Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Dựa trên các hoạt động mô phỏng của từng hệ thống của phần mềm, em hãy trình bày lại các hoạt động của hệ thống này:
- Hệ tuần hoàn.
- Hệ hô hấp.
- Hệ tiêu hóa.
- Hệ bài tiết.
- Hệ thần kinh.
Trả lời:
- Hoạt động của hệ tuần hoàn: Tuần hòa phổi (hay còn gọi tiểu tuần hoàn) và tuần hoàn hệ thống (hay còn gọi là đại tuần hoàn). Hai vòng tuần hoàn này đều hoạt động chủ yếu bởi sức bơm của cơ tim.Máu trong động mạch đi từ tim đến các bộ phận của cơ thể, sau đó máu trong tĩnh mạch lại từ các bộ phận của cơ thể chảy về tim. Trái tim giống như một chiếc bơm, đẩy máu vào các động mạch. Sức đẩy này hao hụt dần suốt chiều dài của hệ mạch do sự ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu. Còn vận tốc máu ở tĩnh mạch lại tăng dần do được sự hỗ trợ chủ yếu bởi sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, thêm vào đó sức hút của lồng ngực khi ta hít vào và sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra khiến máu trong tĩnh mạch chịu áp lực lớn, bị dồn ép chảy về tim.
- Hoạt động của hệ hô hấp: Lượng không khí hít vào có thể mang theo bụi bậm chứa mầm bệnh gây ra viêm nhiễm cho hệ hô hấp lẫn hệ tiêu hóa trên, mà cụ thể là vùng hầu họng. Một hệ thống lông mao có ở khắp nơi trong hệ thống dẫn khí làm nhiệm vụ lọc, ngăn chặn & quét ngược các bụi bậm trở ra khỏi hệ hô hấp. Khí quản là một ống có cấu tạo chủ yếu là sụn, bắt nguồn từ thanh quản rồi chạy song song với thực quản bên trong lồng ngực. Đầu còn lại của khí quản được chia là hai nhánh lớn để dẫn khí vào từng phổi qua vô số các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo (gọi là tiểu phế quản) đến từng vị trí trong mô phổi. Các tiểu phế quản dẫn khí đến phổi làm thổi phồng các túi khí bên trong phổi (gọi là phế nang), nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với hồng cầu. Từ hai nhánh phế quản vào hai phổi, sự phân chia thành các tiểu phế quản & tiểu tiểu phế quản cần thiết để dẫn khí cho cả 300-400 phế nang cho mỗi buồng phổi. Quá trình trao đổi khí xảy ra do việc tiếp xúc giữa hồng cầu với không khí giàu oxy trong phế nang. Các hemoglobin có trong hồng cầu bắt giữ lấy các phân tử oxy & nhả ra các phân tử CO2 vào phế nang. Đây là chức năng cơ bản và thiết yếu nhất của hệ hô hấp. Hiển nhiên CO2 sẽ bị thải ra ngoài trong thì thở ra, còn O2 được đem đến cung cấp cho tế bào để đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Quá trình này cứ tiếp diễn từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây để duy trì chức năng cơ bản của sự sống.
- Hoạt động của hệ tiêu hóa:
+ Tiêu hóa ở miệng
+ Tiêu hóa ở ruột non
+ Hấp thụ ở ruột non
+ Ruột già và sự thải phân
- Hoạt động hệ bài tiết: Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại trong máu tạo thành nước tiểu. Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu từ thận xuống bóng đái là nơi chứa nước. Ống đái có chức năng thải nước tiểu ra ngoài.
- Hoạt động của hệ thần kinh:
+ Tiếp nhận kích thích thần kinh.
+ Tái hiện ghi nhớ.
+ Nhận biết.
+ Nhận thức
+ Điều khiển hoạt động của cơ thể
Bài 2 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Trong hệ xương của con người, xương nào dài nhất, xương nào dài thứ hai?
Trả lời:
- Trong hệ xương của con người xương đùi là dài nhất, xương cẳng chân dài thứ hai.
Bài 3 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Trong quả tim của người có mấy cái van lớn? Các van này nằm ở bộ phận nào trong trái tim? Công dung của các van này là gì?
Trả lời:
Có bốn loại van tim chính, nằm ở trung tâm là
Van ba lá ngăn thông nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải, dòng máu từ thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy
Van động mạch phổi gồm ba van nhỏ hình tổ chim ngăn|thông|nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi.
Van hai lá ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Cho phép máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, dòng máu từ thất trái qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể.
Van động mạch chủ ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ.
Van tim quyết định hướng chảy tuần hoàn máu theo một chiều nhất định.
Bài 4 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Vì sao thức ăn qua đường miệng không bị chui vào khí quản?
