Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào?
Trả lời:
- Chọn những hình ảnh tiêu biểu: cô giáo (thầy giáo), không khí lớp, quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bốn bức tường, bàn, ghế ...), các bạn (tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài ...), cảnh viết bài, cảnh ngoài sân trường, ...
- Miêu tả theo thứ tự nào cũng được, sao cho hợp lí, chẳng hạn theo thứ tự: từ ngoài vào trong lớp; từ phía trên bảng, cô giáo xuống lớp; từ không khí chung của lớp học đến bản thân người viết...
Bài 2: Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
Trả lời:
* Tả theo trình tự thời gian:
- Trống hết hai tiết, báo giờ ra chơi đã tới.
- Học sinh từ các lớp ùa ra sân.
- Cảnh học sinh chơi đùa.
- Các trò chơi quen thuộc.
- Cảnh giữa sân, các phía, góc sân.
- Trống vào lớp, học sinh về lớp.
* Tả theo trình tự không gian:
- Các trò chơi ở giữa sân, các góc sân.
- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
Bài 3: Hãy đọc kĩ đoạn văn của Vũ Tú Nam trong bài tập 3 SGK- tr 47 và rút lại thành một dàn ý.
Trả lời:
a) Mở bài: Tên văn bản: Biển đẹp.
b) Thân bài: lần lượt tả vẻ đẹp và màu sức của biển ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ khác nhau:
+ Buổi sáng
+ Buổi chiều: lại có buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm; buổi chiều nắng tàn mát dịu
+ Buổi trưa
+ Ngày mưa rào
+ Ngày nắng.
c) Kết bài (đoạn cuối từ “Biển nhiều khi rất đẹp" đến “ánh sáng tạo nên": Nêu nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/luyen-tap-bai-phuong-phap-ta-canh-trang-47-sgk-van-6-c33a23255.html#ixzz54XLdhah0
a) Đề (1) nêu yêu cầu:
- Kể chuyện
- Câu chuyện em thích
- Bằng lời văn của em.
b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn.
c) Các đề trên yêu cầu làm nổi bật:
- Câu chuyện từng làm em thích thú
- Những lời nói, việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất tốt.
- Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên.
- Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
- Sự đổi mới cụ thể của quê em
- Những biểu hiện về sự lớn lên của em.
d) - Các đề nghiêng về kể việc: 3, 4, 5.
- Các đề nghiêng về kể người: 2, 6.
- Các đề nghiêng về tường thuật: 3, 4, 5.
Câu 2: Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:
a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
b) Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?
c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
d) Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
Trả lời:
a) Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích.
- Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.
b) Lập ý: Chẳng hạn em chọn truyện Thánh Gióng. Truyện Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chông giặc ngoại xâm.
c) Lập dàn ý:
- Mở đầu nên giới thiệu nhân vật: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười. Một hôm có sứ giả của vua... ”
- Kể chuyện bằng các ý:
+ Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.
+ Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.
+ Khi ngựa sắt và roi sắt, áo giáp sắtđược đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.
+ Thánh Gióng xông trận giết giặc.
+ Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.
+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.
- Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
d) Viết bằng lời văn của em là: suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.
đ) Cách làm bài văn tự sự:
- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Lập ý: xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể xác định: nhân vật, sự việc, diến biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-tim-hieu-de-va-cach-lam-bai-van-tu-su-trang-47-sgk-van-6-c33a22833.html#ixzz54XLhgtDt
Thương sao mái ấm nhà em Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa Mái nhà trú nắng sớm trưa Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn Công cha vất vã không màng Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau Mở lời cất tiếng ngọt ngào Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười Đàn em học hỏi đùa chơi Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy Tình thân gắn kết đắp xây Ông bà yên dạ thân gầy tâm an Bà con hàng xóm trong làng Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau Bạn bè giữ mãi tình sâu Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa Đất trời thoáng rộng bao la Em vui tất dạ lời ca thăng trầm Đàn chim về tổ quây quần Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn Hoa cười lá vỗ khoe sương Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn
