Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích: Cái tết của mèo con của tác giả Nguyễn Đình Thi.
– Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
– Một số đặc điểm nhận biết truyện Cái tết của mèo con là truyện đồng thoại: Đây là câu chuyện được viết cho thiếu nhi. Tác giả lấy loài vật (con mèo) làm nhân vật. Nhân vật con mèo trong câu chuyện được nhân cách hóa nhưng vẫn có những sinh hoạt phù hợp của con mèo ở ngoài đời thường, không xa rời cái nhìn thói quen của bạn thiếu nhi.
– Một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật con mèo:
Ngoại hình: Mèo Con tìm được một chỗ nắng ấm, nằm sưởi. Nó giũ lông một hồi, cho hết bụi tro, rồi nằm liếm mình, liếm chân, tỉ mỉ, cho đến lúc trắng nõn hết cả. Xong nó nằm im lim dim mắt, gừ gừ, nghĩ lại chuyện đêm qua. Và chú Mèo Con ngủ một giấc lúc nào không biết.Hành động: Mèo Con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, Mèo Con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động – nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, Mèo Con chồm ra. Hụt rồi!
Lời nói:Mèo Con vẫn không chịu ăn.– Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi.Mối quan hệ với nhân vật khác: Mèo ở nhà bà và Bống.
– Cảm nhận của em về nhân vật con mèo: kể về chú mèo đáng yêu với chiến công đầu tiên của mình, là bài học về lòng dũng cảm và sự đoàn kết trong cuộc sống dành cho các bạn nhỏ. Từ một chú Mèo Con còn non nớt, còn run sợ trước cái ác, nhưng chỉ qua một đêm, chú đã vươn mình trưởng thành như thế nào.
Hàng ngày, chăm sóc cây trong khu vườn nhỏ xanh lá đã trở thành niềm đam mê của ông tôi. Khu vườn không rộng lắm nhưng có bao nhiêu là cây. Nào hàng cây ngọc giá, xương rồng, song mây. Thêm vào đó, hàng phong lan khoe sắc hoà cùng vẻ đẹp của những khóm hồng nhung đang độ chớm nở...
Thoạt nhìn có lẽ ít ai nghĩ ông tôi đã ngoài sáu mươi, vẫn bộ pijama cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông chậm rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng khom khom cúi xuống, ông bắt tay vào công việc của mình. Tỉa lá bắt sâu vẫn là những công việc ông yêu thích nhất. Tiếng kéo cắt lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi nheo lại, cố tìm những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông tóm lấy nó. Gã sâu ấy có nguy trang khéo thế nào đi nữa thì vẫn không qua nổi mặt ông. Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa trên tay tưới cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu. Nước tuôn xuống như cơn mưa thu nhỏ. Cành lá vươn ra uống dòng nước trong vắt, mát lành để được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Trên cái trán đầy nếp nhăn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng hình như ông không cảm thấy mệt, vẫn cặm cụi với khu vườn, với niềm dam mê muôn thuở. Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chỉ biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ bàn tay ấy cả. Những ngón tay gân guốc, rắn chắc khéo éo nắn sửa từng cây thế vịn. Nắng lên cao, ông cũng đã thấm mệt. Tựa mình vào chiếc ghế mây, thưởng thức tách trà nóng, ông khẽ đẩy cặp kính lên ngắm lại “tác phẩm” của mình. Cơn gió thoảng qua, dịu mát như làm vơi đi mệt mỏi, chưa bao giờ ông ngắm “tác phẩm” lâu đến thế. vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện.
Dường như cái dáng gầy gầy cặm cụi với khu vườn của ông đã khắc sâu vào :rí nhớ tôi như một điều kì diệu. Mỗi lần xem ông chăm sóc khu vườn là một lần tôi được cảm nhận một lần ông được say mê với tuổi già.
Ông tôi đã về hưu được gần hai năm nay. Kể từ ngày nghỉ hưu, người bạn gắn bó với ông nhất là mảnh vườn nhỏ trước nhà. Tôi rất thích ngắm ông lúc ông làm vườn.
Sáng nào cũng vậy, từ tờ mờ sáng, khi chú gà trống của nhà nhảy phắt lên đống rạ cất tiếng gáy chào ngày mới thì nội tôi cũng dậy. Bao giờ cũng thế, việc đầu tiên của ông là ra mảnh vườn thương yêu như để xem đêm qua, cây cỏ trong vườn có ngủ ngon giấc hay không. Ông chăm chút cho từng sinh thể dù nhỏ bé nhất của khu vườn. Ngày nào ông cũng gánh nước tưới cho cây. Ông bắt sâu, tỉa cành cho từng khóm cây. Ông rào vườn cẩn thận để đề phòng những chú gà nghịch ngợm lúc nào cũng hăng máu muốn nhảy vào vườn. Niềm vui của ông gửi trọn cả vào khu vườn nhỏ.
