K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

Phía sau nhà em có một ao cá nhỏ. Ngay cạnh bờ ao ông có trồng một cây khế. Đến nay, cây khế cũng đã gần mười tuổi rồi, nên trông vô cùng cao lớn, bệ vệ. Nó như một người bảo vệ thầm lặng, trông coi cho ao cá của gia đình em.

Cây khế không quá cao, chỉ khoảng gần 2m, nó chỉ cao hơn anh trai của em một chút thôi. Thế nhưng thân của nó thì khá to và chắc chắn. Một mình em không thể nào ôm hết gốc của nó được. Một số chỗ, có thể nhìn thấy được phần rễ trồi lên của cây khế. Nó trông thô to như cổ tay, màu nâu sẫm. Vỏ thân cây khế có màu nâu đen, sờ lên cảm thấy sần sùi và thô ráp. Từ thân cây, các cành cây tỏa ra nhiều hướng. Những cành ở thấp to bằng cổ tay em bé, càng lên cao cành càng nhỏ dần. Từ những cành lớn, các cành nhỏ và nhánh phụ thi nhau mọc ra, đan cài vào nhau tầng tầng lớp lớp. Từ đó, mọc ra hàng trăm, hàng nghìn chiếc lá xanh mướt. Lá khế khá nhỏ, thường chỉ bằng chiếc thìa ăn chè. Và nó cũng khá mỏng manh. Tuy nhiên, bù lại thì lá khế mọc rất dày và hầu như xanh tốt quanh năm. Thế nên, cây khế luôn là một chiếc ô che mát lý tưởng cho em khi ra ao chơi hay câu cá.

K nha

Tham khảo ạ!

Khi mới bắt đầu sang mùa xuân, bố em mang về một cây khế nhỏ, chỉ cao đến vai của em. Bố bảo: “Mùa xuân này mà trồng cây khế thì còn gì bằng”. Cũng bởi vậy mà em hào hứng để chào đón “thành viên mới” của gia đình.

Giống khế mà bố em mua về là giống khế ngọt, được mua từ Nam Định về. Ở dưới Nam Định thì giống cây nào cũng ngon và cũng đều sai trĩu quả. Khi mới mua về, nhìn cây khế trông rất khẳng khiu, chả có cành lá gì cả, khi bố em mới mua về thì ai cũng chê là cây này còi cọc quá, không biết có thể sống được không. Nhưng bố em vẫn trồng cây vào một góc vườn, ngày ngày chăm bẵm cho cây. Bố em bảo: ngày xưa em còn gầy và yếu lắm, thế mà bố mẹ em còn chăm được chứ cây khế này thì nhằm nhò gì. Cũng bởi do bố em nói vậy mà em và bố sẽ quyết tâm chăm cây khế này thành một cây khế thật khỏe mạnh.

Cứ vào mỗi buổi sáng sớm và buổi chiều muộn em lại đều ra tưới nước cho cây còn bố em thì cách vài tháng lại bón phân cho cây và thường xuyên ra bắt sâu, tỉa cành cho cây. Cứ như vậy mà chả mấy chốc, cây khế của hai bố con em đã bắt đầu nảy những chồi non ở trên thân cây. Ban đầu, đó chỉ là những chồi bé tí ti, nhưng rồi dần dần, bắt đầu to lên và trở thành những cành cây mầm, rồi bắt đầu ra lá non. Lúc mới đầu, một chồi chỉ có vài cành, nhưng sau đó, một cành nảy ra rất nhiều mầm, nhiều chẽ cây. Sau hơn 5 tháng chăm sóc cây, giờ đây cây khế đã cao hơn cả bố em, nhìn những cành là xanh mơn mởn và rung rinh mỗi khi có cơn gió thoảng qua, trông thật thích mắt. Từ những cành lớn của cây, những chùm hoa màu tím hồng bắt nhỏ xinh bắt đầu xuất hiện. Ban đầu hoa khế chỉ bằng đầu tăm, sau đó to bằng đầu đũa thì bắt đầu đâm hoa kết trái. Sau khoảng 3 tháng từ ngày kết quả là có thể thu hoạch được. Những quả khế căng mọng, có màu xanh vàng trông thật là thích mắt.