Hôm nay là thứ bảy, lớp tôi tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần, đồng thời cũng là liên hoan mừng bạn Lan đạt giải nhất môn văn toàn thành phố. Vừa hết tiết cuối, cô giáo đã gọi mấy bạn trai lên văn phòng mang hoa quả bánh kẹo cô đã mua mang về lớp, một số bạn nam khác được phân công nhiệm vụ kê lại bàn ghế sao cho cả lớp ngồi quây quần bên nhau. Sau khi đã kê xong bàn ghế, các bạn gái được phân công cắm hoa, trải những chiếc khăn trắng tinh lên bàn và bày ra đĩa kẹo bánh, hoa quả đủ màu sắc, không khí lớp thật rộn ràng, tấp nập. Cô giáo chủ nhiệm và bạn Lan, nhân vật chính của buổi liên hoan hôm nay bước vào, trông bạn thật xinh tươi trong chiếc váy đỏ. Sau khi tuyên bố lí do của buổi liên hoan, cô giáo nói: - Bạn Lan đã đem lại vinh dự cho lớp ta, vậy cô đề nghị lớp ta tặng bạn một tràng vỗ tay để chúc mừng bạn. Quay sang bạn Lan cô nói: - Em có điều gì muốn nói với cả lớp không? Bạn Lan nói: - Em xin cảm ơn cô và các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập. Có lẽ bạn còn muốn nói nữa nhưng vì xúc động nên không nói nên lời. Sau đó cả lớp bắt đầu liên hoan, tiếng trêu đùa nhau nổ ra râm ran. Một lúc sau, cô giáo đề nghị cả lớp cùng nhau hát một bài. Tiếng vỗ tay hưởng ứng ào lên. Bạn quản ca bắt nhịp, cả lớp hát theo sôi nổi. Sau tiết mục đồng ca, cô giáo đề nghị ai cũng phải hát một bài để tặng Lan. Mở đầu là bạn Dung, nghe cô giới thiệu cả lớp ồ lên thích thú vì Dung thường ngày rất nhút nhát, ít khi dám lên tiếng, hơn nữa bạn lại có một giọng nói không mấy trong trẻo. Chúng tôi cứ tưởng Dung sẽ không dám đứng lên hát, thế mà bạn lại đứng lên hát ngay một bài dù không hay nhưng rất vui vẻ, có lẽ thấy lớp vui quá bạn quên cả tính nhút nhát của mình. Sau khi Dung hát xong liền chỉ định luôn bạn Hùng – một tên lém lỉnh và nghịch nhất lớp tôi. Vừa nghe thấy tên mình, Hùng đứng phắt ngay lên và nói: Thay mặt cho các bạn nam lớp 6 của chúng ta, tớ sẽ hát một bài tặng Lan và tặng tất cả các bạn nữ. Cả lớp ồ lên tán thưởng và tặng Hùng một tràng pháo tay. Chúng tôi không thể ngờ một người lúc nào cũng oang oang mà lại có giọng hát hay đến như vậy. Hùng hát say sưa như chưa bao giờ được hát. Và câu cuối cùng vừa dứt, Hùng lại pha trò: - Trên đây tôi vừa hát rất hay, vậy tôi đề nghị mọi người lại tặng tôi một tràng pháo tay nữa. Và bây giờ để tiếp tục chương trình mời các bạn cứ ăn uống tự nhiên để nghe bạn Lan, người học giỏi và xinh đẹp nhất lớp được thể hiện tài năng của mình. Cả lớp tán thưởng, Lan đứng lên hát tặng ngay lớp một bài và sau đó lại đọc một bài thơ do chính bạn sáng tác Trước không khí vui vẻ của lớp, cô giáo cũng đứng dậy và hát tặng cả lớp một bài. Giọng cô thật mượt mà trong trẻo. Cô nhìn chúng tôi với ánh mắt dịu dàng, trìu mến. Buổi liên hoan kết thúc trong tiếng cười rộn rã. Chưa bao giờ tôi cảm thấy gắn bó và thân quen với lớp đến như vậy. Có lẽ đây là buổi liên hoan có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi kể từ khi chúng tôi học cùng nhau.
Bài làm
câu 4 – Ôn tập truyện dân gian (Trang 135 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Trao đổi ý kiến ở lớp: Từ các định nghĩa và từ những tác phẩm đã học, hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian.
Trả lời:
– Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
– Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch… Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
– Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.
– Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
mở bài:
giới thiệu về khu vườn của em hay của ai ?
thân bài:
tả trong khu vườn có những cây gì
em thích nhất là lợi cây gì
tả từng đặc điểm của các loài cây(vừa tả vừa kể chú ý nhớ nhân hóa thì bài văn mới sinh động)
tả những hoạt động động của các loài vật
tả sự tranh cải của các loài chim vd tả con chim bồ câu với con chim sẻ đang đánh lộn để tranh giành một miếng mồi
tả hương thơm của các loài hoa
kết bài:
nêu cảm nghĩ của em về khu vườn và lời hứa với khu vườn rằng khi này lớn lên, em sẽ chăm sóc khu vườn thật đẹp
nếu hay thì nhớ tick cho mình nha