Sáng nay, người bạn già cùng đi bộ đội với ông mang tặng ông cây bưởi Đoan Hùng mang về từ tận Phú Thọ. Ông rất trân trọng và quý món quà này. Chờ đến chiều, khi trời râm mát, ông mới mang cây bưởi nhỏ ra vườn. Ông không trồng ngay mà còn đi tìm khoảng vườn nào thích hợp nhất với nó. Rồi ông lặng người đi như để nói với cả một quần thể về sự hiện diện của một thành viên mới. ông dùng cuốc đào một hốc đất khá rộng, ông đã gần bảy mươi tuổi nhưng do tập thể dục thường xuyên nên còn rất khỏe. Từng nhát cuốc bổ xuống đầy dũng mãnh. Rồi ông cẩn thận đặt cây bưởi nhỏ xuống như trao cho nó một sự sống thiêng liêng. Ông tôi không quên cho vào gốc cây một ít phân xanh để cây lấy chất dinh dưỡng ban đầu. Rồi ông lại dùng cuốc xới cho đất thật nhỏ, thật tươi rồi vun đất vào đầy gốc cây bưởi. Ông đi lấy nước đầy chiếc bình ô doa rồi tưới ướt đẫm gốc cây. Xong xuôi, khi cây đã đứng vững, ông lấy cọc rào xung quanh gốc cây để giữ cho cây đứng vững và bảo vệ cây khi còn non. ông làm việc một cách say mê. Mồ hôi đã vương đầy trên trán, thấm đầy chiếc áo nâu giản dị. Nhưng dường như ông vẫn không hề biết mệt mỏi. Cái dáng người nhỏ nhưng săn chắc với mái tóc bạc của một ông cụ gần bảy mươi tuổi như nổi bật trong khu vườn đầy cây trái. Bộ râu dài trắng như cước của ông khiến nhiều lúc ngắm ông làm việc tôi cứ ngỡ như đang gặp một tiên ông bỏ cuộc sống tiên giới xuống trần gian vui thú điền viên. Nước da hồng hào của ông làm cho tôi thấy ông dường như không có tuổi già. Mặt trời cũng đã lặn từ lâu. Cây bưởi nhỏ ông vừa trồng như đã tràn đầy sức sống. Bàn tay cần mẫn của ông như truyền nhựa sống cho cả khu vườn.
Nội tôi thật giản dị trong cuộc sống tuổi già. Những mầm non ông ươm trong khu vườn cứ ngày một lớn lên và xanh thêm. Những lúc ngắm nhìn ông làm việc, tôi có thể cảm nhận được một tình yêu và sự say mê với những gì ông đã làm.
ở câu chuyện Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng các danh từ Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng lại được viết hoa vì mỗi bộ phận là đại diện cho mỗi nhân vật rõ ràng ,đều có tính cách ,hành động và lời nói trong câu chuyện đó nên phải viết hoa (như tên người ,tên nhận vật trong câu chuyện bình thường)
Chúc bn học tốt!~
Câu hỏi của OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến
Câu này mk trả lời rồi nhé :))
- Trong bài, các danh từ Chân, Tay, Rai, Mắt, Miệng được viết hoa vì đây là danh từ chung hay là tên riêng chứ không phải danh từ chỉ một bộ phận trên cơ thể. Tác giả đã sử dụng những danh từ này thành nhân vật trong truyện nên danh từ thành tên riêng vì thế chúng phải viết hoa.