Cây khế của nhà em trồng, khi ăn có một vị ngọt mát, khác hẳn với những quả khế mua ở ngoài chợ, bởi vậy mà cả nhà em đều chỉ ăn khế của nhà. Dù cây đã lớn, nhưng bố em vẫn chăm cây đều đặn, cứ vài tháng bố em lại bón phân và quét vôi vào gốc cây để diệt trừ sâu bệnh. Vào những buổi chiều oi nóng, ngồi dưới gốc khế, nhìn tán cây đung đưa trước gió và thưởng thức vị ngon ngọt của quả khế thì thật là tuyệt.

4 tháng 7 2018

Chỉ có kể thôi

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sác màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.

9 tháng 5 2018

1. Mở bài: Nêu vài nét giới thiệu về cây phượng.

Sân trường em trồng nhiều loài cây bóng mát trong đó có cây phượng. Không biết cây phượng có từ bao giờ nhưng từ khi em học đã thấy nó. Cây phượng nằm sừng sững, uy nghi tỏa bóng mát và là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi.

2. Thân bài: Tả cây phượng

– Cây phượng cao hơn tòa nhà 2 tầng, cành lá sum suê, tán lá rộng bao phủ cả khoảng sân.

– Gốc cây có màu đen, sần sùi, bên ngoài có lớp vôi trắng, thân cây bằng vòng tay người ôm.

– Cây có rất nhiều cành tỏa ra các hướng, cành to, nhỏ vươn lên cao đón ánh nắng mặt trời.

– Lá phượng nhỏ li ti như lá me, đối xứng với nhau.

– Đến mùa hè hoa phượng ra hoa, hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng và màu đỏ hoặc đỏ hơi cam.

– Quả phượng có màu nâu, ăn có vị bùi.

– Hoa phượng thường nở vào tháng 4 đến tháng 6, hoa nở đỏ rực cả góc trời, hoa phượng còn là biểu tượng của tuổi học trò.

– Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, mùa hoa phượng nở là mùa chia tay của nhiều học sinh, sinh viên.

3. Kết bài: Nêu tình cảm với cây phượng.

Cây phượng không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn gợi nhớ nhiều kỉ niệm tuổi học trò. Em mãi yêu ngôi trường và cây phượng như một kỉ niệm đẹp tuổi cắp sách đến trường.

                                                                        Bài làm

Đề văn: Tả cây phượng sân trường em

Trong khuôn viên trường em có rất nhiều cây cối tỏa bóng mát, trong đó nổi bật nhất đó là cây phượng mùa hè ra hoa rất đẹp, cây phượng đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.

Cây phượng nằm ở giữa sân trường, không ai biết nó được trồng từ khi nào nhưng từ khi em là học sinh của trường đã thấy nó rồi. Cây cao lắm tương đương với ngôi trường hai tầng, tán lá rộng, sum suê tỏa bóng mát cả sân trường rộng lớn. Lá cây phượng cũng rất đặc biệt khi nhỏ nhắn giống như lá cây me. Thân cây xù xì, vỏ bên ngoài màu đen nhám. Dưới gốc cây phượng mọc lên rễ lớn, tạo thành hình thù quái dị, xung quanh thân cây đã được bảo vệ bằng những thanh gỗ kết lại thành hình tròn chắc chắn. Bên dưới lát gạch màu đỏ, đây là nơi chúng em thường hóng mát, vui chơi trong giờ nghỉ giải lao.

