K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2017

Đề bài :

1. Kể tóm tắt truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê "

2. Phân loại các từ ghép sau : tươi tốt , quê nhà, bánh kẹo, nhà máy, xe đạp , bánh rán, tươi đẹp, hoa cỏ, hoa hồng , học hành, sách vở , cây cối, mưa rào, mưa phùn, mùa hạ , mùa thu, nhà cửa, trẻ con, trẻ em.

23 tháng 8 2018
Câu 1: Từ "véo von" trong câu "Cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von." thuộc loại từ nào?
  • A. Từ ghép đẳng lập.
  • B. Từ láy.
  • C. Từ ghép chính phụ.
  • D. Từ đơn.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào có từ được dùng theo nghĩa chuyển?
  • A. Đừng nghe lời nói ngọt của nó
  • B. Con gái tóc dài trông rất dễ thương
  • C. Khi nó cười, miệng rộng ngoác
Câu 3: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là?
  • A. Nghĩa bóng
  • B. Nghĩa mới
  • C. Nghĩa chuyển
Câu 4: Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ có mối quan hệ nào không?
  • A. Không có mối quan hệ nào
  • B. Không nhất thiết có quan hệ gì
  • C. Luôn có mối quan hệ nhất định
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào có từ được dùng theo nghĩa chuyển?
  • A. Nước cạn đến tận đáy hồ rồi.
  • B. Thằng này to gan nhỉ?
  • C. Nghe tiếng chuông, tôi mắt nhắm mắt mở ngồi dậy.
Câu 6: Số lượng nghĩa chuyển của một từ có thay đổi không?
  • A. Có thể giảm đi
  • B. Có thể tăng lên
  • C. Không bao giờ thay đổi
Câu 7: Nghĩa của từ "hiền lành" là gì?
  • A. Dịu dàng, ít nói.
  • B. Sống hòa thuận với mọi người.
  • C. Hiền hậu, dễ thương.
  • D. Sống lương thiện, không gây hại cho ai.
Câu 8: Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
  • A. Hai nghĩa
  • B. Một nghĩa duy nhất
  • C. Nhiều nghĩa
Câu 9: Một từ có thể có bao nhiêu nghĩa?
  • A. Chỉ có một nghĩa
  • B. Có 2 nghĩa
  • C. Có thể có một hoặc nhiều nghĩa
Câu 10: Nghĩa gốc của từ "ngọt" là:
  • A. Vị ngọt của thực phẩm (bánh ngọt)
  • B. Sự tác động êm nhẹ nhưng vào sâu, mức độ cao (lưỡi dao ngọt)
  • C. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh (đàn ngọt)
  • D. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng của lời nói (nói ngọt)
16 tháng 10 2016

Mk có nè:Nhưng thi xong lại quên vài câu rồi

Trắc nghiệm:

1.Truyền thuyết là gì?

2.Tiếng cười trong truyện Em bé thông minh là tiếng cười như thế nào?

3.Thánh Gióng tượng trưng cho điều gì?

 Tự luận:

1.Có thể bỏ chi tiết ''hằng năm ,Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh'' được không.Vì sao?

2.Nêu ý nghĩa câu chuyện Thạch Sanh


 

16 tháng 10 2016

mk chưa kt

27 tháng 10 2018

mik có 1 đề nhưng hơi dài một chút, bạn thông cảm nha!!!

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp 6 MÔN: NGỮ VĂN 6

Họ và tên:…………………….

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

I. TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm )

Câu 1: “Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm” giải nghĩa từ bằng cách nào?

  1. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  2. Miêu tả hoạt động.
  3. Dùng từ trái nghĩa .
  4. Dùng từ đồng nghĩa.

Câu 2: : Nghĩa của từ là gì?

  1. Là tính chất, sự vật mà từ biểu thị.
  2. Là hoạt động mà từ biểu thị.
  3. Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động …) mà từ biểu thị.
  4. Là sự vật mà từ biểu thị.

Câu 3: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là một cụm danh từ?

  1. Tôi đi học sớm hơn mọi ngày.
  2. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm.
  3. Nam là một học sinh giỏi.
  4. Mai rất chăm học.

Câu 4: : Từ phức được phân thành :

A. Từ phức và từ láy. B. Từ đơn và từ phức .

C. Từ ghép và từ láy. D. Từ phức và từ ghép.

Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?

  1. Tráng sĩ, giang sơn, anh em, sơn hà.
  2. Cha mẹ, tráng sĩ, giang sơn, sơn hà.
  3. Sơn hà, giang sơn, sứ giả, tráng sĩ.
  4. Tráng sĩ, giang sơn, bạn bè, sơn hà.

Câu 6: Trong câu, danh từ thường giữ chức vụ gì?

A. Vị ngữ. B. Chủ ngữ. C. Định ngữ D. Bổ ngữ.

Câu 7: Nghĩa của từ “nghèo” trong câu “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một phú ông” là:

  1. Chỉ sự đầy đủ về tinh thần.
  2. Chỉ sự giàu có về của cải, vật chất
  3. Chỉ sự thiếu thốn về tinh thần
  4. Chỉ sự thiếu thốn về vật chất

Câu 8: Câu “Đoạn đường này thật là hoang mang.” mắc lỗi gì?

  1. Dùng từ không đúng nghĩa.
  2. Lẫn lộn các từ gần âm.
  3. Lặp từ.
  4. Không mắc lỗi.

Câu 9: Từ “lủi thủi” được hiểu là:

  1. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương.
  2. Chỉ có một mình.
  3. Chịu đựng vất vả một mình.
  4. Mồ côi không nơi nương tựa.

