Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thì hãy học đê :)) mỗi tội cùng tuổi mà lại học dưới chúng nó thì hơi bùn
bạn nói luôn bài ra được ko? chứ đống sách vở từ năm lớp 4 lận mik ko moi ra dc! ^_^
Tuỳ khả năng của từng người . Học giỏi thì dễ , học yếu thì khó
1/Tiên học lắc.Hậu học bay.Đập đá quay tay.Tu hành chính quả.
2/Giết gà,dọa khỉ.
3/Chó ăn đá.Gà ăn mắm tôm.
4/Lá lành đùm lá rách.Lá rách đùm lá nát.Lá nát nó đùm cái lá tả tơi.
5/Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.
6/Vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi.
7/Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.
8/Trước lạ sau quen.
9/Với tôi tất cả là hư vô.Chỉ có cá khô là...ăn suốt.
1 . Ông chẳng bà chuộc:
Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tượng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.
2. Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)
Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.
3. Ra môn ra khoai:
Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.
4. Rách như tổ đỉa:
Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói “rách như tổ đỉa.”
5. Rối như bòng bong:
Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu: rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ “rối như bong bong” dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.
6. Sáng tai họ, điếc tai cày:
Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô “họ”thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô “vắt” thì phải kéo cày.
Nguyễn Khuyến, trong bài “Anh giả điếc” có câu:
Trong thiên hạ có anh giả điếc
Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây
Chẳng ai ngờ: sáng tai họ điếc tai cày
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
7. Sẩy đàn tai nghé:
Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu. Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.
8. Sơn cùng thủy tận:
Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)
9. Sơn hào hải vị:
Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…
Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu “Cao lương mĩ vị” (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vị là ngon miệng)
10. Sư tử Hà Đông:
Các thành ngữ này đều dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen.
– Hà Đông là một địa danh Trung Quốc, tục truyền có nhiều sư tử và sư tử cái thường bắt nạt sư tử đực. Ông Trần Quý Thường, bạn thân của Tô Đông Pha, có bà vợ hay ghen. Tô Đông Pha liền làm bài thơ đùa bạn, trong đó có câu:
Hốt kiến Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc phủ tâm mang nhiên.
(Chợt nghe tiếng sư tử Hà Đông rống lên. Đang chống gậy lòng hoảng hốt đánh rơi cả gậy).
11. Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa:
Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị nghi là hái chộm đào. Khi đi qua ruộng dưa, dù dép có bị đứt quai cũng đừng cúi xuống sửa, sẽ bị nghi là hái trộm dưa.
Câu này ý nói tình ngay lí gian, khuyên ta nên đề phòng để tránh bị ngờ oan :
Qua: Dưa, trái dưa, như dưa hấu, dưa leo. Điền: ruộng. Lý: cây lý, cây mận. Hạ: dưới. Qua điền: ruộng dưa. Lý hạ: dưới cây lý. Thành ngữ trên nói đầy đủ là: Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan. Nghĩa là: Nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây lý thì không nên sửa nón.
12. Nằm gai nếm mật:
Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.
13. Năm thì mười họa:
Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ: thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.
Ví dụ:
– Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)
– Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).
(Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).
Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có.
14. Ngựa quen đường cũ:
Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này? Chuyện xưa kể rằng: Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu:
– Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.
Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa: người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.
Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.
15. Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng:
Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.
Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm:
Con ơi nghe lấy lời cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.
Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.
16. Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò:
Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố: xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.
1. Đọc hiểu văn bản (4 điểm)
Cho bài văn sau:
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
- Cháu đã ăn cơm chưa?
- Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? M1
a. Ồn ào.
b. Nhộn nhịp.
c. Yên lặng.
d. Mát mẻ.
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? M1
a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
d. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm M2
Thanh cảm thấy …………………………………………… khi trở về ngôi nhà của bà.
Câu 4: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? M 3
Câu 5: Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? (Viết 4 – 5 câu) M4
2. Kiến thức Tiếng Việt (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? M1
a. Âm đầu và vần.
b. Âm đầu và thanh.
c. Vần và thanh.
d. Âm đầu và âm cuối.
Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? M2
a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
b. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
c. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng.
d. che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng.
Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” M2
a. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)
b. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)
c. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)
d. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)
Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩ của tiếng tiên trong từ đầu tiên: M2
tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết..
Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. M3
Năm nay lên lớp bốn, em phải sử dụng rất nhiều sách, dù đến trường hay ở nhà, bên em đều có quyển sách Tiếng Việt lớp bốn. Đó là quyển sách Bố đã mua cho em từ đầu năm học.
Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài khoảng một gang rưỡi, chiều rộng gần một gang tay của em còn bề dày hơn một phân. Nền sách màu vàng, phía trên là hàng chữ nhỏ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới một chút có hàng chữ Tiếng Việt 4 được in bằng màu đỏ hồng và to đặt trong khung thật gọn gàng. Đa số sách giáo khoa của chúng em đều do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Nhưng đẹp nhất vần là tranh bìa: Các bạn học sinh ngồi quanh cô giáo, trên bàn học là những quyền vở, chác hẳn có nhiều điều mới lạ mà cô đang muốn truyền đạt đến các bạn. Hãy nhìn xem các bạn đang chăm chú, ghi chép những lời quý báu của cô, nhưng thôi chúng ta hãy cùng khám phá những điều mới lạ trong từng trang sách nhá. Bên trong các trang sách là những tờ giấy trắng mịn và dày khoảng 183 trang. Trang đầu là phần hướng dần cách sử dụng các kí hiệu có trong sách. Tiếp theo, sách được trình bày theo từng chủ điểm mà các chủ điếm đó đều được tác giả in thành nhiều hình ảnh, màu sắc rất đẹp, bạn nhìn vào tranh là đã muốn khám phá sâu vào ruột sách. Các phân môn đều được sắp xếp theo thứ tự. Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Mỗi bài đọc đều được minh họa bởi hình ảnh, màu sắc đẹp, hệ thông ghi nhớ, câu hỏi gợi ý đều được bô" trí ngắn gọn, súc tích khiến người học dễ hiểu, dễ nhớ. Và cuối bìa sau của sách màu trắng, có hình logo ngôi sao bạch kim và để giữ quyển sách chắc, cứng ta phải kể đến gáy sách có cùng màu với bìa sách được viền đậm hai đầu và chính giữa là tựa sách.
thấy hay thì
Năm nay em lên lớp bốn. Khi chuẩn bị vào năm học mới, mẹ mua cho em một bộ sách giáo khoa mới tinh. Trong số những quyển sách đó, em thấy nổi bật nhất là quyển sách Tiếng Việt 4 - Tập hai. Em sẽ tả lại nó đề mọi người cùng nghe.
Cuốn sách này của em có hình chữ nhật. Khổ sách có kích thước giống các quyển sách giáo khoa bình thường khác là 24x17 cm. Sách dày hơn một trăm bảy mươi trang. Quyển sách còn mới cứng và thơm phức mùi giấy mới.
Nhìn từ ngoài vào, bìa trước của quyển sách thật đẹp và bắt mắt. Với gam màu hồng tươi chủ đạo, cách bài trí bìa của sách thực sự đã rất hấp dẫn em. Trên cùng bìa sách là hàng chữ màu đen BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Dưới dòng chữ là viền kẻ nhỏ màu trắng, nổi bật lên trên màu hồng là tên cuốn sách TIẾNG VIỆT 4 - TẬP Hai màu đỏ cam. Em quan sát bìa cuốn sách và thấy trên đó là hình ảnh các bạn học sinh đang đứng ngồi quanh bàn. Có lẽ đây chính là hình ảnh một lớp học thu nhỏ của chúng em, các bạn đang say sưa trao đổi trong giờ học Tiếng việt. Phía dưới cùng của trang bìa là hàng chữ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC màu đen.
Mở sách ra bên trong em thấy giấy in trắng tinh, thơm lừng. Trên nền giấy trắng, từng dòng chữ mực đen hiện ra đều đặn thẳng hàng và vô cùng đẹp đẽ. Đây là những trang kiến thức vô cùng thú vị và bổ ích chúng em sẽ được học trong thời gian tới. Bên trong quyển sách em thấy các bài học được sắp xếp theo các tuần, Có những bài tập đọc theo chủ đề thật là hay như: Thương người như thể thương thân, Măng mọc tháng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều....
Bìa sau của sách cũng có chất liệu như ở bia trước. Nhưng bìa sau chỉ là bìa trổng và được in các thông tin cần thiết lên trên. Phía trên, bên trái có in hình một chiếc huân chương còn bên phải là hình lô-gô của ngành Giáo dục. Ở bên dưới là một ô hình màu hồng đậm, trong đó ghi tên những cuốn sách giáo khoa lớp 4, Phần giá tiền và mã vạch của cuốn sách được sắp xếp ngang nhau ở phía dưới cùng.