Vào mùa hè dưới ánh nắng vàng rực rỡ, lá cây phượng xanh um, những chùm hoa phượng đỏ rực như ngọn đuốc kiêu sa trong nắng và gió. Ánh nắng vàng chiếu xuyên qua những đóa hoa càng khiến cho khung cảnh ngày hè thêm phần rực rỡ. Thỉnh thoảng những cánh bướm bay lập lờ. Hè về cũng là thời khắc chia tay tuổi học trò, các em học sinh tạo lưu bút với những dòng chữ xinh xắn, ép vào bên trong cánh phượng hồng đỏ thẫm. Bất chợt không khí trở nên sôi động hẳn lên khi những chú ve sầu cất tiếng hát râm ran. Một chú ve kêu, rồi cả đàn ve cùng hòa dàn đồng hòa chào mừng mùa hè đến.

Hoa phượng nở cảm xúc vui buồn đan xen, vui khi mùa hè đến được ngắm nhìn hoa phượng nở thật đẹp, lộng lẫy nhưng buồn khi phải sắp chia tay bạn bè. Lang thang trên sân trường nhặt từng cánh hoa phượng mà lòng bồi hồi, xao xuyến, cảm xúc thật khó tả.

Cây phượng luôn là người bạn gắn bó thân thiết với học sinh, trải qua nhiều thế hệ cây phượng vẫn giang tay chào đón những thế hệ tiếp theo học tập tại mái trường thân yêu.

9 tháng 5 2018

  Bạn tham khảo:

   DÀN Ý:
I. Mở bài:
 giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve

Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. E rất thích những chum phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm rang ngày hè.
II. Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve

  • Hoa phượng vĩ màu đỏ
  • Cây phượng vĩ cao 3-5m
  • Tiếng ve kêu râm rang suốt cả ngày
  • Tiếng ve kêu rất to

2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiêng ve
a. Tả chi tiết cây phượng vĩ

  • Cây phượng vĩ ra hoa vào mùa hè
  • Thân cây phượng vĩ cao, và có rất nhiều nhánh
  • Tán lá cây phượng vĩ rất rộng
  • Cành lá phượng vĩ rất nhiều
  • Lá phượng vĩ nhỏ và mỏng, mọc so le nhau
  • Gốc phượng vĩ ôm chặt trên đất

b. Tả chi tiết tiếng ve

  • Tiếng ve rất to
  • Tiếng ve kêu suốt ngày
  • Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè đến

c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve

  • Đều biểu hiện, tượng trưng cho mùa hè
  • Đều gắn với bao thế hệ học trò

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
 em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt

19 tháng 2 2021

mơ đi cưng

19 tháng 2 2021

Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng…Hoa mai mang đến cho mảnh đất Phương Nam một sắc vàng của sự đầm ấm. Hoa ban mang một màu trắng giản dị cho vùng núi cao Tây Bắc. Riêng đối với người dân miền Bắc thì hoa đào là biểu tượng cho cái Tết đầm ấm, cho một mùa xuân tràn trề yêu thương và hạnh phúc.

Đào mùa đông cành lá khẳng khiu, thân cây sần sùi, trông không hề có sức sống. Nhưng khi mùa xuân về thì cây đào khác hẳn. Thân cây “mập” lên, cành lá tỏa ra xum xuê. Những chiếc lá bé xíu màu xanh bích nhô lên ở đầu cành như nói:”Xuân về rồi! Xuân về rồi!”. Đào mùa xuân tràn trề nhựa sống, một vẻ đẹp tuy giản dị nhưng cũng rất lộng lẫy, chẳng thế mà người ta bảo: “Thấy hoa đào nở là thấy Tết”. Những nụ hoa đào tuy nhỏ xíu nhưng ấp ủ và che chở cho những cánh hoa còn đang e ấp, thẹn thùng. Đến gần ráp ngày tết là những cái nụ dần dần hé nở, các cánh hoa vươn lên, tỏa ra như vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cánh nọ xếp lên cánh kia như nương tựa vào nhau để sống, như những người thân không thể tách rời nhau. Nhị hoa màu vàng tươi một sắc vàng của sự phú quý, giàu sang. Hoa đào đẹp đến vậy là phải cám ơn thân cây mẹ. Ai mà biết được trong cái lốt vỏ sần sùi cũ kĩ ấy lại mang một tình mẫu tử rất thiêng liêng và cao quý. Suốt ba mùa đông, thu, hạ, đào chắt chiu từng giọt nắng, từng hạt sương, từng chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ để ấp ủ cho một sức sống mãnh liệt khi mùa xuân về.

