K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2019

BĐT \(\Leftrightarrow\left(\sqrt{ab}+\sqrt{cd}\right)^2\le\left(a+d\right)\left(b+c\right)\)

\(\Leftrightarrow ab+2\sqrt{abcd}+cd\le ab+ac+bd+dc\)

\(\Leftrightarrow2\sqrt{abcd}\le ac+bd\)

\(\Leftrightarrow0\le\left(\sqrt{ac}-\sqrt{bd}\right)^2\) ( luôn đúng )

Dấu "=" xảy ra khi \(\sqrt{ac}=\sqrt{bd}\Leftrightarrow ac=bd\Leftrightarrow\frac{a}{b}=\frac{d}{c}\)

1 tháng 8 2019

đk đâu?

19 tháng 6 2018

1) Bất đẳng thức cần chứng minh

\(\Leftrightarrow\) a2 + b2 + c2 + d2 + \(2\sqrt{\left(a^2+b^2\right)\left(c^2+d^2\right)}\ge\left(a+c\right)^2+\left(b+d\right)^2\)

\(\Leftrightarrow\) \(ac+bd\le\sqrt{\left(a^2+b^2\right)\left(c^2+d^2\right)}\left(1\right)\)

Nếu : ac + bd < 0 : BĐT luôn đúng

Nếu : ac + bd \(\ge\) 0 : Thì (1) tương đương

( ac + bd )2 \(\le\) ( a2 + b2 )( c2 + d2 )

\(\Leftrightarrow\) \(\left(ac\right)^2+\left(bd\right)^2+2abcd\le\left(ac\right)^2+\left(ad\right)^2+\left(bc\right)^2+\left(bd\right)^2\)

\(\Leftrightarrow\) \(\left(ad\right)^2+\left(bc\right)^2-2abcd\ge0\)

\(\Leftrightarrow\) \(\left(ad-bc\right)^2\ge0\) , luôn đúng , vậy bài toán được chứng minh

19 tháng 6 2018

2) Chọn :\(\left\{{}\begin{matrix}a=2\cos x.\cos y\\c=2\sin x.\sin y\\b=d=\sin\left(x-y\right)\end{matrix}\right.\)

Từ câu 1) ta có :

\(\sqrt{4\cos^2x.\cos^2y+\sin^2\left(x-y\right)}+\sqrt{4\sin^2x.\sin^2y+\sin^2\left(x-y\right)}\)

\(\ge\sqrt{\left(2\cos x.\cos y+2\sin x.\sin y\right)^2+\left(2\sin\left(x-y\right)\right)^2}\)

\(\ge\sqrt{4\cos^2\left(x-y\right)+4\sin^2\left(x-y\right)}=2\)

21 tháng 1 2017

Áp dụng liên tiếp AM-GM và Cauchy-Schwarz ta có:

\(\begin{align*} \dfrac{a^2+ab+1}{\sqrt{a^2+3ab+c^2}}&\ge \dfrac{a^2+ab+1}{\sqrt{a^2+ab+c^2+\left (a^2+b^2 \right )}}\\ &=\dfrac{a^2+ab+1}{\sqrt{a^2+ab+1}}\\ &=\sqrt{a^2+ab+1}=\sqrt{a^2+ab+a^2+b^2+c^2}\\ &=\dfrac{1}{\sqrt{5}}\sqrt{\left ( \dfrac{9}{4}+\dfrac{3}{4}+1+1 \right )\left [\left ( a+\dfrac{b}{2} \right )^2+\dfrac{3b^2}{4}+a^2+c^2 \right ]}\\ &\ge \dfrac{1}{\sqrt{5}}\left [ \dfrac{3}{2}\left (a+\dfrac{b}{2} \right )+\dfrac{3}{4}b+a+c \right ]\\ &=\dfrac{1}{\sqrt{5}}\left ( \dfrac{5}{2}a+\dfrac{3}{2}b+c \right ) \end{align*}\)

Chứng minh tương tự, cộng lại ta có đpcm.

Dấu "=" xảy ra khi \(a=b=c=\frac{1}{\sqrt{3}}\)

21 tháng 1 2017

bài này cuốn hút thật, lâu lắm ms thấy . xí bài này nhé nghĩ đã lát quay lại làm

Chọn đáp án đúng: Câu 1: Miền nghiệm của bất phương trình -3x+y+2≤0 không chứa điểm nào sau đây? A. D(3;1) B. A(1;2) C. C\(\left(1;\frac{1}{2}\right)\) D. B(2;1) Câu 2: Bdt (m+n)2≥4mn tương đương với bất đẳng thức nào sau đây? A. n(m-1)2-m(n-1)2≥0 B. (m-n)2 ≥2mn C. (m+n)2 +m-n≥0 D. m2+n2≥2mn Câu 3: Cho x,y là 2 số thực thay đổi sao cho x+y=2. Gọi m=x2+y2. Khi đó ta có: A. giá trị nhỏ nhất của m là 4 B....
Đọc tiếp

Chọn đáp án đúng:

Câu 1: Miền nghiệm của bất phương trình -3x+y+2≤0 không chứa điểm nào sau đây?

