Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài viết số 2 lớp 6 đề 1: Kể về một việc tốt em đã làm.
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.– Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.Tham khảo!
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết).
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và tập trung nói về vẻ đẹp mặt trời mọc trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Cô Tô, hình ảnh mặt trời thiên nhiên đã được tác giả miêu tả vô cùng chân thực, sinh động và là hình ảnh đặc sắc nhất trong văn bản. Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc để so sánh mặt trời trên đảo sau cơn bão với lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn tròn trĩnh, phúc hậu. Hình ảnh mặt trời huy hoàng rực rỡ ấy hiện lên trên làn mây màu bạc và nước biểu màu hồng tựa như một mâm lễ phẩm. Nhờ có hình ảnh so sánh đặc sắc và cách so sánh tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân, hình ảnh mặt trời hiện lên thực sự chân thực, biểu cảm, gây ấn tượng với người đọc. Người đọc có thể hình dung được hình ảnh của một vầng thái dương không chỉ huy hoàng rực rỡ mà còn tượng trưng cho cuộc sống ấm no, bình dị trên đảo Cô Tô thân thương. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, hình ảnh "Mặt trời đội biển nhô màu mới" cũng thể hiện được sự huy hoàng của bình minh trên biển. Tóm lại, nhờ có hình ảnh so sánh mà mặt trời lúc bình minh trên đảo Cô Tô hiện lên sinh động, gấy ấn tượng với bạn đọc.
Mk chỉ nhớ đề của bài tập làm văn thôi
Hãy kể cảm nghĩ của em về 1 nhân vật mà em đã học
mình cần bài văn số 2 cơ thôi dù sao cũng cảm ơn bạn nha!!!
mình là kể một lần mắc lỗi hoặc một lần làm việc tốt của em
mà cậu học trường nào đấy,mình học trường Trung Học Cơ Sở Tây Mỗ lớp 6A3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Người kể chuyện
B. Chị Cốc
C. Dế Mèn
D. Dế Choắt
2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?
A. Tạ Duy Anh
B. Vũ Tú Nam
C. Tô Hoài
D. Đoàn Giỏi
3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?
A. Kênh rạch bủa giăng chi chít
B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ
C. Chợ nổi trên sông
D. Kết hợp cả A, B và C.
4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:
A. Tả cảnh sông nước
B. Tả người lao động
C. Tả cảnh sông nước miền Trung
D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.
5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?
A. Chú bé Phrăng
B. Thầy giáo Ha – men
C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men
D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.
6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?
A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy
B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy
C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy
D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa
Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái
Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015
7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?
A. Sự việc
B. Lời kể
C. Người kể chuyện
D. Cốt truyện
8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
A. Kí
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Truyện thơ
9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?
A. Định nghĩa
B. Đánh giá
C. Giới thiệu
D. Miêu tả
10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?
A. là + một cụm danh từ
B. là + một cụm động từ
C. là + một cụm tính từ
D. là + một kết cấu chủ vị
11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?
A. Đánh giá
B. Định nghĩa
C. Miêu tả
D. Tồn tại
12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:
A. Động từ và danh từ
B. Động từ và tính từ
C. Động từ và số từ
D. Động từ và lượng từ
13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?
A. Chỉ quan hệ thời gian
B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
C. Chỉ mức độ
D. Chỉ khả năng
14. Trong hai câu thơ:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?
A. Sai về nghĩa
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu vị ngữ
D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
II. Tự luận (6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.
Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.
Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biết bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.
Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.
Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.
Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.
Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.
(Chúc bạn học tốt )
chưa có ai kiểm tra hết bạn ơi.NHƯng theo mk nghĩ thì kể chuyện đời thường đó
Co!!nhung mk chua lam!
có mình nè