Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ “trùm sò” trong câu Lợi là thằng "trùm sò" nổi tiếng trong lớp tôi để chỉ người luôn trục lợi cho mình.
Tham khảo
Trùm sò Trùm sò là người có rất nhiều tiền. Thời xưa, loài người (người dân ven biển) chưa đúc tiền kim loại (kim sử dụng vỏ sò làm vật trung gian quy đổi hàng hóa. |
Tham khảo
Sau khi đọc xong truyện “Thánh Gióng”, em cô cùng ấn tượng với hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt”. Đây là một trong những chi tiết kì ảo và bất ngờ nhất trong truyện. “Tráng sĩ” ở đây là hình ảnh biểu tượng về người thanh niên cường tráng và khỏe mạnh. Qua hành động vươn vai từ một cậu bé, bỗng trong một chốc lát lại biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng là phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Đó cũng chính là khát vọng của nhân dân gửi gắm về người anh hùng với trách nhiệm và sứ mệnh bảo vệ quê hương. Chi tiết kì ảo nhưng giàu ý nghĩa này đã khơi gợi tinh thần xông pha, quyết tâm đánh thắng giặc với một ý chí và sức mạnh phi thường.
Em thích nhất là chi tiết hình ảnh Thánh Gióng bất chợt để roi sắt bị gãy , Gióng bèn nhổ những bụi trẻ để đánh tiếp.
Cảm nhận của em về hình ảnh:
- Thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy, tài dũng song toàn của vị anh hùng.
- Tính giỏi giang, mạnh mẽ, yêu nước của Thánh Gióng đáng được ca ngợi.
- Mang ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong muốn của nhân dân ta về sự thông minh nhanh nhạy trong thời yếu học.
- Thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng cao của nhân dân ta.
- Em vô cùng thích cách ứng biến trong mọi tình huống của Thánh Gióng.
Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến "cuộc sống con người luôn gắn bó với thiên nhiên". Từ xa xưa, khi chưa có sự phát triển của công nghệ. Con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào những gì thiên nhiên ban tặng: đất nước, không khí, lương thực.... Dù hiện tại đã bước vào kỉ nguyên số với rất nhiều tiện nghi nhưng con người không thể sống tách biệt với thiên nhiên. Có thể nói đối với con người thiên nhiên là một người mẹ vĩ đại nuôi dưỡng con người có thể tồn tại đến ngày hôm nay. Bên cạnh đó thiên nhiên là thần dược xoa dịu tâm hồn con người sau chuỗi ngày mệt mỏi. Thật đáng buồn khi ngày nay con người đang tàn phá thiên nhiên nghiêm trọng. Chính vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên vì bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.
“Cuộc sống của con người luôn gắn bó với thiên nhiên” là vừa đúng mà cũng vừa sai. Đối vớ người dsaan sống ở vùng nông thôn thì thiên nhiên đã quá đỗi quen thuộc với họ từ những dòng sông, con kênh cho lũ trẻ trong xóm tắm vào mỗi buổi trưa hè nắng nóng hay những cánh đồng rộng lớn gắn với mùa hè nóng bốc lửa của những người nông dân và buổi chiều vui vẻ của lũ con nít trong xóm hùa nhau đi bắt dế. Tất cả đều dệt nên 1 khung cảnh tươi đẹp, bình yên và gần gũi đến lạ thường của con người với thiên nhiên. Còn ở thành thị, phố xá đông đúc, khắp mọi nơi chỉ là nhà cửa. Chúng nằm san sát nhau từ chung cư, đến nhà cấp 4 hay biệt thự cũng có. Có nhiều người mãi mê chạy theo công việc và ngành kinh tế cũng phát triển, làm thải ra môi trường nhiều khí độc từ nhà máy, ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên và dần dần, họ chẳng còn là 1 người bạn đẹp trong mắt tất cả những thứ quen thuộc sống bên cạnh họ - thiên nhiên màu mỡ, tốt tươi. Vì thế, từ đây, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn những nơi có thiên nhiên tốt lành, tươi đẹp và hạn chế những ống khói ở nhà máy thải ra các chất độc hại mà hủy hoại thiên nhiên.\
Không hay thì thôi nha bạn!
Em thích hình ảnh: "ngọn tre cong gọng vó, kéo mặt trời lên cao"
Vì từ hình ảnh đó cho em hình dung ra hình dáng cây tre sinh động được nhân hóa, đồng thời em thấy được hành động từ sự "cong" của cây tre trong gió rì rào mà làm cho người ta nhìn bầu trời thêm cao hơn qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ "kéo" của tác giả. Tất cả như hiện ra một bức tranh đẹp, sâu sắc trước mắt em khi em mường tượng.
Trong những nhà thơ gần gũi, gắn liền với quê hương, đất nước, không thể không nhắc đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Thơ của ông thấm đượm tính giản dị, gần gũi với nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong những tác phẩm của ông, bài thơ "Hạt gạo làng ta" đã gửi gắm thông điệp sâu sắc cho người đọc. Bài thơ đã cho thấy sự trân quý, giữ gìn hạt gạo của nhà thơ. Từ đó, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu quý đến những người nông dân đã làm ra hạt gạo để mỗi bữa cơm chúng ta có được những hạt cơm thơm ngon để ăn. Những người nông dân ấy vất vả, một năng hai sương mới có thể trồng lên những hạt lúa thơm ngon như vậy. Hạt gạo làng ta không chỉ mang giá trị vật chất, phục vụ đời sống còn người mà nó còn mang cả giá trị tinh thần vô giá, thể hiện sự trân trọng và nâng niu những thành quả do con người làm ra. Như vậy, khi đọc xong bài thơ, dư âm của nó vẫn còn âm vang và để lại nhiều ý nghĩa trong lòng độc giả.