A. D(3;1)

B. A(1;2)

C. C\(\left(1;\frac{1}{2}\right)\)

D. B(2;1)

Câu 2: Bdt (m+n)2≥4mn tương đương với bất đẳng thức nào sau đây?

A. n(m-1)2-m(n-1)2≥0

B. (m-n)2 ≥2mn

C. (m+n)2 +m-n≥0

D. m2+n2≥2mn

Câu 3: Cho x,y là 2 số thực thay đổi sao cho x+y=2. Gọi m=x2+y2. Khi đó ta có:

A. giá trị nhỏ nhất của m là 4

B. giá trị lớn nhất của m là 4

C. giá trị lớn nhất của m là 2

D. giá trị nhỏ nhất của m là 2

Câu 4: Bpt 5x-1>\(\frac{2x}{5}+3\) có nghiệm là:

A. ∀x

B. x>\(\frac{20}{23}\)

C. x<2

D. x>-\(\frac{5}{2}\)

Câu 5: Cho nhị thức bậc nhất f(x)=23x-20. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. f(x)>0, ∀x∈\(\left(-\infty;\frac{20}{23}\right)\)

B. f(x)>0, ∀x∈⛇

C. f(x)>0, ∀x∈\(\left(\frac{20}{23};+\infty\right)\)

D. f(x)>0, ∀x>-\(\frac{5}{2}\)

Câu 6: Điểm nào sau đây thuộc miền nghiệm của hệ bpt \(\left\{{}\begin{matrix}2x-5-1>0\\2x+y+5>0\\x+y+1< 0\end{matrix}\right.\) A. (0;-2) B. (0,0) C. (0;2) D.(1;0) Câu 7: Miền nghiệm của bất phương trình 3x+2(y+3)>4(x+1)-y+3 là phần mặt phẳng chứa điểm nào? A. (3;1) B. (0;0) C. (3;0) D. (1;1) Câu 8: Cho hệ bpt \(\left\{{}\begin{matrix}x>0\\x+\sqrt{3y}+1\le0\end{matrix}\right.\) có tập nghiệm là S. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng? A. (-4;\(\sqrt{3}\))∈S B. (1;-1) ∈S C. (-1;\(\sqrt{5}\))∈S D. (1;-\(\sqrt{3}\))∈S Câu 9: Suy luận nào sau đây đúng? A. \(\left\{{}\begin{matrix}a>b\\c>d\end{matrix}\right.\Rightarrow\frac{a}{b}>\frac{b}{d}\) B. \(\left\{{}\begin{matrix}a>b\\c>d\end{matrix}\right.\Rightarrow a-c>b-d\) C. \(\left\{{}\begin{matrix}a>b>0\\c>d>0\end{matrix}\right.\Rightarrow ac>bd\) D. \(\left\{{}\begin{matrix}a>b\\c>d\end{matrix}\right.\Rightarrow ac>bd\) Câu 10: Cho hệ bất phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}x>0\\x+\sqrt{3y}+1>0\end{matrix}\right.\)có tập nghiệm là S. Khẳng định nào sau đây đúng? A. \(\left(\sqrt{2};0\right)\notin S\) B. (-1;2) ∉ S C. \(\left(\sqrt{3};0\right)\)∈S D. \(\left(1;-\sqrt{3}\right)\in S\)

1
NV
5 tháng 5 2020

Câu 1: đáp án B, thay tọa độ A vào pt được \(1\le0\) (sai)

Câu 2: đáp án D

\(\left(m+n\right)^2\ge4mn\Leftrightarrow m^2+n^2+2mn\ge4mn\Leftrightarrow m^2+n^2\ge2mn\)

Câu 3: đáp án D

\(m=x^2+y^2\ge\frac{\left(x+y\right)^2}{2}=\frac{4}{2}=2\)

Câu 4:

\(\Leftrightarrow5x-\frac{2}{5}x>4\Leftrightarrow\frac{23}{5}x>4\Leftrightarrow x>\frac{20}{23}\)

Câu 5:

\(f\left(x\right)>0\Leftrightarrow23x-20>0\Leftrightarrow x>\frac{20}{23}\) đáp án C

Câu 6:

Bạn viết sai đề, nhìn BPT đầu tiên \(2x-5-1>0\) là thấy có vấn đề

Câu 7:

