Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Vai trò của đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống. Ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều loại thuốc cho con người, chúng còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng.
Gần đây, thuốc trị bệnh bạch cầu có thể được trích từ một loại hoa – Rosy Periwrinkle (dừa cạn hồng), chỉ được tìm thấy ở Madagascar, và thuốc điều trị bệnh ung thư vú từ cây Thủy tùng ở Tây Bắc Pacific. Các sản phẩm từ động vật, cá và thực vật được dùng làm thuốc, đồ trang sức, năng lượng, vật liệu xây dựng, lương thực và những vật dụng cần thiết khác .v.v…
Những vườn sinh học được thành lập với rất nhiều loài hoang dã tạo vẻ đẹp phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của con người.
Về mặt sinh thái, đa dạng sinh học còn có vai trò trong bảo vệ sức khỏe và tính toàn bộ của hệ sinh thái thế giới. Cung cấp lương thực, lọc các chất độc (qua các chu trình sinh địa hóa học), điều hòa khí hậu của trái đất, điều chỉnh cung ứng nước ngọt … Nếu mất những loài hoang dại sẽ làm mất sự cân bằng sinh thái và ảnh hưởng tới con người, chất lượng của cuộc sống.
Thay đổi tính đa dạng và nơi cư trú của đa dạng sinh học cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật của con người.
2. (Bạn tự viết nha, bạn dựa vào những biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học này mà viết nha:
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
Liên hệ bản thân em có thể làm được trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương:
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.)
1) Vai trò:
Mình có nè bạn , nhưng là đề kiểm tra 45' , không biết có được không :
Câu 1 :
a) Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?
b) Trình bày quá trình phân chia của tế bào thực vật . Sự phân chia đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống thực vật ?
Câu 2 :
a) Nêu các miền của rễ và chức năng của từng miền
b) Hãy phân biệt rễ cọc và rễ chùm . Cho ví dụ ?
Câu 3 :
a) Em hãy cho biết thân dài ra do đâu
b) Hãy so sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ ?
Nơi có nhiều sinh vật sinh sống là nơi ẩm ướt, mát mẻ hoặc rừng rậm nhiệt đới.
Nơi có ít sinh vật sinh sống là sa mạc, vùng hai cực của trái đất.
*Những hoạt động hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học:
1. Cuộc thi ảnh và logo với chủ đề Đa dạng sinh học Việt Nam do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với UNDP tổ chức.
2. Biểu diễn múa rối nước với chủ đề bảo vệ nguồn nước và các loài sinh vật do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long và Traffic phối hợp tổ chức.
3. Họp diễn đàn Hợp tác về ĐVHD - Wildlife Partnership trao đổi về việc phối hợp tổ chức các sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học và UNDP đồng tổ chức.
4. Tổ chức buổi giao lưu, nói chuyện chuyên đề Bảo vệ động vật hoang dã với sinh viên khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Hà Nội do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học và ENV phối hợp tổ chức.
5. Hội thảo Thanh niên với công tác bảo tồn động vật hoang dã do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với Thành đoàn Hà Nội và tổ chức Freeland Foundation tổ chức.
6. Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học và Lễ trao giải cuộc thi ảnh và logo do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức.
7.Toạ đàm Các sáng kiến mới về bảo tồn đa dạng sinh học do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với Freeland và UNDP tổ chức.
8. Triển lãm ảnh và logo về đa dạng sinh học do Cục Bảo tồn và UNDP phối hợp tổ chức
Thực vật quý hiếm là thực vật có giá trị kinh tế (lấy gỗ. làm thuốc ; cây công nghiệp...) nhưng đang bị khai thác quá mức và ngày càng hiếm đi.
Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Thực vật quý hiếm là thực vật có giá trị, hiếm có,
để bảo vệ thực vật chúng ta nên
+tuyên truyền mọi người bảo vệ thực vật
+ko phun thuốc trừ sâu
+ko chặt phá rừng
+ko khai thác thực vật bừa bãi
Đa dạng sinh học thực sự là nguồn tài nguyên vô tận về vẻ đẹp, về niềm cảm hứng sáng tạo, về tri thức phong phú của nhân loại, là nguồn gốc của mọi sự thịnh vượng, là nguồn thức ăn, nguyên vật liệu, hàng hoá, thuốc men, dịch vụ sinh thái, là chất liệu di truyền cần thiết cho nông nghiệp, dựơc học và công nghệ. Đa dạng sinh học duy trì các chức năng sinh thái quan trọng: điều hoà các chu trình vật chất và khí hậu, chế độ thuỷ văn trong các vùng rừng đầu nguồn.
Đa dạng cây thuốc và động vật làm thuốc truyền thống là nguồn gốc cho việc bảo vệ sức khoẻ của hơn 80% dân số thế giới. Người ta đã điều tra cho thấy rằng 57% của hơn 150 phương thuốc điều trị có nguồn gốc từ đa dạng sinh học.
Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân chia độc lập, và các tế bào thường được gọi là "những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống". Bộ môn nghiên cứu về các tế bào được gọi là sinh học tế bào.
