Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đói cho sạch rách cho thơm
áo rách khéo vá hơn lành vụng may
giấy rách phải giữ lấy lề
ăn có mời, làm có khiến
áo rách cốt cách người thương
ngôn tất tiên tín
Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Hành trình của bầy ong, hẳn là trong chúng ta ít nhiều biết đến. Bởi tính cần mẫn chăm chỉ của những chú ong thợ, hành trình mang về mật ngọt của bầy ong khiến con người ngưỡng mộ. Nhưng tôi muốn nói đến hành trình khác, hành trình của những người thợ ong.
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Hành trình của bầy ong, hẳn là trong chúng ta ít nhiều biết đến. Bởi tính cần mẫn chăm chỉ của những chú ong thợ, hành trình mang về mật ngọt của bầy ong khiến con người ngưỡng mộ. Nhưng tôi muốn nói đến hành trình khác, hành trình của những người thợ ong.
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên...
Bởi tính chất đặc biệt của công việc, người thợ ong cũng trở thành những kẻ lữ hành trên con đường tìm lấy mật ngọt cho đời. Nay bắc mai nam, khi đồng bằng khi rừng núi, hành trình của những người thợ ong tùy thuộc vào các mùa hoa. Xưa những người gác ong ở rừng Cà Mua mỗi ngày vào rừng tìm nơi nhánh cao, ánh sáng thích hợp gác kèo ong, vậy là chờ đến ngày thu được những giọt mật rừng ngọt lịm. Nhiều người ở vùng đồng bằng nuôi giải trí vài thùng ong cứ đóng thùng để đó, trong góc sân hay mé vườn. Đàn ong tự bay đi tìm phấn hút mật. Còn với người làm nghề mật quy mô lớn, mỗi chuyến chuyển trại là một hành trình của cả ong và người và xe.
Bầy ong giong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Tôi may mắn có ông anh làm nghề thợ ong, thỉnh thoảng anh lại gọi điện cho tôi từ một vùng xa xôi nào đó. Thỉnh thoảng lại được theo trại đến một vườn hoa tự nhiên nào đó. Vào mùa nhãn, lại thấy trại của anh cắm ở Tây Ninh giữa bạt ngàn khoai mì và nhãn. Có khi lại xuôi về vạt Long An Mộc Hóa, đó là mùa ong ăn bông tràm. Rồi khi cao su vào mùa rộ hoa, trại ong lại ngược lên mạn Bình Phước. Đôi lúc trại theo mùa hoa đến tận vùng Đắc Lắc – Kon Tum. Khi xui rủi, trại chỉ cầm cự được chừng vài thùng ong chúa, anh lại xuôi về cắm trại nghỉ ngơi dọc theo mấy vườn nhãn gần quê nhà ở Tiền Giang. Vậy đó, người thợ ong thành ra cũng rong ruổi trăm miền theo đường hoa như những con ong tìm mật.
Có một điều thú vị là mỗi một khu vực hoa đặc trưng lại cho ra một loại mật khác nhau. Tôi hỏi, mật ong mà cái nào không giống cái nấy. Anh trả lời, sao giống được, mật khác nhau chớ. Để chứng minh, anh mang ra một ít mật còn lại của mùa trước, anh bảo là của để dành. Đó là lọai mật thu được từ mùa ong ở vườn nhãn. So với mật hoa tràm, loại mật này có màu vàng nhạt và trong hơn, mùi thơm cũng nhẹ nhàng thoang thoảng. Mật tràm màu đậm như nước màu thắng khét, lại có lợn cợn phấn hoa, mùi nồng gắt hơn. Người trong nghề, chỉ cần liếc ngang là biết được đó là loại mật ong gì, có pha lẫn tạp chất hay tinh khiết.
Những con ong hay lắm nhé, có lẽ đó là bãn tính tư nhiên của loài vậy này. Trại vừa cắm xuống, hôm sau chúng đã tung ra bốn hướng tìm hoa để cuối ngày mang sản phẩm về cùng đồng đội. Trại cứ như là cái đảo giữa bốn bề thiên nhiên, đi đâu rồi thì chúng cũng về với mái nhà của chúng. Còn với người thợ ong, mỗi nơi trại đi qua là những câu chuyện dài của tình người và tình đất.
