Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu 1:
Chiều xuân! Một chiều xuân trên quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường. Đi trên đường, nghe tiếng cười nói rộn rã của trẻ em và tiếng hỏi thăm nhau, lời chúc nhau may mắn thành công trong năm mới phấn khởi, rộn ràng. Trên những hàng cây xanh, búp non của chồi xuân hé nở, lộc xuân căng tràn trên từng cảnh vật. Chiều xuân. Mưa bụi bay bay phảng phất trong gió nhẹ, giọt mưa vương trên cánh đào mỏng manh, vương trên mái tóc của cô gái tuổi xuân thì. Chiều xuân. Đẹp quá. Yêu biết bao nhiêu xuân trên quê hương mình.
Rút gọn chủ ngữ: in đậm
Câu 2:
Đi học! Em thích nhất giờ Tập đọc – kể chuyện bài “Cóc kiện Trời”. Khi cô giới thiệu bài, mọi người đều háo hức muốn biết về câu chuyện thú vị này. Cả lớp im lặng lắng nghe cô đọc. Giọng cô thật diễn cảm. Cô đọc chậm rãi, rõ ràng những đoạn dẫn chuyện. Rồi cô giả giọng giống các nhận vật trong bài giúp em như thấy được sự việc đang diễn ra vậy. Sau khi tìm hiểu bài, cô cho chúng em đóng kịch, diễn lại câu chuyện “ Cóc kiện Trời”. Em sắm vai Cóc, còn các khác vào vai Trời, Cua, Ong, Cáo,… Chúng em được đội những chiếc nón bằng giấy có vẽ hình các con vật để diễn. Tiết học càng sôi nổi, hào hứng. Ai cũng vui và thấy thú vị. Em thích chú Cóc nhỏ bé nhưng rất thông minh, mưu trí đã buộc trời phải làm theo ý mình. Em nhớ mãi tiết học hôm ấy.
Câu đặc biệt: in đậm
Bạn tham khảo tại đây
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) tả cảnh quê hương trong đó có một vài câu đặc biệt - 7 Bài văn mẫu tả cảnh quê hương lớp 7 - VnDoc.com
tham khảo !! xong k nha
Bài làm :
Một năm… hai năm… ba năm… đã lâu lắm rồi tôi mới trở về quê hương vào một ngày cuối năm. Mùa xuân! Bầu trời quê tôi như bớt đi những sắc mây u ám, ló rạng những tia nắng vàng ấm áp. Những chồi lá non đang dần hé nở trên cành cây cao sau một giấc ngủ đông dài. Cánh hoa xuân khẽ rung rinh trong làn gió nhẹ, khoe sắc hương đón chào mùa mới sang. Những chú chim non uống những giọt sương đêm còn sót lại trên cành lá rồi líu lo cất tiếng hót vang xa. Quê hương ơi! xuân đã về trong náo nức của muôn loài.
Học tốt!!!
Đáp án
- Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Câu đặc biệt dùng để:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
+ Bộc lộ cảm xúc.
+ Gọi đáp.
- Đoạn văn mẫu:
Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm cánh đồng vào buổi sáng. Ôi! Cánh đồng mới rộng làm sao. Nắng sớm trải đầy khắp không gian. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời sảng khoái. Xa xa, từng đàn cò trắng bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mãi không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi!
Đáp án
- Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Câu đặc biệt dùng để:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
+ Bộc lộ cảm xúc.
+ Gọi đáp.
- Đoạn văn mẫu:
Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm cánh đồng vào buổi sáng. Ôi! Cánh đồng mới rộng làm sao. Nắng sớm trải đầy khắp không gian. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời sảng khoái. Xa xa, từng đàn cò trắng bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mãi không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi!
Tham khảo:
Em bước đi trên con đường đất đỏ nơi Quảng Ngãi quê em. Những cơn gió mát rượi thổi qua, làm phất phơ cánh diều trước gió. Trước lũy tre làng, mấy bác nông dân đang tựa lưng ngồi nghỉ, trên tay cầm chén trà nhâm nhi. Trời đã xế chiều, mọi người từ trên những cánh đồng cũng đã rải chân về ngôi nhà của mình. Lúc đầu chỉ có 1, 2 người. Rồi sau đó là 5, 6 người. Đi thành từng hàng. Nói chuyện vui vẻ với nhau. Nhanh quá! Một ngày làm việc đã lại kết thúc, và một ngày mới lại sắp bắt đầu ở nơi làng quê êm ấm quê em.
- Câu rút gọn: In nghiêng
- Trạng ngữ: in đậm
Quê hương em mới tươi đẹp làm sao! Những con đường làng quanh co trải dài tít tắp. Hai bên đường là những lũy tre xanh rì rào trong gió. Con đường đất trải dài đến vô tận. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở quê hương em đều có những vẻ đẹp rất riêng. Xuân về quê em như thay áo mới, màu sắc của chồi non của hoa màu bung nở rực rỡ làm lên một vùng đất trời tràn ngập sức sống. Những ngày hè, tiếng ve kêu râm ran trên vòm cây xanh lá. Cây đa nơi đầu đình là nơi đông người tập trung nhất. Nào trẻ con, người già, tiếng cười đùa rôm rả vang vọng khắp không gian làng quê, những bóng cây xanh như mở ra một khoảng trời xanh mát mới, không còn cái nóng như thiêu đốt của nắng hạ mà chỉ còn những cơn gió, những câu chuyện trò của trẻ nhỏ, người già. Chiều chiều, trên những cánh đồng lúa vàng , những đàn cò bay lả bay la. Những cơn gió hè mang theo hương đồng cỏ nội bay đi khắp con đường làng. Hương lúa mới quyện vào mùi đất đai như một dấu ấn tuyệt vời nhất mà em chẳng thể nào quên nơi quê hương mình. Thu sang, lá vàng lại làm cho bức tranh quê thêm bao phần thơ mộng, khung cảnh ấy gợi lên những rung động, những hoài niệm thân quen. Đông về, không gian yên lặng và chỉ còn tiếng rít của những cơn gió buốt lạnh. Cây cối khi ấy gầy gò và yếu ớt nhưng vùng đất ấy vẫn âm thầm cố gắng nuôi trong mình dòng chảy tràn trề nhựa sống để rồi khi xuân sang lại thêm phần rực rỡ, sáng tươi. Quê hương! Hai tiếng gọi ấy thật thân thương và gần gũi. Mảnh đất ven bờ sông Hồng được nhận biết bao phù sa, làm lên vùng quê trù phú và màu mỡ, đẹp đẽ đến như vậy. Ôi! Yêu biết mấy quê hương tươi đẹp của mình!
