Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm '' Vợ Nhặt '' của Kim Lân từ đó liên hệ nhân vật Thị Nở trong '' Chí Phèo '' của Nam Cao và nhận xét về cảm hứng nhân đạo của hai nhà văn.
1. Mở bài
- Đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong văn học
- Dẫn dắt phạm vi vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- Sự gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn
2. Thân bài
Bước 1: Giới thiệu về tác giả tác phẩm và đối tượng nghị luận. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật
+ Kim Lân, Vợ nhặt, nhân vật thị
+ Nam Cao, Chí Phèo, Thị Nở Vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật: Thị ( Người vợ nhặt) và Thị Nở
Bước 2: Nghị luận tổng hợp
* Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:
- Đằng sau vẻ rách rưới là một khát vọng sống mãnh liệt (phân tích - chứng minh)
- Đằng sau vẻ chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực (phân tích - chứng minh)
- Niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống trong tương lai (phân tích - chứng minh ở đoạn cuối truyện)
- Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật - đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, éo le, cảm động; Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật được thể hiện thông qua các chi tiết: hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng; Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, kể chuyện hấp dẫn.
* Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- Thị Nở một người phụ nữ với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, tính tình vô duyên, ba mươi tuổi vẫn trong tình trạng ế chồng nhưng từ khi gặp gỡ và sống chung với Chí Phèo, những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật bắt đầu ngời sáng:chân thật, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương Khác với những con người ở làng Vũ Đại, thị Nở đến với Chí Phèo tự nhiên mà không một chút định kiến. Nhờ những phẩm chất ấy, Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo trở về với con đường lương thiện (phân tích - chứng minh)
- Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.
- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật tương phản giữa ngoại hình và phẩm chất, tính cách điển hình, cách miêu tả nhân vật tinh tế
Bước 3: Đánh giá
* Điểm chung trong khám phá vẻ đẹp
- Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.
- Ca ngợi, khẳng định phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn của người lao động, bộc lộ niềm tin mãnh liệt: dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp tâm hồn của họ vẫn ngời sáng.
- Sự cảm hóa, thức tỉnh con người bằng tình yêu thương
* Điểm riêng trong khám phá vẻ đẹp
- Kiểu nhân vật của Kim Lân: đặt nhân vật trong hoàn cảnh đặc biệt
- Kiểu nhân vật của Nam Cao: kiểu nhân vật tương phản giữa ngoại hình và tính cách
* Lý giải nguyên nhân
- Hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh lịch sử: Chí Phèo viết trước cách mạng trong hoàn cảnh đêm tối của xã hội Việt Nam đương thời. Còn Vợ nhặt viết sau năm 1945 khi quần chúng đã được cách mạng giải phóng.
- Phong cách nghệ thuật của hai nhà văn
* Đánh giá khái quát:
- Là một sự gặp gỡ tình cờ trong quan niệm của hai nhà văn về vẻ đẹp con người
– đó là tính nhân văn, sự nhìn nhận đa chiều của văn học đã ngấm trong tư tưởng của Kim Lân và Nam Cao.
- Thông qua hai nhân vật kể trên, người đọc sẽ có sự nhìn nhận đa chiều hơn thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của hai nhà văn với những vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tam. Đó là sự nối tiếp xuất sắc của Nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của văn học Việt Nam.
3.Kết bài
- Vẻ đẹp tâm hồn của con người là đích đến của người sáng tác và văn chương nghệ thuật muôn đời
- Khẳng định vị trí của hai nhà văn trong nền văn học Việt Nam
Ai cũng có ước mơ cho riêng mình. Biết ước mơ là một điều thật hạnh phúc. Nhưng theo đuổi ước mơ để nó trở thành hiện thực còn đáng trân trọng hơn. Tôi cũng có ước mơ cho riêng mình: ước mơ trở thành ca sĩ. Có lẽ niềm đam mê ấy trong tôi chẳng bao giờ tắt.
Từ khi còn nhỏ,tôi đã được xem trên vô tuyến rất nhiều những chương trình văn nghệ. Tôi cảm thấy thật thích thú khi nghĩ đến việc được đứng trên sân khấu. Đó là một nơi rộng rãi, tuyệt đẹp khi được trang trí hoa văn, màu sắc, rực rỡ những ánh đèn pha màu làm nổi bật lên người biểu diễn. Họ được khoác trên mình những bộ cánh lộng lẫy, đẹp đẽ. Tiếng ca của họ ngân lên, lúc trầm, lúc bổng làm cho mọi người phải lặng yên lắng nghe, ngước nhìn và dành tặng họ những tràng pháo tay tán thưởng. Chính khoảnh khắc ấy khiến tôi lần đầu tiên mơ ước về nghề ca sĩ.