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của cái tết ở miền bắc. Màu sắc đỏ thắm của hoa Đào đã tô điểm cho mùa xuân trên từng dãy phố, con đường, từng ngõ nhỏ làng quê; xua tan đi cái rét của miền Bắc và mang đến niềm vui, may mắn trong một năm mới an khang thịnh vượng.

Gần nhà em trồng rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây bàng đầu ngõ.

Cây bàng cao lớn như một vệ sĩ lặng lẽ âm thầm. Thân cây hơi sần sùi, khoác tấm áo màu nâu trầm tĩnh. Thân nó to, một vòng tay em ôm không xuể, từ đây mọc ra nhiều cành đâm ngang, thành nhiều tầng nhìn rất rõ. Gốc cây vững chắc bám sâu vào lòng đất. Nó có nhiều rễ ăn ngang trồi lên khỏi mặt đất như những con trăn khổng lồ. Tán cây xoè rộng, nhìn từ xa như một cây dù xanh khổng lồ. Cành lá sum suê, mùa hè xòa bóng mát căn phòng em ở trên tầng hai. Mỗi sáng sớm, ẩn mình trong cái dù ấy, những cô chim họa mi cất giọng hót véo von. Các cành cây vươn ra xa với những chiếc lá bàng to, xanh ngắt. Lá bàng hay bị một loài sâu nào đó gặm nhấm nên có những lỗ nhỏ nhìn dày đặc. Vào mùa thu, một cơn gió nhẹ thổi qua làm những chiếc lá bàng nhè nhẹ rơi xuống đất. Đến mùa hè, hoa bàng nở rộ rồi những quả bàng cũng ra đời. Chúng lớn dần thành những trái xanh xanh. Trái bàng chín có vị chua ngọt, chan chát, lũ trẻ con chúng em rất thích ăn, lại còn có cả nhân bàng bên trong ăn rất ngon và bùi. Em yêu cây bàng lắm. Cây che bóng mát cho căn phòng của em và cây thay đổi trong bốn mùa: mùa hè tốt tươi, mùa thu thay lá, trụi cành khi đông tới và đâm chồi nảy lộc khi xuân về. Cây bàng còn chứng kiến biết bao kỉ niệm tuổi thơ của em, những trưa hè trốn ngủ cùng chúng bạn trèo lên cây và bị bố cho ăn đòn..

Mỗi lần nhìn cây bàng em lại càng thấy thêm yêu và quí mến nó. Nó như người bạn gần gũi của em vậy.

 