Tế bào bao gồm tế bào chất bao quanh bởi màng tế bào, trong đó có nhiều phân tử sinh học như protein và axit nucleic. Các sinh vật sống có thể được phân thành đơn bào (có một tế bào, bao gồm vi khuẩn) hoặc đa bào (bao gồm cả thực vật và động vật). Trong khi số lượng tế bào trong các thực vật và động vật ở các loài là khác nhau, thì cơ thể con người lại có hơn 10 nghìn tỷ (1012) tế bào.[1] Phần lớn tế bào động vật và thực vật chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, với kích thước từ 1 đến 100 micromét.[2]
Tế bào được phát hiện bởi Robert Hooke vào năm 1665, người đã đặt tên cho các đơn vị sinh học của nó. Học thuyết tế bào, lần đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1839 của Matthias Jakob Schleiden và Theodor Schwann, phát biểu rằng tất cả các sinh vật sống được cấu tạo bởi một hay nhiều tế bào, rằng các tế bào là đơn vị cơ bản tạo nên cấu trúc và chức năng của các cơ quan, tổ chức sinh vật sống, rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào đã tồn tại trước đó, và các tế bào đều chứa thông tin di truyền cần thiết để điều hòa chức năng tế bào và truyền thông tin đến các thế hệ tế bào tiếp theo. Các tế bào đầu tiên xuất hiện trên trái Đất cách đây ít nhất là 3.5 tỷ năm trước.
Tế bào nuôi cấy được nhuộm keratin (màu đỏ) và DNA (xanh lục).
Cần bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam vì
+Số lượng thực vật ngày càng suy giảm
+Do con người khai thác quá mức nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau
+Thực vật có vai trò rất quan trọng với người,động vật
Cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật vì:
Do : nhiều cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi - tính đa dạng suy giảm
Ngày quốc tế về đa dạng sinh học được khởi xướng bởi Liên hiệp quốc năm 1993 nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về các vấn đề đa dạng sinh học. Liên Hợp Quốc lấy ngày 22/5 là Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của con người về các vấn đề đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học là nguồn hàng hóa thiết yếu, nguồn cung cấp các dịch vụ sinh thái, nguồn sống cho tất cả chúng ta. Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Đa dạng sinh học hàng năm là dịp để phản ánh trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ di sản quý giá này cho các thế hệ tương lai
Việt Nam đã được công nhận là một nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam. Trong các hệ sinh thái trên cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, khoảng 10.000 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa, đã xác định được trên 3.000 loài thuỷ sinh vật. Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Khoảng hai thập kỷ gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả, trong đó có nhiều chi và loài mới cho khoa học; đặc biệt là các loài thú và các loài cây thuộc họ Lan. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn được tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế và văn hoá của đất nước, thể hiện ở các giá trị chính là bảo vệ thiên nhiên và môi trường (giá trị về chức năng sinh thái); kinh tế (giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp); và văn hóa, xã hội. ĐDSH đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối đe doạ tới ĐDSH ở Việt Nam. Việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng là áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên. Thay đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đã làm giảm diện tích sinh cảnh tự nhiên, chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi trường sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã. Việc xây dựng nhiều đập nước đã ngăn chặn đường di cư của nhiều loài cá. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là một tín hiệu tốt, nhưng cũng nên chú ý là một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng trồng và rừng phục hồi, nên giá trị đa dạng sinh học không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm.
Theo Ủy ban Liên Chính phủ của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (IPCC), một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH chính là các vùng đồng bằng đông dân cư ven biển châu Á, trong đó Việt Nam được dự đoán là một trong những nước sẽ chịu hậu quả nặng nề nhất với khoảng 1/6 diện tích đất đai và 1/3 dân số bị ảnh hưởng.
Phó viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới Hoàng Nghĩa Sơn cho biết: “Nếu BĐKH xảy ra, dự kiến mực nước biển sẽ dâng cao thêm 1m và sẽ làm mất đi 12% diện tích của Việt Nam, đồng thời tác động nặng nề tới những vùng bờ biển của Việt Nam, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng theo đó, 8 vườn quốc gia và 11 khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam khi đó sẽ bị nước mặn xâm lấn, làm chết nhiều loài sinh vật và động vật ở những khu vực này. Một số loài sẽ bị biến mất, đặc biệt những loài đã ghi trong sách đỏ IUCN và Sách đỏ Việt Nam (khoảng gần 2.000 loài).
GS - TSKH Trương Quang Học - Hội Bảo tồn Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: đã có một thời, con người ngạo mạn khi tưởng rằng bằng cách nào đó chúng ta có thể tiến lên mà không có đa dạng sinh học hay đa dạng sinh học chỉ là việc phụ. Nhưng, giờ đây sự thật là chúng ta cần đa dạng sinh học hơn bao giờ hết trên một hành tinh 7 tỷ người.
Phát biểu tại một hội nghị quốc tế về BĐKH được tổ chức mới đây, Tổng thư ký LHQ Ban Ki- moon đã nhấn mạnh: BĐKH và suy thoái ĐDSH là những vấn đề môi trường có ảnh hưởng lâu dài và to lớn tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy, cần chủ động đề xuất các giải pháp ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) với BĐKH. Phải đặt ĐDSH ở mức ưu tiên cao hơn trong tất cả các quá trình đưa ra quyết định và trong tất cả các ngành kinh tế. ĐDSH không thể là một ý tưởng nảy ra sau khi các mục tiêu khác đã được quyết định. ĐDSH phải là nền tảng để xây dựng các mục tiêu khác. Chúng ta cần một tầm nhìn mới về ĐDSH cho một hành tinh khỏe mạnh và một tương lai bền vững của nhân loại.
"Ngày quốc tế về Đa dạng Sinh học được coi là lời nhắc nhở tới những người đứng đầu chính phủ các nước nên lưu ý tới đề nghị của các tổ chức phi chính phủ, họ cần phải làm cam kết cụ thể khi gặp nhau tại cuộc họp đặc biệt của hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 tới. Chúng ta không thể hi vọng rằng các bộ Môi trường sẽ làm việc này một cách đơn độc. Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phải nhận được quan tâm sâu rộng hơn nữa từ phía các ban, ngành, cơ quan và tổ chức nếu như chúng ta có ý định ngăn ngừa các tổn thất thiên tai của đa dạng sinh học”.