Câu 10: Từ là gì?

  1. Là đơn vị dùng để đặt câu.
  2. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
  3. Là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
  4. Là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất dùng để đặt câu.

Câu 11: Câu văn sau gồm mấy từ,mấy tiếng?“ Mai là một học sinh giỏi.”

A. 5 từ 6 tiếng B. 6 tiếng 6 từ. C. 3 từ 6 tiếng. D. 4 từ 6 tiếng .

Câu 12: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ?

  1. Em rất yêu con mèo nhà em vì nó bắt chuột rất giỏi.
  2. Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
  3. Truyện Thạch Sanh có nhiều yếu tố thần kì.
  4. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.

II. Tự luận : (7 điểm)

Câu 1. (2đ)

a. Nghĩa gốc là gì? Nghĩa chuyển là gì? (1 đ)

b. Hãy tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. (0,75 đ)

c. Hãy cho biết trong những câu thơ sau từ “lá” được dùng với nghĩa nào? (0,25 đ)

Khi chiếc xa cành

không còn màu xanh

Mà sao em xa anh

Đời vẫn xanh rời rợi.

(Hồ Ngọc Sơn- Gửi em dưới quê làng)

Câu 2. (3đ)

1. Nêu những đặc điểm của danh từ (1đ).

2. Đặt câu với các danh từ: học sinh, Hoài Thương. (1đ)

3. Cho đoạn văn:

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.

(Ếch ngồi đáy giếng).

Em hãy xác định các cụm danh từ có trong đoạn trích và gạch chân phần trung tâm của cụm danh từ. (1đ)

Câu 3. (2 đ)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) với chủ đề sân trường giờ ra chơi và chỉ ra 3 danh từ và một cụm danh từ mà em đã sử dụng bằng cách gạch chân những danh từ và cụm danh từ đó.

______ HẾT ______

24 tháng 12 2017

Câu 1 ( 2,0 điểm ).

a) Cụm động từ là gì ?

b) Tìm cụm động từ trong những câu sau :

- Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. (1)

- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Câu 2 ( 3,0 điểm ).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây :

( Treo biển - SGK Ngữ văn 6, tập 1 )

a) Đoạn văn trên thuộc thể loại truyện dân gian nào ? Nêu khái niệm thể loại truyện dân gian đó ?

b) Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng ( " Ở đây có bán cá tươi " ) có mấy yếu tố ? Em hãy nêu vai trò của từng yếu tố ?

c) Qua văn bản, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì ?

Câu 3 : ( 5,0 điểm ).

Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết xem ngài khuyên em như thê nào?

25 tháng 12 2017

Nêu ý nghĩa tiếng đàn thần trong Thạch Sanh.

Cụm danh từ là gì ?

Xác định cụm danh từ " Ngoài vườn vài hạt mưa li ti rơi "

Kể về bạn thân.

27 tháng 3 2017

nhiều bỏ xừ

ha

17 tháng 11 2017

làm lun rùi nè.Nhg chưa bik điểmhihi

14 tháng 10 2016

có trong sách mà

20 tháng 9 2017

mình mới kiểm tra hồi sáng này

5 tháng 5 2018

2 đề thi kì học kì 2 môn Văn lớp 6 năm học 2017- 2018 hay, có đáp án mới nhất

5 tháng 5 2018

rồi sao?

Giúp mình với mình đang cần gấp. Ai làm đúng và nhanh nhất mình sẽ tích. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6- MÃ ĐỀ 01: I. Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẢN ĐỌC - HIỆU (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi : Trong khu rừng kia, chủ Sẽ và chủ Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món nào về món quà lớn ấy cả. "Nếu cho cả...
Đọc tiếp

Giúp mình với mình đang cần gấp. Ai làm đúng và nhanh nhất mình sẽ tích. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6- MÃ ĐỀ 01: I. Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẢN ĐỌC - HIỆU (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi : Trong khu rừng kia, chủ Sẽ và chủ Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món nào về món quà lớn ấy cả. "Nếu cho cả Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ nghĩ thầm. Thế là hằng ngày. Sẽ ở trong tỗ ăn hạt kẻ một mình. Ăn hết, chú ta quảng hộp đi. Những hạt kê còn sót lại Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kẻ ngon lành ây, bèn gói lại thật cần thận vào chiếc lá, rồi lên - Chào bạn Sẽ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kể rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt. - Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! – Sẽ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích. – Ai kiểm được thì người ấy ăn! - Nhưng mình với cậu là bạn của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế? Nghe Chich nói, Sẽ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy. Sẽ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói: - Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này, còn cho mình một bài học quỹ về tình bạn. (Bài học quý, Mi- khai- in-Pla cốp-xki, Nguyễn Thị Xuyến dịch) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy: bà ngoại, xinh xắn,xa lạ,xấu hổ, lắc lắc, tình bạn. Câu 4. Khi nhặt được những hạt kê Chích đã làm gì? Câu 5: Hành động “đi tìm bạn và chia cho bạn một nửa số hạt kê tìm được” nói lên điều về Chích? Câu 6. Tại sao Sẻ lại xấu hổ khi nghe chích nói:“ Nhưng mình với cậu là bạn của nhau nà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?” Câu 7. Bài học em rút ra cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? LẦN VIẾT (5.0 điểm) Em hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân./

0