Trả lời:
- Trên đường đi của thức ăn, có một nắp đậy hình chiếc lá ở đáy lưỡi được tạo thành bởi tập hợp các mô gọi là nắp thanh quản. Nó ngăn không cho thức ăn đi vào trong khí quản khi chúng ta đang nuốt. Cùng lúc đó, các dây thanh âm khép chặt bịt kín đường thở, xương móng và thanh quản bị kéo hướng lên trên và tiến về phía trước khiến thực quản mở ra. Chúng ta sẽ tạm thời ngưng thở trong quá trình nuốt.
Bài 5 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Em hãy tra cứu từ điển để tìm tên tiếng Việt tương ứng cho các bô phận sau của ruột già: ileum – cecum – ascending colon – traverse colon – descending colon – sigmoid colon rectum.
Trả lời:
- ileum: hồi tràng.
- ileum: ruột già
- ascending colon: tràng lên.
- traverse colon: tràng ngang.
- descending colon: tràng xuống.
- sigmoid colon rectum: hậu môn đại tràng sigma.
Bài 6 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Thận đóng vai trò gì trong hệ bài tiết? Em hãy giải thích vì sao trong các hình vẽ mô tả chức năng của thận, các động mạnh đi vào được tô màu đỏ, tĩnh mạch đi ra màu xanh? Ngược lại với phổi, động mạnh đi vào được tô màu xanh, tĩnh mạch đi ra thì tô màu đỏ?
Trả lời:
- Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại trong máu tạo thành nước tiểu.
Bài 7 (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Trong cơ thể người, cơ nào là khỏe nhất? Cơ nào là dài nhất?
Trả lời:
- Cơ khỏe nhất còn tùy thuộc vào thể trạng và quan niệm của mỗi người. Có người sẽ cho rằng cơ đùi là khỏe nhất. Nhưng cũng có người cho rằng cơ tim mới là cơ khỏe nhất vì tim hoạt động liên tục không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời con người.
- Cơ dài nhất là cơ đùi.
Tìm hiểu mở rộng (trang 90 sgk Tin học lớp 8): Ở màn hình chính của phần mềm, nháy chuột vào biểu tưởng có chữ EXERCISES để vào chức năng kiểm tra kiến thức của phần mềm. Màn hình kiểm tra phần mềm có dạng sau:
Trả lời:
Nháy chuột cọn một trong ba biểu tưởng trong màn hình kiểm tra, màn hình như sau xuất hiện để thực hiện các lựa chọn trước khi làm bài.
Khi làm xong phần mềm sẽ thông báo ngay kết quả trên màn hình và em có thể làm lai hoặc tiếp tục.
Các dạng câu hỏi kiểm tra của phần mềm.
1. FIND: Tìm bộ phận theo tên.
2. QUIZ: Tìm bô phận theo chức năng.
3. TEST: nhận dạng bô phận đã đánh dấu trên màn hình.
gọi x là số tuổi của em .
anh sẽ có số tuổi là x+6
ta có sau hai năm nữa thì số tuổi của anh gấp đôi số tuổi của em
ta có : số tuổi của anh là x+6+2
số tuổi em là x+2
ta có \((x+6+2)/(x+2)=2\)
=> x=4
ta có số tuổi anh bằng x+6=4+6=10t
Cái pt này có tách ra được ko vậy?
\(x^2+24x-1728=0\)
Nếu tách ra được thì là bao nhiêu với bao nhiêu?
\(\Delta=24^2+4.1728=7488,\sqrt{\Delta}=\sqrt{7488}\)
Vậy không thể tách
Gọi x là thời gian đội 1 làm
y là thời gian đội 2 làm ( x, y >0 ) đơn vị :giờ
trong 1 giờ đội 1 làm được\(\frac{1}{x}\)(công việc)
trong 1 giờ đội 2 làm được\(\frac{1}{y}\)(công việc)
Theo đề ta có: \(x+y=25\)
2 đội cùng làm thì công việc hoàn thành 6h => Làm được \(\frac{1}{6}\)(công việc)
\(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{1}{6}\)
=> Ta có PT :\(\hept{\begin{cases}x+y=25\\\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{1}{6}\end{cases}}\)
Giải hệ PT để ra tiếp KQ
Bài làm :
A) Phương trình hóa học :
\(4Al+3O_2\rightarrow2Al_2O_3\)
Số mol của nhôm là :
\(n_{Al}=\frac{m_{Al}}{M_{Al}}=\frac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)
Theo phương trình hóa học ; ta có:
\(n_{O2}=\frac{3}{4}n_{Al}=\frac{3}{4}.0,2=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V=n_{O2}.22,4=0,15.22,4=3,36\left(l\right)\)
B) Phương trình hóa học :
\(2KMnO_4\rightarrow K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)
Theo phần a , ta có : nO2=0,15 mol .