Quyển sách Tiếng Việt này sẽ giúp em có được những bài học thật hay. Giúp em hiểu rõ hơn về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Em rất thích nó và sẽ giữ gìn thật cẩn thận. Em sẽ lấy bìa bọc vở ni lông để bọc sách lại cho sách luôn sạch sẽ và mới.
k nha!!!
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2021
Nhi thân mến!
Từ ngày cậu theo gia đình chuyển về Nha Trang đến nay, mình không nhận được tin tức gì của cậu cả. Mình nhớ cậu lắm. Sáng nay, bỗng có một phong thư lạ, mở ra xem, hóa ra là thư cậu. Mừng quá! Mình vội viết thư hồi âm cho cậu đây!
Nhi ơi! Từ ngày về trường mới tới nay cậu học tập ra sao? Có còn giữ ngôi vô địch môn Toán như hồi ở Hà Nội không? . Nhưng nói thế cho vui chứ thiên hạ còn lắm người tài giỏi hơn mình, có phải thế không Nhi ? Sức khỏe của cậu dạo này thế nào rồi? Môi trường học tập của cậu tốt chứ?
Mình và gia đình mình vẫn khoẻ . Môi trường học tập của mình bây giờ rất tốt .Mình vẫn học tốt như hồi cậu còn ở đây. Hôm thi giữa kì mình được điểm 10 môn toán và điểm 9 môn tiếng việt đấy Nhi. Còn cậu , cậu được bao nhiêu điểm?
Thôi, thư đã dài rồi hẹn lần sau nhé! Mình chúc gia đình Nhi hạnh phúc nhé.
Bạn thân của cậu
Lê Thanh Huyền
Bạn tham khảo nhé
Ngọc An thân mến!
Kể từ ngày cậu theo gia đình chuyển vào Huế, chúng mình chưa có dịp nói chuyện với nhau. Hôm nay, tớ viết thư để hỏi thăm cậu và kể cho cậu nghe tình hình của lớp.
Cậu và gia đình có khỏe không? Tớ và các bạn trong lớp vẫn khỏe. Bọn tớ đang chuẩn bị thi học kì II nên học hành rất bận rộn. Kì này, học sang phần phân số, tớ thấy nhiều bài khó quá. Bạn “sếp” Nguyên của lớp vẫn học giỏi Toán nhất lớp, bạn ấy tính nhẩm phần quy đồng mẫu nhanh ơi là nhanh. Giờ tớ thích học tập làm văn cậu ạ. Hôm thi giữa kì, tớ được điểm tuyệt đối bài tả cây bóng mát. Cô đọc bài của tớ và của Minh Trang cho cả lớp nghe. Hôm qua, giờ Mĩ thuật lớp mình học bài vẽ phong cảnh, tớ đã vẽ bức tranh khu phố nhà mình. Tớ vẽ hàng hoa sữa trắng xóa những chùm hoa, tớ vẽ cả ngôi nhà xanh dương của cậu nữa đấy. Vào trong đó, cậu đã quen với lớp mới chưa? Khi nào hồi đáp thư tớ, cậu nhớ kể cho tớ nghe về các bạn mới nhé. À, cô Mai đã “treo” phần thưởng cho cả lớp cậu ạ. Nếu ai thi cuối kì được điểm giỏi hết thì cô sẽ tặng một món quà đặc biệt. Cô có kể cho chúng tớ nghe về mảnh đất cậu đặt chân tới, cô nói Huế rất đẹp, rất thơ mộng. Đặc biệt, món ăn Huế vô cùng hấp dẫn. Tớ háo hức một ngày không xa mình có thể tới đó.
Đợt vừa rồi, trường mình tổ chức hội chợ, vui lắm An ạ. Lớp mình cũng tham gia bán hàng, nào sách, nào đồ chơi. Bạn Chi béo bán đồ ăn, nhiều khách hàng mua lắm. Bạn Lê còn bán những vòng đeo tay xinh xinh mà tớ với cậu thích, tớ đã mua một đôi. Hè này, cậu mà về thăm Hà Nội, tớ sẽ tặng cậu một chiếc.
Tuy thư chưa dài, nhưng tớ xin bút tại đây. Chúc cậu luôn mạnh khỏe và may mắn! Dù không còn gần nhau, chúng mình vẫn cùng cố gắng học tập để thực hiện ước mơ nhé.
Mong sớm nhận được hồi âm của cậu!
Bạn thân của cậu,
Lan Hương
mình lớp 4
mình học lớp 4 nè