Câu rút gọn : Yêu biết mấy quê hương tươi đẹp của mình!
Câu đặc biệt : Ôi!
Câu có trạng ngữ : Chiều chiều, trên những cánh đồng lúa vàng , những đàn cò bay lả bay la.
Bạn tham khảo :
Một năm...Hai năm...Ba năm... đã lâu rồi tôi mới trở về quê hương và một ngày cuối năm. Mùa xuân! Bầu trời quê tôi như bớt đi những sắc mây u ám, ló rạng những tia nắng vàng ấm áp. Những chồi lá non đang dần hé nở trên cành cây sau một giấc ngủ đông dài. Cánh hoa xuân khẽ rung rinh trong làm gió nhẹ, khoe sắc hương đón chào mùa mới sang. Những chú chim non uống những giọt sương lên còn đọng lại trên là rồi líu lo cất tiếng hót vang xa. Quê hương ơi! xuân đã về trong náo nức của môn loài
Chúc bạn học tốt !
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
giúp mik với mik đag cần gắp mong đc mn và thầy cô giúp đỡ mik cảm ơn nhìu!!!
Tham Khảo
Câu 1
Quê hương em là một ngôi làng nhỏ phía bên bờ dòng sông Hồng. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mỏi cánh cò bay, có những vườn cây trĩu quả ngọt, có những luống rau xanh mướt mắt… Chiều chiều, bên bờ đê, lại bay lên những cánh diều đủ hình thù màu sắc của lũ trẻ. Lại thấp thoáng những hơi khói mỏng manh bay lên từ căn bếp nhỏ. Lại văng vẳng tiếng cười, tiếng nói của những gia đình nhỏ mà ấm áp. Ôi! Sao mà bình yên đến thế!
Câu đặc biệt: Ôi! Sao mà bình yên đến thế!Câu 2
Viết văn bản Chống nạn thất học, Bác Hồ nhằm mục đích chỉ ra tình trạng không được đi học và sự cần thiết phải đi học của nhân dân ta.
– Đế thực hiện các mục đích trên tác giả đã đưa ra các ý kiến nhăm kêu gọi nhân dân đi học, chỉ ra cách học cho mọi người bởi đó vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mọi người dân.
– Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm:
+ “Việc nâng cao dân trí là công việc cấp tốc trong lúc này”.
+ “Mọi người dân Việt Nam phải có hiểu biết, có kiến thức, trướ: hết phải đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
b. Bài viết Chống nạn thất học đã thuyết phục được đông đảo nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ bởi vì văn bản đã nêu ra được một hệ thống lí lẽ chặt chẽ, sắc bén như sau:
– Tinh trạng lạc hậu, nạn thất học của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám
– Những điều kiện cần có để người dân Việt Nam tham gia xây dựng đất nước.
– Những việc cụ thế cần làm đế chống nạn thất học.
tham khảo!
a)Viết 1 đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu rút gọn
Bài làm
Đoạn hội thoại sử dụng câu rút gọn :
Mẹ : Con đi chơi đâu mà giờ này mới về vậy ?
Con : Con chỉ đi đến nhà đứa bạn chơi thôi mà.
Mẹ : Thế con có biết gia đình ngày mai có việc bận không ?
Con : Ngày mai ạ ?
Mẹ : Ngày mai. Vào chuẩn bị quần áo rồi ngủ đi. Ngày mai phải dậy sớm lắm đó.
Anh : Thế thì em đi cùng ai ?
Con ( em ) : Các bạn nữ. Anh biết rồi mà.
Câu rút gọn chủ ngữ : Vào chuẩn bị quần áo rồi ngủ đi.
⇒ Câu hoàn chỉnh : Con vào chuẩn bị quần áo rồi ngủ đi.
Câu rút gọn vị ngữ : Các bạn nữ.
⇒ Câu hoàn chỉnh : Các bạn nữ cùng đi với em.
Câu rút gọn cả chủ ngữ lần vị ngữ : Ngày mai.
⇒ Câu hoàn chỉnh : Ngày mai, gia đình mình mình phải dậy sớm đi có việc.
b)
Quê hương là cả bầu trời của kí ức trong tôi. Chao ôi! COn đường làng dài, quanh co. Những rặng tre ngà đung đưa mình trong gió. Cây đa già vững vàng trước bão giông và dưới gốc đa là bà bán nước xởi lởi, là những cô bác nông dân gương mặt đẫm mồ hôi. Cánh đồng lùa bao la, bát ngát vàng ươm và thơ mùi lúa chín. Dòng sông uốn lượn nặng đỏ au phù sa. Bóng người thấp thoáng trên những con thyền ra khơi. Cảnh làng quê bình lặng đến lạ!