Theo phương trình hóa học =>nKMNO4=2.nO2=2.0,15=0,3(mol)
Khối lượng KMnO4 lí thuyết là :
\(m=n_{KMnO_4}.M_{KMnO_4}=0,3.158=47,4\left(kg\right)\)
Vậy khối lượng kali pemanganat cần dùng là :
\(47,4\div100\times110=52,14\left(g\right)\)
Chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
a)ta có: \(n_{Al}=\frac{5,7}{24}=0,2\) (mol)
PTHH: \(4Al+3O_2\rightarrow2Al_2O_3\)
Theo PTHH, ta có: \(n_{O_2}=\frac{3}{4}.0,2=0,15\) (mol)
=> \(V_{\left(đktc\right)}=0,15.22.4=3,36\) (l)
b) ta có: \(n_{KMnO_4}=2.0,15=0,3\)(mol)
PTHH: \(2KMnO_4\rightarrow K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)
Theo lý thuyết cần dùng: \(0,3.158=47,4\)(g)
-------------------------------- \(10\%KMnO_4=47,4.10\%=4,74\)(g)
------- thực tế -------------- \(m_{KMnO_4}=47,4+4,74=52,14\)(g)
Ta sử dụng hằng đẳng thức \(\left(a+b+c\right)^2=a^2+b^2+c^2+2ab+2bc+2ca=\left(a^2+b^2+c^2\right)+2\left(ab+bc+ca\right).\)
Theo giả thiết \(a+b+c=9,a^2+b^2+c^2=53\to81=53+2\left(ab+bc+ca\right)\to\)
\(ab+bc+ca=\frac{81-53}{2}=\frac{28}{2}=14\to A=3\left(ab+bc+ca\right)=52.\)
2. Ta có \(4x^2-12x-1=-10\to\left(2x\right)^2-2\cdot2x\cdot3+9=0\to\left(2x-3\right)^2=0\to2x-3=0\to x=\frac{3}{2}.\)
CÁCH SỬ DỤNG SCRATCH, NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH CHO TRẺ EM
1. Cách Tải Và Cài Scratch
Bước 1: Trước khi sử dụng Scratch tất nhiên chúng ta cần phải tải Scratch về và cài đặt.
Bước 2: Sau khi hoàn tất tải Scratch, nhấn đúp vào phần mềm để cài đặt và giao diện chào mừng sẽ hiện lên. Bước này không có gì đặc biệt nên bạn cứ nhấn Next nhé.
Bước 3: Tại bước tiếp theo sẽ cho bạn lựa chọn nơi cài đặt Scratch, nếu muốn thay đổi nhấn vào Browse và lựa chọn nơi cài, còn không thì nhấn Next cho đến khi phần mềm Scratch được cài vào máy.
Bước 4: Khi có thông báo Scratch has been installed on your computer, bạn hãy nhấn Finish để kết thúc quá trình cài đặt thành công Scratch.
2. Sử Dụng Scratch Lập Trình Cho Trẻ Em.
Bước 1:Việc sử dụng Scratch rất đơn giản với giao diện kéo và thả, mặc dù Scratch có hỗ trợ cả viết code nhưng với trẻ em bạn không cần quan tâm vấn đề này vì với đống mã lệnh mà Scratch cung cấp đủ cho bạn tạo ra rất nhiều thứ độc đáo.
Bước 2: Công việc sử dụng Scratch lập trình rất đơn giản, có 8 bảng với nhiều thanh công cụ được lập trình sẵn, nhiệm vụ của bạn là ném các thanh đó và sắp xếp chúng theo dạng mệnh lệnh như hình dưới đây.
Đầu tiên là thanh lệnh chuyển động.
Bước 3: Tiếp theo là thanh ngoại hình, nơi cho phép nhân vật của bạn thay đổi hình dạng hoặc nói một từ bất kỳ tùy theo câu lệnh bạn muốn. Chẳng hạn như trong bài viết này Taimienphi.vn sử dụng Scratch để cho con mèo nói xin chào và Taimienphi.vn.
Bước 4: Mục tiếp theo chính là điều khiển, nói nôm na đây chính là phần tạo ra các tương tác giữa phần mềm và bạn. Bạn có thể chạy lệnh bằng một phím bất kỳ hay chỉ định phụ thuộc vào lệnh bạn gán.
Bước 5: Tại đây chúng tôi đã "kéo thả" một số câu lệnh để bạn đọc có thể dễ hình dung hơn về cách sử dụng Scratch.
Bước 6: Bấm vào biểu tượng lá cờ màu xanh để tiến hành khởi động các câu lệnh đã lập trình sẵn trên Scratch.
Bước 7: Bạn sẽ thấy các câu lệnh lần lượt được chạy trên Scratch.
Cả bao gồm chuyển động lẫn lời thoại đều được hiển thị theo đúng những gì bạn sắp xếp.
Bước 8: Scratch không hỗ trợ xuất ra các file chung để bạn có thể sử dụng dễ dàng nhưng nó cũng xuất ra file đặc thù của Scratch để bạn có thể lập trình tiếp hoặc bổ sung khi cần.
Khi lưu file sẽ được ghi đầy đủ các thông tin cần thiết để tiện cho việc chia sẻ, tuy hiện hạn chế ghi tiếng Việt nhé vì phần mềm Scratch không hỗ trợ đâu.