Sân trường em học trồng rất nhiều loại cây để che bóng mát, nào là cây keo, cây xanh, cây phượng và cả cây bàng. Nhưng em thích nhất là cây bàng giữa sân vì cây bàng vừa to lại rộng có thể che bóng mát cho chúng em vui đùa.
Cây bàng ấy đã có từ rất lâu, do các anh chị khóa đầu tiên trồng và chăm sóc. Bây giờ có lẽ nó cũng đã gần mười tuổi. Thân cây bàng rất to, khoảng bốn đến năm bạn học sinh mới ôm hết một vòng. Thân có màu nâu sậm, vỏ xù xì, có nhiều mắt nhô ra. Cả thân hình lộ rõ vẻ chắc nịch, vững chãi. Sở dĩ thân cây bàng có thể oai hùng đón lấy gió sương là bởi vì chúng có một bộ rễ ăn sâu mặt đất. Cây bàng là loại cây có rễ cọc, những cái rễ dài loằng ngoằng nối đuôi nhau cắm xuống đất. Có những chiếc rễ lâu năm, trồi lên như những con rắn khổng lồ bao quanh gốc cây. Nhờ bộ rễ vững chắc ấy mà cây luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng. Cây bàng có rất nhiều cành, chúng sum sê ôm trọn thân cây vào lòng. Cành của cây bàng càng lên cao càng nhỏ và mỏng. Những chiếc cành mọc từ thân sẽ to, khỏe, chắc. Còn cành đâm ra từ cành lại nhỏ, yếu ớt hơn. Tuy nhiên chúng lại vươn cao hơn, chúng mọc đan xen nhau, lồng vào nhau như nhện giăng tơ.
Cây bàng có rất nhiều lá, mỗi cành đều nặng trĩu lá. Những chiếc lá hình bầu dục, có gân lá màu xanh. Màu của lá bàng thay đổi theo mùa. Hạ đến, ta sẽ thấy cây bàng mang một màu xanh đậm, những chiếc lá như nhuộm xanh cả một khoảng trời. Nhưng khi thu sang, lá vội chuyển ngay sang màu đỏ cam, rực cháy trên nền trời. Và chỉ cần một cơn gió nhẹ thoáng qua cũng đủ làm những chiếc lá rung rinh, rùng mình rơi xuống đất, tạo thành một tấm thảm đỏ êm ái. Khi đông tới, ta sẽ chẳng tìm thấy bất kì một lá bàng nào, có chăng chỉ là những cành cây khô khốc chọc thẳng lên trời. Hết đông, xuân về, những chồi non biếc xanh lú nhú nhô lên một màu xanh mơn mởn, tràn đầy nhựa sống. Đó là thời khắc lá bàng đẹp nhất, xanh tươi nhất!
Cây bàng vốn nhiều lá nên ta vẫn hay lầm tưởng rằng cây không có hoa. Nhưng thực chất hoa bàng rất đẹp. Hoa thường nở vào mùa hè, núp dưới những tán lá hay nách cành. Hoa bàng có màu trắng tinh khôi, hoa mọc thành từng chùm nhỏ li ti. Hoa bàng chẳng kiêu sa lộng lẫy như hoa hồng nhưng mang một nét đẹp dung dị, thân thuộc. Mỗi độ hoa nở, em thường hay dừng bước trước cây bàng mà lặng ngắm những bông hoa lặng lẽ tô thắm cho cây. Hoa không lung linh nhưng lại níu chân bao người tìm kiếm. Khi mùa hoa qua đi, cây bàng sẽ kết trái. Trái bàng cũng có hình bầu dục, trái nhỏ như trái táo, ở giữa to lên còn xung quanh có viền cứng màu xanh. Trái bàng khi còn non hay vừa già có màu xanh đậm như màu lá. Nhưng khi trái chín và chuẩn bị rụng thì có màu vàng rực. Cuối cùng, lâu ngày khô héo trái bàng mang màu của đất. Bên ngoài nhìn trái rất cứng, ăn vào lại có vị chan chát. Nhưng khi đập vỏ ra nhân bên trong ăn vừa bùi, vừa béo lại thơm. Nhân trái bàng ăn ngon như hạt dẻ, có thể nói đây là món ăn khoái khẩu của lũ học trò chúng em.
Cây bàng đó đã theo chúng em từ ngày đầu em bước vào trường. Đối với em, cây bàng gắn liền với bao kỉ niệm tuổi học trò, bao buồn vui. Em tự hứa sẽ cùng các bạn chăm sóc cây bàng tốt hơn nữa để cây bàng còn đồng hành mãi với bao thế hệ học trò sau này.

25 tháng 2 2022

Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết “bác” được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì “bác” đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với “bác” phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người “bạn già” luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa “bác” phượng kính yêu.

25 tháng 2 2022

Trường em đẹp lắm, đẹp nhất là hai hàng cây bên đường đi vào trường ngày ngày tỏa bóng râm mát cho chúng em. Trong những cây ấy, em yêu thích nhất là cây phượng vĩ.

