K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2018

bn ơi ko sao chép trên mạng thì lm sao ngồi viết chobn

chưa kể pải nghĩ những câu hay chi tiết hay nx

nên mk sao chép trên mạng.bn tham khảo nha

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.

...army

22 tháng 9 2018

TỚ LÀM  cho

15 tháng 4 2018

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

15 tháng 4 2018

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm

 

17 tháng 9 2021

Dế Mèn tả mình là một chàng thanh niên cường tráng ,ăn điều độ và có thể sắp cầm đầu thiên hạ 

17 tháng 9 2021

 là một chàng dế cường tráng với một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Người của Dế Mèn “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Không chỉ vậy, đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Và hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tiếp đến, Dế Mèn còn được miêu tả qua hành động. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình.

17 tháng 3 2018

Bài này mình làm hồi thi học kì bạn nhé :
Mở bài :

+ Đầu tiên bạn sẽ mở đoạn bằng 1 câu thơ,VD : Những ngôi sao thức ngoài kia,chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con,...

+ Nói lên cảm nghĩ,VD : Mỗi lần nghe thấy những câu thơ này là em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của mình.

Thân bài :

+ Bạn giới thiệu tên mẹ và số tuổi : Mẹ em tên là Lan,năm nay mẹ đã ngoài 40 tuổi

+ Tả hình dáng : 

*Tả khuôn mặt đầu tiên

*Tả mái tóc kèm theo nỗi khổ của mẹ : Bao nhiêu sợi bạc là bao nhiêu lần mẹ lo về em,...

* Tả đôi mắt kèm theo cảm xúc,như là ngập tràn yêu thương mỗi khi em được điểm tốt,...

* Tả chiếc mũi

* Tả đôi môi,VD : Đôi môi luôn mỉm cười,dạy em điều hay ý đẹp

+ Tả quần áo,cảm xúc

Kết bài :

- Dù đi đâu xa nhưng hình ảnh mẹ sẽ in đậm trong trái tim em hoặc em sẽ học giỏi để mẹ vui lòng

P/s : Ko hề chép mạng,mình tự làm

17 tháng 3 2018

Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Và trong bài văn này, em sẽ kể về người mẹ tuyệt vời của em – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời.

Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ có mái tóc đen dài đến ngang lưng và luôn luôn được búi gọn gàng ở đằng sau. Hàm răng đều, trắng bóng và luôn nở nụ cười mỗi khi có điều gì làm mẹ vui. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm…nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt.

Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ.

Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết. Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra truyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.

Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.

Cô giáo em nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà… thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.

18 tháng 2 2018

Trả lời

............

Rồi Bác đi dém chăn 

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

..........

- Đoạn văn trên nằm trong bài văn Đêm nay Bác không ngủ

-Của Minh Huệ

18 tháng 2 2018

Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người từng người một 
Sợ cháu mình giật thột 
Bác nhón chân nhẹ nhàng. 

Anh đội viên mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Đoạn thơ nằm trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

29 tháng 1 2018

câu 1 : 

Nhà em có 1 cây đào . Cây rất đẹp vả ra nhiều hoa . Em rất thích ngắm cây đào.

Câu 2 :

em sẽ đốt hết rừng để người ta không trộm gỗ và phá hoại rừng nữa

29 tháng 1 2018
giúp mjk đi mà hicc
23 tháng 9 2018

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiên sầv lành” và “ác giả ác báo”.

23 tháng 9 2018

minh gui y cho ban , ban hay chep bai thanh giong y , bai do de lam

nho thanh giong la giac an nha

28 tháng 1 2018

                                                                      Bài làm

Từ xưa đến nay , hình ảnh cây hoa mai vàng tươi , cành đào hồng khoe sắc trên bàn thờ tổ tiên hoặc rực rỡ trước sân , trong ngày tết    đến xuân về vốn rất là quen thuộc với con người việt nam chúng ta. Đặc biệt là cây hoa mai được nhân dân miền nam và miền bắc rất     ưa chuộng . Thiếu  mai là thiếu xuân. dù khó khăn thiếu thốn. Người nông dân vẫn cố gắng vun xới đất để cho cây ra hoa đúng dịp giao thừa đón chào năm mới sang

tôi chỉ giúp cái mở bài thôi tôi mà viết hết thì còn lâu mới xong  . bài này tôi được điểm 10 đấy

28 tháng 1 2018

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.



 

4 tháng 1 2019

Bạn lớp mấy