ mỉm cười, nói chỉ lần này thôi đấy. Tôi gật đầu lia lịa. Nhìn bộ dạng của tôi trông thật tội nghiệp, chẳng khác nào đứa học trò nhỏ bị bắt quả tang không làm bài về nhà vậy, thế là bạn cười ngất. Phát hiện ra “tình trạng” của mình lúc này, tôi cũng bật cười ha hả. Chúng tôi đã làm hòa với nhau thế đấy. Chiếc vòng của tôi chắc rất yêu thương chủ nhân mình, nên không muốn rời xa tôi bèn kiếm Linh để được trở về bên tôi rồi! Bây giờ nhớ lại, tôi tự cảm thấy thật xấu hổ vì đã lấy “lòng dạ tiểu nhân đo lòng quân tử”, Linh vốn dĩ khoan dung đến thế mà.
Đến cuối năm lớp 3, mẹ Linh bị ốm do kiệt sức vì làm quá nhiều công việc. Thế nên gia đình bạn phải chuyển về quê để được bà ngoại chăm sóc. Chúng tôi phải chia tay nhau. Hôm biết tin đó thì hôm sau bạn đã phải đi rồi. Dường như bạn làm vậy có lẽ bởi vì không muốn tôi phải buồn . Nhưng bạn không biết rằng, bạn làm vậy còn khiến tôi buồn hơn nữa vì trong đầu tôi toàn luẩn quẩn suy nghĩ rằng, tôi đã hoang phí thời gian để được ở cạnh bạn nhiều hơn, học hỏi từ bạn nhiều hơn. Đêm đó, tôi khóc suốt, đến mức mắt đỏ hoe cả. Hôm sau, tôi ra bến xe tiễn bạn, đôi mắt đã khô. Tôi gượng cười thật tươi, tôi chỉ muốn bạn nhớ kĩ hình ảnh tươi cười của tôi mà thôi. Chắc là Linh cũng thế. Hai đứa chúng tôi chia tay nhau mà không tốn cả một giọt nước mắt. Thần Vòng hình như cũng buồn theo chúng tôi. Khi vẫy tay bạn lần cuối, những ngôi sao, bông hoa,… vốn dĩ khi được lắc sẽ xoay tròn nhưng không, nó cũng nằm im như thế. Cứ thế, chúng tôi mất liên lạc với nhau từ đấy.
Sau này, tôi xem chiếc vòng như Linh, ngày ngày tâm sự cùng nó. Nhưng cứ mỗi lần nhìn thấy nó, tôi lại khóc, như lúc này chẳng hạn.Tôi đành phải cất nó vào trong chiếc hộp cùng với cả những kỉ niệm của tôi. Tôi nắm chặt chiếc vòng trong tay, thầm ước nguyện như ngày còn thơ bé rằng sẽ được gặp lại bạn vào một ngày không xa. Có lẽ chúng tôi đã khác xưa nhiều rồi nhưng tôi tin chắc, với chiếc vòng, tôi sẽ tìm ra bạn. Dù thế nào, tôi cũng sẽ luôn dành một phần của trái tim mình cho bạn- người bạn than và tốt nhất mà tôi từng có.
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ởđoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ởđoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
Qua văn bản Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân . Em cảm nhận được vẻ đẹp đọc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô , vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này . Trong bài văn sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo tiêu biểu hấp dẫn người đọc . Qua đó thấy được tình cảm yêu qíu của tác giả đối với mảnh đảo quê hương . Trong bài văn có những câu như : '' Tôi dậy từ canh tư ....'' khi đọc xong , câu đó thể hiệdảo n sáng sớm phải làm việc thể hiện sự cố gắng của tất cả mọi người trên biển đảo Cô Tô nói riêng và những người yêu lao động nói chung
Tick mình nha !!!
đánh mỏi tay quá hà
Trần Quốc Toản
vãi cả bóp "lát"
trả lời:
Trần Quốc Toản