Cây phượng bao nhiêu tuổi, chẳng ai biết rõ cả nhưng theo lời cô giáo chủ nhiệm của em kể thì cây đã được ba mươi năm tuổi rồi. Rễ cây màu nâu, to bằng hai ngón tay em, mấy chiếc rễ lớn còn nổi lên trên mặt đất, bò ngoằn ngoèo nhưng những con rắn. Gốc của cây to bằng một vòng tay em, màu bạc phếch do thời gian trôi qua, cây đón biết bao nắng mưa của cuộc đời. Bao quanh gốc còn có một ít cây rêu nhỏ màu xanh thẫm khiến cây càng mang vẻ già nua của con người đã từng trải. Thân cây tròn, màu nâu đậm. Không biết đã bao nhiêu thế hệ học trò cùng nắm tay nhau chạm lên thân cây, bao nhiêu thế hệ cùng nhau chơi đồ, chơi trên tìm nơi cây phượng này, có lẽ nhiều lắm, vì thân cây trơn, nhẵn bóng. Thân cây cao khoảng gần mười mét, càng lên cao vòng tròn thân càng thu hẹp lại. Đến gần ngọn, cây tỏa cành ra tám hướng. Các cành cây cứ phân bố từ lớn đến nhỏ rồi nhỏ hơn nữa. Toàn bộ lớp vỏ ngoài của cành đều mang một màu nâu nhạt. Các cành cây lớn trông chắc khỏe, cành nhỏ trông mảnh mai. Lá của phượng nhỏ, phân bố thành các lớp, mọc đối xứng hai bên cuống. Nó giống như lá me nhưng nhạt hơn và mịn hơn lá cây me. Lá non có màu xanh nõn, lá trưởng thành có màu xanh đậm, và lá giad mang màu vàng nhạt. Thu tới, lá cùng nhau rơi bay bay trong gió nhẹ. Đông qua, cành cây khẳng khiu trơ trọi nhưng đang ấp ủ bao mầm xanh mới. Xuân lại, lộc non chồi biếc tràn ngập, giọt sương đọng lên phản chiếu ảnh mặt trời long lanh như pha lê. Hè về là mùa của hoa phượng. Chùm hoa đỏ rực như lửa rung rung trong gió, sắc đỏ hòa sắp xanh như nỗi buồn niềm vui trong lòng các cô cậu học trò áo trắng khi hè sắp tới. Quả bàng khi già màu nâu, tiếng kêu lúc rụng xuống nghe khô khốc mà lại mang cái gì đó rất lãng mạn, rất thản nhiên. Cây phượng ấy đã gắn bó với em suốt năm năm tiểu học, thấy em trưởng thành từng ngày, bên em trong mọi nỗi vui buồn tuổi học trò.

Em rất yêu quý cây phượng nơi sân trường thân quen, ước một lần được quay ngược thời gian, trở về nơi sân trường ấy, cùng chúng bạn vui đùa hát vu vơ mấy câu.Hình ảnh cây phượng vẫn mãi là hình ảnh in đậm trong tâm trí em.

HT

26 tháng 2 2018

Tả cây cam 

Có lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.

Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra làm em phải ngất ngay. Mỗi ngày,bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.

Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc… Rồi mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng Mười một, ôi! Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to …Cứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.

Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ người trồng cây.” Ông ơi!Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt.

26 tháng 2 2018

Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu. 

Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội. 

Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.
 

18 tháng 1 2022

BẠN THAM KHẢO NHÉ:~

Thân cây mai không quá to, chỉ chừng cổ tay ở đoạn to nhất. Lên gần đến ngọn chỉ cỡ hai ngón tay. Ấy thế mà cây vẫn dẻo dai, vươn mình lên chống lại với cái rét, cái giá cuối đông đầu xuân để trổ biết bao nhiêu là chồi mới. Từng chồi mai nhỏ như giá đỗ, mập mạp, xanh xanh. Đáng yêu như trăm nghìn ngọn nến con đang diễn đồng ca trên thân mai. Rồi dăm ngày sau, theo cái gọi âu yếm của chị nắng xuân, chồi non bung mình thành những chiếc lá mới. Lá mai non nhỏ như một đốt ngón tay, màu hồng hồng xanh xanh. Mặt lá bóng bóng hắt lên từng quầng sáng nhạt như ô cửa kính vậy. Chờ chút nữa, lá to dần lên chừng ba ngón tay, chuyển màu xanh sẫm. Ấy là cây đã chuyển mình thành công để chào năm mới.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !~

#@ ngthibaothuan @#

18 tháng 1 2022

Sầu riêng là một trong những loại cây được trồng nhiều ở miền Nam. Đây được coi là một trong những loại trái cây đặc sản giàu giá trị dinh dưỡng.