\(3x+2\left(y+3\right)>4\left(x+1\right)-y+3\)

\(\Leftrightarrow x-3y+1< 0\)

Thay tọa độ D vào ta được \(-1< 0\) đúng nên đáp án D đúng

Câu 8:

Thay tọa độ vào chỉ đáp án D thỏa mãn

Câu 9:

Đáp án C đúng

Câu 10:

Đáp án B đúng (do tọa độ x âm ko thỏa mãn BPT đầu tiên)

1. tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y= \(\sqrt{x-m}-\sqrt{6-2x}\) có tập xác định là một đoạn trên trục số A. m=3 B=m<3 C. m>3 D. m<\(\frac{1}{3}\) 2. tìm tất cả các giá trị thực của hàm số y=\(\sqrt{m-2x}\)-\(\sqrt{x+1}\) có tập xác định là một đoạn trên trục số A.m<-2 B.m>2 C. m>-\(\frac{1}{2}\) D. m>-2 3. bất phương trình nào sau đây tương đương với...
Đọc tiếp

1. tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y= \(\sqrt{x-m}-\sqrt{6-2x}\) có tập xác định là một đoạn trên trục số

A. m=3 B=m<3 C. m>3 D. m<\(\frac{1}{3}\)

2. tìm tất cả các giá trị thực của hàm số y=\(\sqrt{m-2x}\)-\(\sqrt{x+1}\) có tập xác định là một đoạn trên trục số

A.m<-2 B.m>2 C. m>-\(\frac{1}{2}\) D. m>-2

3. bất phương trình nào sau đây tương đương với bất phương trình x+5>0

A. (x-1)2 (x+5) > 0 B. x2 (x+5) >0

C. \(\sqrt{x+5}\left(x+5\right)\)> 0 D. \(\sqrt{x+5}\left(x-5\right)\)>0

4. bất phương trình ax+b > 0 vô nghiệm khi

A.\(\left\{{}\begin{matrix}a\ne0\\b=0\end{matrix}\right.\) B.\(\left\{{}\begin{matrix}a>0\\b>0\end{matrix}\right.\)

C. \(\left\{{}\begin{matrix}a=0\\b\ne0\end{matrix}\right.\) D.\(\left\{{}\begin{matrix}a=0\\b\le0\end{matrix}\right.\)

5.bất phương trình ax+b>0 có tập nghiệm R khi

A.\(\left\{{}\begin{matrix}a=0\\b>0\end{matrix}\right.\) B.\(\left\{{}\begin{matrix}a>0\\b>0\end{matrix}\right.\)

C. \(\left\{{}\begin{matrix}a=0\\b\ne0\end{matrix}\right.\) D.\(\left\{{}\begin{matrix}a=0\\b\le0\end{matrix}\right.\)

6.bất phương trình ax+b \(\le\)0 vô nghiệm khi

A.\(\left\{{}\begin{matrix}a=0\\b>0\end{matrix}\right.\) B.\(\left\{{}\begin{matrix}a>0\\b>0\end{matrix}\right.\)

C. \(\left\{{}\begin{matrix}a=0\\b\ne0\end{matrix}\right.\) D.\(\left\{{}\begin{matrix}a=0\\b\le0\end{matrix}\right.\)

7.tập nghiệm S của bất phương trình \(5x-1\ge\frac{2x}{5}+3\)

A. R B. (-∞; 2) C. (-\(\frac{5}{2}\); +∞) D. \([\frac{20}{23}\); +∞\()\)

MONG MỌI NGƯỜI GIẢI CHI TIẾT GIÚP EM Ạ TvT

0
NV
3 tháng 4 2020

a/ \(\Leftrightarrow\left(4-x\right)\left(x+1\right)\left(x-8\right)>0\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x< -1\\4< x< 8\end{matrix}\right.\)

b/ \(\frac{1-2x}{x}\le0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x\ge\frac{1}{2}\\x< 0\end{matrix}\right.\)

c/ \(\left|2x+1\right|< 3x\)

- Với \(x< 0\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}VT\ge0\\VP< 0\end{matrix}\right.\) BPT vô nghiệm

- Với \(x>0\Rightarrow2x+1>0\)

\(BPT\Leftrightarrow2x+1< 3x\Rightarrow x>1\)

d/ \(\sqrt{3x+1}\le x+1\)

ĐKXĐ: \(x\ge-\frac{1}{3}\)

DO 2 vế của BPT ko âm, bình phương 2 vế:

\(\left(x+1\right)^2\ge3x+1\)

\(\Leftrightarrow x^2-x\ge0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x\ge1\\x\le0\end{matrix}\right.\)

Kết hợp ĐKXĐ \(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}-\frac{1}{3}\le x\le0̸\\x\ge1\end{matrix}\right.\)