Bài 2:
Mỗi ngày, khi bước vào lớp học của mình, em đều có một cảm giác thật thân quen, gần gũi. Em gắn bó với lớp học của em đã gần một năm nay.Lớp em nằm ở dãy lầu hai vì chúng em đã lớn, có thể di chuyển nhanh chóng khi lên xuống sân trường mỗi ngày. Nhờ lớp ở giữa dãy nên chúng em lên xuống hai bên cầu thang, bên nào cũng thuận tiện. Diện tích lớp tương đối rộng, chúng em có thể ngồi và di chuyển một cách thoải mái. Tường được quét vôi màu xanh lơ trông thật dịu mắt. Chúng em cố gắng giữ cho bức tường sạch sẽ. Vì thế có bạn nào viết vẽ bậy lên tường, chúng em đều kịp thời nhắc nhở. cửa lớp được làm bằng gỗ, sơn màu xanh dương, mỗi khi ra về bạn tổ trưởng không quên khép nó lại.Bước vào lớp là ta thấy ngay bục giảng. Bục giảng được xây cao bằng xi măng, bên ngoài được tô lớp đá mài màu xanh lá cây. Góc trong của bục giảng được xây to hơn thành hình chữ L để đặt bàn giáo viên ở đó. Vì vậy ngồi trên bàn, cô giáo có thể quan sát rõ học sinh cả lớp. Phía trên bục giảng là một tấm bảng đen lớn được chia làm ba phần, ở giữa cô dạy bài mới, bên trái ôn bài cũ và bên phải là cô dặn dò bài chuẩn bị kì tới. Tấm bảng đen rất mịn, khi cô viết thì những dòng chữ bằng phấn hiện ra thật rõ ràng, đẹp dẽ. Cạnh bảng phía dưới có một cái gờ nhô ra đùng để phấn, giẻ lau và hứng bụi phấn rớt xuống dó. Trên cái bục giảng này, chúng em thường xuyên lên quét dọn, lau chùi và làm bài tập.Bàn ghế ở phòng học được kê làm bốn dãy. Mỗi dãy có sáu cái bản, mỗi bàn ngồi được hai học sinh. Bàn ghế được ốp mi-ca màu vàng có vân trắng, trông thật đẹp mắt. Ghế được đóng dính vào bàn trông rất gọn. Phía trên bảng đen, nơi cao nhất là ảnh chân dung Bác Hồ. Dưới một chút là dòng chữ in màu đỏ “Tiên học lễ hậu học văn". Nơi góc bảng bên phải có một ô vuông nhỏ ghi tên lớp, số bạn hiện diện, vắng mặt mỗi ngày. Bức tường cuối lớp được trang trí bởi dòng chữ: “Thầy dạy tốt, trò học tốt" cũng bằng màu đỏ. Kế đỏ là tấm bảng danh dự được lớp em trang trí bông hoa, màu sắc rất đẹp. Tên của năm bạn học giỏi nhất lớp theo từng tháng điểm sẽ được trang trọng ghi lên đó. Gần bên là bản tin ghi thống báo hoạt động của lớp. Dưới góc lớp có thùng rác, chổi và ki hốt rác.Vì chăm giữ vệ sinh nên lớp em từ ngoài vào trong luôn sạch sẽ. Chúng em luôn nhớ câu “Nhà sạch thì mát” đã từng được học. Cô giáo từng khen chúng em về vấn đề này. Em coi lớp như ngôi nhà của mình. Mỗi lần bước vào lớp, em lại có một cảm giác ấm áp, thân quen như gặp lại người bạn thân thiết cùng học tập, vui chơi suốt một năm học.
Đặc điểm nhân vật Thạch Sanh:
- Lai lịch: là thái tử được Ngọc Hoàng sai xuống làm con của hai vợ chồng dưới nhân gian tuổi già mà chưa có con.
- Hoàn cảnh: mồ côi cha từ khi mới sinh, lớn lên được mấy tuổi thì mẹ mất.
- Số phận: lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc cây đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa cha để lại.
+ Khi bắt đầu biết dùng búa, được thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
- Lời nói: lễ phép, nhân hậu, có chí khí của người đàn ông mạnh mẽ thực thụ.
- Hành động:
+ Giết chằn tinh.
+ Vào hang sâu cứu công chúa, bị Lý Thông đa mưu tính kế hãm hại và cứu giúp con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt dưới hang.
+ Được tặng cây đàn thần rồi chàng lại về gốc cây đa.
+ Thạch Sanh bị vu oan lấy trộm của cải trong hoàng cung, bị bắt vào ngục, chàng lấy đàn gảy và làm công chúa yêu thích tiếng đàn của mình.
+ Được công chúa kêu đến, trước mặt mọi người chàng giải bày hết mọi chuyện và nỗi oan của mình.
+ Cuối cùng chàng cưới được công chúa và đánh đuổi quân 18 nước chư hầu ra khỏi lãnh thổ.
- Tính cách: chân thật, chính trực, có tài năng, khiêm tốn, giản dị không tham lam vật chất, có sự mưu trí,...
Thông điệp từ nhân vật Thạch Sanh: sống nên ngay thẳng, tốt đẹp, nhân hậu, có tài năng, sức lực thì cuối cùng bản thân sẽ nhận được tương lai hạnh phúc trọn vẹn.
Rảnh à
?/.>,,,< o.0