Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Nghị luận
Câu 2: Yêu thương, quan tâm, kính trọng giúp đỡ nhưng người đang gặp khó khăn; tránh xa những thứ xấu
Câu 3: Liệt kê ➙ Xác định những gì ta phải kính trọng, đều phải nhường bước cung kính
Câu 4: Cuộc sống trở nên hạnh phúc, tươi đẹp khi mang đến sự ấm áp của tình người, động viên, nâng đỡ, cứu vớt con người và làm cho sự sống của mình ý nghĩa hơn…
1. Đoạn trích được trích từ văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà Ánh Minh
2. PTBD: miêu tả và biểu cảm
3. BPTT: liệt kê
Tác dụng: Cho thấy sự đa dạng và phong phú của các loại giai điệu nhạc Huế
4. Diễn ra khi đêm về khuya, nét sinh hoạt này giúp ca Huế luôn không lẫn với các loại ca khác
5. Đây là vùng đất đẹp, cảnh vật trữ tình và con người khiến cho người khác gặp 1 lần là nhớ
Dựa vào văn bản “ Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng, viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu để làm rõ tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng khi nói chuyện với bà cô. Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động ( gạch chân và chú thích rõ) Cần gấp ạ
Cj có đề thi Văn với mấy môn khác em tham khảo nhé:
Câu hỏi của Hoàng Minh Nguyệt - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
Tham Khảo
Trên dải đất hình chữ S thân yêu này, với em mỗi chuyến đi là một kỉ niệm đẹp. Mỗi nơi em đặt chân đến đều là mảnh đất thương nhớ. Một chuyến đi tham quan mà em luôn nhớ mãi.
Cuối năm học lớp ba, nhà trường tổ chức cho chúng em một chuyến tham quan thủ đô của đất nước. Đứa nào đứa ấy háo hức chuẩn bị, chờ mong được đến Hà Nội nổi tiếng ba mươi sáu phố phường. Sáng hôm ấy, trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ nhảy nhót . Chúng em lên xe, khởi hành đến thành phố thân yêu của tổ quốc.
Điểm dừng đầu tiên là lăng Bác – nơi Bác Hồ kính yêu nằm lại để nhân dân được đến thăm Bác. Chúng em xếp hàng ngay ngắn để cùng vào trong viếng Bác. Bác nằm đó, thân thương và gần gũi, giống như lúc sinh thời vẫn luôn yêu thương nhi đồng. Rời lăng Bác, cô giáo đưa chúng em đến hồ Hoàn Kiếm. Mảnh hồ yên tĩnh không một gợn sóng. Chính tại nơi đây, khi xưa vua Lê Lợi đã trả gươm cho Rùa Kim Quy. Những cây cổ thụ vươn rộng tán lá soi mình xuống bóng nước. Nắng chiếu xuống mặt hồ lấp lánh như ánh bạc. Hàng liễu mong manh trước gió như nàng thiếu nữ e thẹn soi gương chải tóc qua mặt hồ. Những bồn hoa thi nhau khoe sắc tỏa hương. Tất cả hòa quyện vào nhau như đang vui vẻ vẫy tay đón chào đoàn người qua lại tấp nập.
Chúng em men theo con đường, đi qua bưu điện sừng sững trong nắng ban mai. Kia cầu Thê Húc màu sơn đỏ chót, như con tôm cong mình giữa lòng Hà Nội bắc qua đền Ngọc Sơn thiêng liêng, trầm mặc. Tháp Bút uy nghiêm đứng nơi cổng vào tượng trưng cho nghìn năm văn hiến của dân tộc. Đền Ngọc Sơn giấu mình qua lùm cây um tùm, xanh mát quanh năm như một cố nhân lặng im ngắm nhìn thành phố đổi thay từng ngày. Trong đền, khói hương nghi ngút. Những cô, những bà mặc áo dài, thành kính cầu mong. Khung cảnh đền yên bình mà thanh tịnh. Lòng người chợt trở nên thanh thản hơn nhiều so với cuộc sống xô bồ vội vã ngoài kia. Đoàn chúng em thắp hương cầu nguyện rồi yên lặng ra về. Bên kia cổng là tượng đài ba cảm tử quân ôm bom ba càng, lưỡi lê. Trên đó khắc dòng chữ “ Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tất cả chợt gợi nhắc về một Hà Nội xa xưa anh hùng, bất khuất với bao người đã ngã xuống hi sinh cho độc lập tự do hôm nay.
Rời Đền Ngọc Sơn, chúng em đến phố Tràng Tiền, cùng nhau thưởng thức những que kem mang đậm hương vị thuộc về riêng Hà Nội. Sau đó di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám trước khi kết thúc chuyến đi. Văn Miếu rộng lớn, uy nghiêm. Chúng em được hướng dẫn viên giới thiệu lịch sử lâu đời của Văn Miếu, tham quan xung quanh. Những danh nhân, kỳ tài của đất nước, những tượng rùa khắc tên tiến sĩ làm chúng em hứng thú. Du khách tham quan rất đông, không chỉ là người Việt Nam từ khắp mọi miền Tổ quốc mà còn có cả du khách nước ngoài. Họ chăm chú lắng nghe phiên dịch và không ngừng cảm nhận về lịch sử Việt Nam. Em chợt thấy tự hào vô cùng.