Sầu riêng có thân cây khá nhỏ, thẳng ở phần gốc lên đến gần quá nửa thì phân nhánh. Mỗi cành cao tầm hơn 10 mét, nhánh cây toả rộng mang nhiều lá. Lá sầu riêng to, thuôn dài, mang màu xanh đậm, chồi non mơn mởn màng màu xanh non. Lá mọc sum suê, um tùm trên cành được bác nông dân tỉa cắt tạo thành những gốc cây tuyệt đẹp hình chóp tựa cây thông ngày Noel.

Hoa sầu riêng mọc thành từng chùm lớn, nằm sát thân cây, hoa có white color ngà tinh khôi tuyệt đẹp. Hoa có nhiều nhị với hương đưa thoang thoảng, dịu nhẹ. Hoa kết thành từng chùm quả trĩu cành, quả có gai nhọn như quả mít, nhưng sắc hơn. Cuống sầu riêng dài có màu nâu bám chặt vào thân cành.

Những chùm sầu riêng lủng lẳng quả trên cành thật hấp dẫn. Ruột sầu riêng được chia thành từng múi, mỗi quả thường bốn năm múi, có màu vàng đậm. Sầu riêng có mùi thơm đặc trưng, ngào ngạt và vị ngon béo ngậy.

Sầu riêng được chế trở thành nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho đời sống như làm sinh tố, làm mứt, bánh pía,… Em rất thích ăn loại quả này, đặc biệt là mỗi dịp vào miền Nam, gia đình em luôn được những cô bác biếu sầu riêng về làm quà.-(Tham khảo nha bn)

3 tháng 5 2020

  Vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả. Trong số những loại cây đó, cây dừa đã gắn bó và chứng kiến nhiều kỷ niệm tuổi thơ của em nhất.

  Nghe bố em kể lại cây dừa này được trổng từ khá lâu rồi. Từ xa nhìn lại, cây dừa cao, to như cột chống trời. Có lẽ các loài cây trong vườn coi cây dừa như một vị thủ lĩnh. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ cứng, sần sùi màu nâu đen. Dáng cây đứng thẳng như chiếc cột điện cao chót vót. Rễ dừa bò lên mặt đất như những chú rắn nhỏ, hiền lành. Vào những buổi trưa hè, em thường ngồi dưới đây để hóng mát. Đứng dưới gốc nhìn lên, em thấy những tàu dừa màu xanh sẫm như chiếc lược chải tóc cho mây xanh. Chen trong các tàu lá dừa là những bông hoa li ti. Hoa dừa không mang sắc vàng đậm như hoa điệp, hoa hướng dương mà nó có màu vàng nhạt thanh thoát và duyên dáng, trông thật đáng yêu. Khi những bông hoa dừa rụng xuống, em thường chọn những cánh to, dày để làm dây chuyền… khi thì gắn lên đầu, khi thì thắt quai áo. Những bông hoa ấy lìa cành đã để lại trên cây những quả dừa bé bỏng màu xanh non. Những trái dừa cứ lớn dần, lớn dần rồi lớn hẳn. Từng trái dừa to, kết thành từng chùm lúc lỉu trên cây như đàn lợn con.

  Mùa hè đến cũng là lúc dừa đã già. Mẹ thường hái xuống để bổ lấy nước cho cả nhà uống. Dưới cái nắng chói chang của mùa hè, được uống một cốc nước dừa thì thật là thích. Từng giọt nước dừa trong vắt, hương thơm man mát và ngọt dịu.

  Em rất yêu quý cây dừa nhà em.