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn
Với bản tính hiếu khách hòa đồng cởi mở của người Việt, nơi nào trại ong của anh đi qua cũng để lại một chút buồn luyến tiếc của những người chủ đất. Ở lâu ngày đất lạ bỗng thành quen mà…
Cho ong ăn cũng là một điều lý thú. Loại ong nuôi công nghiệp không phải là loại ong mật tự nhiên, đó là những chú ong được lai tọa và nhập từ Inđô, Malay to hơn ong mật của ta rất nhiều. Đôi khi phấn hoa không đủ, phải trộn thêm đồ ăn thì ong mới đủ sức để cung cấp mật. Thức ăn chủ yếu là đường, bột đậu nành, bột phấn hoa công nghiệp và thêm các chất phụ gia khác. Đôi khi là một ít thuốc trong mùa dịch bênh. Nói chung một khi đã nuôi công nghiệp thì hiếm cái gì còn giữ được chất tự nhiên của nó. Tất cả được trộn thành một hỗn hợp bột bột, quện thành tảng tròn lớn rồi đặt vào cái khay dưới mỗi thùng ăn. Đặt bột vào chiều hôm trước mà hôm sau đã thấy cái khay nhẵn trơn rồi. Mỗi loài vật nuôi ăn có một loại thức ăn đặt thù. Thức ăn của ong đặc biệt là khá Thơm và Ngọt.
Vất vả nhất có lẽ là những chuyến chuyển trại. Và không phải lần chuyển trại nào cũng mang theo được tất cả những chú ong thợ. Phải chấp nhận bỏ lại những con ong lạc bầy và chết rũ ở một nơi nào đó. Vào ngày chuyển ong, chờ cho trời sập tối mới “đóng cửa thùng”. Ong chúa lúc nào cũng trong thùng rồi, chỉ có vài con ong thợ canh gác hay đi ăn đêm về muộn là còn sót lại. Đến khuya thì khuân thùng ra xe, thùng ong không nặng lắm nhưng mấy người phu khuân vác ngán nhất là nỗi ong chính. Những con canh gác dù có hy sinh thân mình thì vẫn cứ tấn công kẻ nào dám tấn công tổ của nó. Cứ thế, tầm chiều toàn trại phải thu gom lại, đợi trời tối là vác ong lên xe. Đến sáng hôm sau thì đến địa điểm mới – trước đó đã mất mấy lần đi tiền trạm, nghiên cứu địa bàn và thuê đất. Mỗi đợt chuyển vài trăm thùng ong coi như là một lần vượt cạn của người thợ.
Vậy đó
Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Và người thợ ong bằng một cách nào đó cũng đã giữ lại những mùa hoa, tích cóp từng giọt mật cho đời.
3x - 23 = 32 + 114
=> 3x - 8 = 9 + 1
=> 3x - 8 = 10
=> 3x = 18
=> x = 6
vậy_
1)\(3x-2^3=3^2+1^{14}=9+1=10\)\(10\)
\(\Rightarrow3x-8=10\Rightarrow3x=10+8=18\)
\(\Rightarrow x=18:3=6\)
2)\(2^5x-3^3x=121-\frac{15}{15}\)
\(\Rightarrow x.\left(2^5-3^3\right)=121-1\)
\(\Rightarrow x.5=120\Rightarrow x=120:5=24\)
( - 17 ) x 24 + 76 x ( - 17 )
= ( - 17 ) x ( 24 + 76 )
= ( - 17 ) x 100
= -1700
Lời giải:
\(A=\frac{2}{3.5}+\frac{2}{5.7}+\frac{2}{7.9}+...+\frac{2}{97.99}\)
\(=\frac{5-3}{3.5}+\frac{7-5}{5.7}+\frac{9-7}{7.9}+...+\frac{99-97}{97.99}\)
\(=\frac{1}{3}-\frac{1}{5}+\frac{1}{5}-\frac{1}{7}+\frac{1}{7}-...+\frac{1}{97}-\frac{1}{99}\)
\(=\frac{1}{3}-\frac{1}{99}=\frac{32}{99}>\frac{32}{100}=32\) %
Ta có đpcm.
\(\dfrac{2}{3.5}+\dfrac{2}{5.7}+\dfrac{2}{7.9}+...+\dfrac{2}{97.99}\)
=\(\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{5}+\dfrac{1}{5}-\dfrac{1}{7}+\dfrac{1}{7}-\dfrac{1}{9}+...+\dfrac{1}{97}-\dfrac{1}{99}\)=\(\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{99}=\dfrac{32}{99}\) mà 32%=\(\dfrac{32}{100}\)
=>\(\dfrac{33}{99}>\dfrac{32}{100}\)=>\(\dfrac{2}{3.5}+\dfrac{2}{5.7}+\dfrac{2}{7.9}+...+\dfrac{2}{97.99}>\dfrac{32}{100}\)=>\(\dfrac{2}{3.5}+\dfrac{2}{5.7}+\dfrac{2}{7.9}+...+\dfrac{2}{97.99}>32\%\)