Chiều muộn, chúng em lên xe để trở về. Dư âm về Hà Nội thân thương vẫn vẹn nguyên trong tâm trí. Đó không chỉ là thủ đô mà còn là nơi lưu giữ văn hóa, lịch sử của đất và người Việt Nam.
Tham khảo
Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .....
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy .. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào ..... Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến..... Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường...
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố, có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa..
Thuế máu” là chương đầu trong 12 chương của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân”. Chương này chia làm ba phần:
Phần đầu: Chiến tranh và người bản xứ.
Ởphần này tác giả đã bóc trần cái giọng lưỡi phản trắc, giả dối của bọn thực dân cáo già là “toàn quyền lớn”, “toàn quyền bé”.
Để đẩy dân bản xứ vào cuộc chiến tranh, chúng vuốt ve đưa ra những lời đường mật! Từ là dân “An-nam-mít bẩn thỉu” chỉ đối xử bằng dùi cui, roi vọt nay bỗng nhiên được tôn là “những con yêu”, “những bạn hiền”! Kết quả là họ phải lìa xa gia đình và vợ con, bỏ xác trên bờ sông Mác-rơ trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ.
Cuối phần này, tác giả tố cáo nỗi đau của nhân dân bản xứ bằng những hình tượng đầy ấn tượng. Đó là “kẻ cầm súng thì bỏ xác nơi chiến địa để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Còn những “lính thợ” ở hậu phương thì nhiễm luồng khí độc “khạc ra từng miếng phổi! Cuối cùng trong số70 vạn người bản xứ thì có 8 vạn không bao giờ còn thấy mặt trời quê hương nữa!
Phần hai: Tác giả lên án cái gọi là “chế độ tình nguyện”.
Ởphần này tác giả đã phơi bày nỗi khổ của dân bản xứ bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưusai và bị cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện, đến nay cóthêm cái nạn “mô hình” nữa. Đây thực chất là một thứ “thuế máu”.
Dân bản xứ bị săn bắt như một thứ “vật liệu biết nói”! Sự thật thì cái chế độ “lính tình nguyện” ấy là “lùa” những người khỏe mạnh, nghèo khổ vào nơi giam giữ để khỏi bỏ trốn. Cuối cùng họ phải chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”.
Có người phải tìm cách hủy hoại cả thân thể để mong thoát nạn bắt lính như tự làm cho mình đau mắt toét chảy mủ, tìm cách xát vào mắt bằng vôi sống hay mủ của lệnh lậu.
Trong khi đó thì bọn “chóp bu” là toàn quyền Đông Dương lại vuốt ve: “Các bạn đã tấp nập đầu quân... các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương”.
Tác giả đã lật tẩy những chiêu bài mị dân của bọn thực dân bằng cách nêu lên cảnh biểu tình chống bắt lính ở Cao Miên, và những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hòa..
Phần ba: Tác giả lên tiếng tốcáo bọn thực dân đã lật lọng nuốt lời khi người “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” trở về thì mặc nhiên trở lại giống người bẩn thỉu.
Hơn thế nữa, Bác còn phơi bày con “tim đen” của chúng trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm tới hai tội ác:
- Một mặt chúng vẫn chưa dừng tay lôi kéo thêm nạn nhân vào cuộc huynh đệ thương tàn. Chúng đối xử rất tàn tệ với những ai còn tấm thân tàn trở lại quê hương! Khi bước chân xuống tàu họ bị lột hết các thứ tự mình mua sắm được. Họ được xếp như “lợn” dưới hầm tàu thiếu ánh sáng và không khí. Tồi tệ hơn nữa chúng còn đón chào họ bằng lời diễn văn đầy lật lọng, bất nhân: “Các anh đã bảo vệ tổ quốc... Bây giờ chúng tôi không cần anh nữa, cút đi”.
- Mặt khác nếu là thương binh Pháp mất một phần thân thể và vợ của người tử sĩ thì được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện để tiếp tục vung tay đầu độc gây thêm tệ nạn xã hội. Cuối cùng tác giả như nói với thương binh và quả phụ của chiến tranh rằng đó là món quà nhơ nhớp chỉ nên đá văng đi.
Bằng một nghệ thuật tương phản và nhắc lại cái lưỡi của bọn thực dân, tác giả đã khái quát lên một thứ thuế nữa được đặt ra bên cạnh cái thuế thân là thuế máu.
Thuế máu chỉ là một chương của Bản án chế độ thực dân Pháp nhưng vẫn đầy đủ tính chất là bài luận, vẫn có giá trị tố cáo và thức tỉnh đồng bào.
Bài tập ôn trắc nghiệm giữa kìa:)???