                                                                          Chúc bạn học tốt        

18 tháng 8 2018

Vườn nhà tôi có trồng một hàng chuối, vì vườn rộng nên trồng chuối cũng dễ dàng, chuối sinh trưởng nhanh và mang lại nhiều lợi ích nên gia đình nào ở quê nhà nào cũng trồng chuối.
Thân chuối tròn nhẵn. Tàu lá chuối như như một tấm vãi mềm màu xanh tươi non. Cứ như thế, nhiều tàu lá vừa to, vừa dài xòe ra làm chiếc dù lớn để che cho nhưng nụ, những chồi bé bỏng, tươi ngon,… Những đêm trăng đứng từ góc nhà nhìn ra, từng tàu lá chuối đẫm sương ánh lên như nước, sóng sánh cùng màu trăng gợi lòng ta bao cảm xúc. Từ giữa cây chuối, ở trên cùng, tàu lá non mềm cuộn tròn như một phong thư ủ kín, bọc lấy cái vẻ tinh khiết của khí trời, nhựa sống, bọc lấy vẻ mềm mại của biết bao hương vị đồng quê để rồi cứ mỗi ngày mới cái phong thư xanh non mềm mại ấy dần mở ra chào em trong nắng theo cả sắc trời xanh trong và màu nắng sớm. Hoa chuối ngọt ngào, quyến rũ làm sao vì thế trong vườn nhà tôi rập rờn ong bướm và rộn ràng tiếng chim...

18 tháng 8 2018

Thân chuối tròn nhẵn. Tàu lá chuối như như một tấm vãi mềm màu xanh tươi non. Cứ như thế, nhiều tàu lá vừa to, vừa dài xòe ra làm chiếc dù lớn để che cho nhưng nụ, những chồi bé bỏng, tươi ngon,… Những đêm trăng đứng từ góc nhà nhìn ra, từng tàu lá chuối đẫm sương ánh lên như nước, sóng sánh cùng màu trăng gợi lòng ta bao cảm xúc. Từ giữa cây chuối, ở trên cùng, tàu lá non mềm cuộn tròn như một phong thư ủ kín, bọc lấy cái vẻ tinh khiết của khí trời, nhựa sống, bọc lấy vẻ mềm mại của biết bao hương vị đồng quê để rồi cứ mỗi ngày mới cái phong thư xanh non mềm mại ấy dần mở ra chào em trong nắng theo cả sắc trời xanh trong và màu nắng sớm. Hoa chuối ngọt ngào, quyến rũ làm sao vì thế trong vườn nhà tôi rập rờn ong bướm và rộn ràng tiếng chim

26 tháng 2 2018

Có 2 kiểu cấu tạo 

 a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây (cây vú sữa).

1. Mở bài: Giới thiệu cây vú sữa (Ai trồng? Trồng ở đâu? Được mấy mùa trái ngọt?)

2. Thân bài: + Tả khái quát cây vú sữa: chiều cao, hình dáng... + Ta lần lượt từng bộ phận: (thân, gốc, vỏ cây, cành, lá, hoa, trái...) 

3. Kết bài: Cảm nghĩ về cây vú sữa.

  b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển:

 1. Mở bài: Giới thiệu cây chuối tiêu (Ai trồng? trồng ở đâu?...) 

 2. Thân bài: Tả khái quát thời kì cây đang ra hoa. + Lúc mới nhú lên, hình thù hoa chuối ra sao? màu gì? + Lúc hoa chuối bắt đầu kết trái + Buồng chuối hình thành như thế nào? Hình dáng các quả chuối. + Buồng chuôi phát triển, quả chuối căng tròn như thế nào? Khi chín bói nó ra sao?

 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về ích lợi của cây chuối. 
 

26 tháng 2 2018

Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:

-    Phần đầu giới thiệu miêu tả chung về cây (mở bài).

-    Phần thứ hai đi sâu vào miêu tả một hay nhiều bộ phận của cây hoặc nói về các giai đoạn phát triển quan trọng của cây (thân bài).

-     Phần kết bài: có thể nêu lợi ích, vẻ đẹp của cây hoặc cảm xúc của người viết