Sau này, khi lớn hơn, tôi hiểu rõ hơn về nghề này. Như bao nghề khác, nó chẳng hào nhoáng như tôi đã từng nghĩ. Người ca sĩ cũng phải làm việc vất vả, cực nhọc, luyện tập ngày đêm và phải được mọi người ủng hộ mới có được chỗ đứng trong lòng khán giả. Từng phút, từng giây trên sân khấu, họ đem tiếng hát của mình mang lại niềm vui cho mọi người. Dù khó khăn, vất vả nhưng càng biết thêm về nghề này, tôi càng yêu nó hơn. Tôi yêu nghề không bởi vì nó nổi tiếng, nhiều tiền, sang trọng mà là vì tôi thích được cất giọng lên góp vui cho cuộc sống. Và rồi khán giả sẽ lắng nghe và theo dõi tôi. Mỗi khi nghĩ đến đó, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
Ước mơ của tôi tuy khó thực hiện nhưng môi trường học tập này luôn tạo điều kiện cho tôi. Mỗi tuần tôi đều đi sinh hoạt câu lạc bộ Âm nhạc và được các thầy cô chỉ bảo nhẹ nhàng, tận tình từng nốt nhạc, khúc hát. Đó như một cái đà giúp tôi thực hiện ước mơ này. Bên cạnh đó, tôi còn có gia đình, thầy cô động viên. Tập hát là một môn văn thể mỹ, vì thế nó sẽ chiếm một phần thời gian học tập của tôi. Nhưng bố mẹ vẫn ủng hộ tôi. Khi tôi đi biểu diễn, bố mẹ đi cùng và xem tôi diễn. Những lúc ấy, tôi thấy ấm áp vô cùng. Tôi không còn run nữa, mà tự tin hơn hẳn. Cả cô giáo tôi cũng vậy. Tuy đi văn nghệ sẽ làm gián đoạn đến các tiết học chính khóa. Vậy mà cô lại tin tưởng tôi có thể hoàn thành tốt cả hai công việc và sẵn sàng để tôi tham gia tập luyện. Tôi có cảm giác, niềm đam mê ấy không chỉ của riêng tôi, mà còn là của người thân tôi nữa vậy.
Có đôi lúc, tôi mường tượng đến khi ước mơ của tôi đã trở thành sự thật. Và ngay thời điểm này, ở chính sân khấu của ngôi trường Trần Văn Ơn đây, tôi biểu diễn phục vụ các bạn. Nhìn xuống, tôi thấy gương mặt các bạn rạng rỡ, tươi tắn, thích thú vô cùng. Dường như những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của các bạn biến mất. Và rồi khi lớn, đứng trên một sân khấu hoành tráng, tôi sẽ đem tiếng hát của mình xua tan đi những bộn bề, phiền muộn hằng ngày của những người luôn đầu tắt mặt tối, hết lòng vì công việc và giờ họ được thư giãn. Tiếng hát đó sẽ không chỉ mang đến cho những thành phố nhộn nhịp, sáng rực ánh đèn sân khấu, mà còn là vùng hải đảo xa xôi, miền núi hẻo lánh, hiểm trở, để giúp người dân nơi đây thêm lạc quan, vui vẻ hơn trong công việc. Tôi sung sướng làm sao khi được dùng tài năng của mình giúp ích cho đời.
Trên con đường thực hiện ước mơ, tôi sẽ còn gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi tin chắc, bố mẹ, thầy cô và bạn bè luôn luôn ở bên giúp đỡ tôi. Và tôi sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để một ngày không xa, ước mơ của tôi sẽ trở thành hiện thực hay dù chỉ là một thành công nho nhỏ.
Tôi nghĩ rằng, không chỉ riêng tôi, mà cả bạn và tất cả mọi người đều có những ước mơ thật cao đẹp cho riêng mình. Hãy nung nấu, theo đuổi ước mơ đến cùng, rồi bạn sẽ thành công. Thành công không phải là một ngôi sao sáng rực trên bầu trời, mà là khi bạn đặt niềm tin và nỗ lực hết mình vào việc đó, tức là bạn đã thành công.
C1:
Những hình ảnh mang ý nghĩa từ trưng là:
" lá thư không địa chỉ", "con tàu không lửa than" , " khoảng vô biên " , " đảo lạ trong khói mờ"
C2:
Nhận thức của anh:
+" xưa" : viển vông,mơ mộng suy nghĩ tới những nơi xa vời , thích lời nói hay ,đẹp
+" nay" : anh chỉ tin những nhành cây trong tầm hái con người.... những ngôi nhà ở dc bên trong. thích lời nói đúng ,nhận thức dc những chân lí giản đơn k còn hão huyền như xưa.
C3: Chỉ ra : "Những" , " có thể"
Tác dụng : Làm cho sự miêu tả phong cảnh , sự vật thêm sự nối kết với nhau , làm cho từng câu thơ như đồng nhất với nhau giúp cho sự diễn đạt trong câu thơ của tác thêm phần hay , gợi hình , gợi cảm hơn.
C4:
Nếu được chọn theo 2 cách sống trên e sẽ chọn cách sống "nay" bởi con người muốn có được thành công thì không thể nào chờ đợi vào may mắn hay phụ thuộc vào người khác
+Muốn biến ước mơ thành hiện thực, con người cần "tự lực cánh sinh" chứ k phải ngồi mơ ước suy nghĩ viển vông.
🥰🥰🥰 cảm ơn bạn nhiều nha🙆🙆🙆