K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 đề văn hay (  Các bạn  hsg văn vào làm đi nhé. )Phần I.1. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp sau:a. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạch.Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.(Võ Quảng)b. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũiđảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.(Nguyễn Tuân)c. Tôi...
Đọc tiếp

1 đề văn hay (  Các bạn  hsg văn vào làm đi nhé. )

Phần I.

1. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp sau:

a. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạch.

Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

(Võ Quảng)

b. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi

đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.

(Nguyễn Tuân)

c. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

(Tô Hoài)

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong khổ thơ sau:

 

Ôi sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… Im lặng… Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ.

(Tố Hữu)

3. Thêm thành phần trạng ngữ vào các câu sau sao cho phù hợp:

a…., lắc lư những chùm quả chín vàng.

b…, mặt hồ lóng lánh như mặt gương.

c…, bạn ấy đã đạt được những thành tích xuất sắc.

d…, quanh cảnh làng quê thật nhộn nhịp.

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong câu

văn sau:

Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc

râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ.

(Tô Hoài)

Phần II. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Tinh thần yêu nước cũng giống như những thứ của quý. Có khi được trưng bày

trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín

đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín

đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ

chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực

hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

(Hồ Chí Minh)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt

chính của đoạn văn?

 

2. Trong văn bản em vừa nhắc, Hồ Chí Minh viết về lòng yêu nước của nhân

dân ta trong thời kì nào?

3. a. Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn trên.

b. Thành phần nào của câu được rút gọn?

c. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn.

4. Viết đoạn văn khoảng 08 - 10 câu trình bày suy nghĩ về tinh thần yêu nước và

trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Đoạn văn có sử dụng câu chứa

thành phần trạng ngữ (gạch chân, chú thích).

6
3 tháng 5 2020

phần II

1.-  Đoạn văn trên trích từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".

   - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2. Tác giả Hồ Chí Minh viết trong thời kì chiến tranh chống thực dân Pháp.

3.  Câu rút gọn:

- Có khi được...dễ thấy. (rút gọn thành phần chủ ngữ, khôi phục chủ ngữ sẽ là "tinh thần yêu nước")

- Nhưng cũng có khi...trong hòm. (rút gọn thành phần CN, khôi phục CN sẽ là "......................................")

- Nghĩa là...kháng chiến. (rút gọn thành phần CN, khôi phục CN sẽ là "bổn phận của chúng ta")

3 tháng 5 2020

a)    câu rút gọn :   _ Đã đến Phường Rạch 

_      Thành phần đc rút gọn là chủ ngữ 

_tác dụng : giúp câu văn ngắn gọn , thông tin đến người đọc (nghe) nhanh .

 b)   câu rút gọn :  _ và ngồi đó rình mặt trời lên 

                            _    còn tối đất cố đi mãi đến  đá đầu sư  , ra thầu múi đảo .

thành phần đc rút gọn :  chủ ngữ 

tác dụng : giúp câu văn vừa  ngăn gọn , vừa thông tin được nhanh , tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đằng trước

Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó (nơi chốn, thời gian,...):           Tôi là một con dân của dân tộc Việt Nam, và tôi yêu đất nước của mình, cũng như là yêu tiếng Việt – ngôn ngữ đẹp của một dân tộc anh hùng. Từ khi học những chứ cái a, b, c, ..., tôi đã thấy tiếng Việt thật là hay và kì diệu. Tới lúc học lớp 3, cũng là lúc tôi bắt đầu với ngôn ngữ tiếng...
Đọc tiếp

Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó (nơi chốn, thời gian,...):

           Tôi là một con dân của dân tộc Việt Nam, và tôi yêu đất nước của mình, cũng như là yêu tiếng Việt – ngôn ngữ đẹp của một dân tộc anh hùng. Từ khi học những chứ cái a, b, c, ..., tôi đã thấy tiếng Việt thật là hay và kì diệu. Tới lúc học lớp 3, cũng là lúc tôi bắt đầu với ngôn ngữ tiếng Anh, trong tiếng Anh, chỉ có tôi và bạn, dù là anh em, cha con, ...thì cũng đều có nghĩa là tôi và bạn. Nhưng tiếng Việt không như vậy, tiếng Việt có phân biệt tôi, bạn; tao, mày; anh, em; chị, em; ông, cháu;....tất cả đều có thể nói lên cái vai vế, sự tôn trọng lẫn nhau, để khi gọi nhau, người khác vẫn sẽ biết chúng ta là bạn bè, máu mủ, vợ chồng,.... Và nó cũng mang rất nhiều ý nghĩa như là thể hiện tình cảm,... Ngôn từ của chúng ta cũng khác nhau, thanh điện cũng khác ở các vùng miền Bắc, Trung, Nam. Bất kì ở đâu trên đất Việt, khi ta nói tiếng miền Bắc thì ngườu khác sẽ hiểu dù khác vùng miền. Nhưng dù như thế nào thì cái ngôn ngữ, thanh điệu của từng miền vẫn không thể lẫn vào đâu được. Dù vậy, tiếng Việt vẫn là thứ tiếng đẹp, giàu hình ảnh, ý nghĩa của một dân tộc hào hùng đấu tranh vì đất nước, vì thứ tiếng quý báu này và để giành lại độc lập dân tộc và tiếng Việt giàu đẹp.

        

1
17 tháng 5 2020

_Từ khi học nghững chữ cái a,b,c,d,..=> Trạng ngữ xđịnh thời gian. 

  • _Tới lúc học lp => Trạng ngữ xđịnh thời gian.                                                                                                                              _Bất kì ở đâu trên đất nc Việt => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn.

_Ở các vùng miền Bắc,Trung,Nam => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn. 

“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinhthần yêu nước của tất cả mọi người...
Đọc tiếp

“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk sx Tick đúng và kết bạn nhé mk cần gấp

cau trả lời sáng tạo càng tốt

0
I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con...
Đọc tiếp

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

(Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Đại từ

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

 

 

2

Trả lời:

Trắc nghiệm đọc-hiểu

Đáp án (theo thứ tự từ câu 1-4) 

A-B-B-C

Câu 5:

a. Thế giới kì diệu ở đằng sau cánh cổng trường có thể là: Thế giới của tri thức, thế giới của tình thầy trò, tình cảm bạn bè….

                                       ~Học tốt!~

17 tháng 4 2020

Trả lời 

Từ 1 đến câu 4 :A;B;B;C

Câu 5

TRả lời

thế giới của tình thầy trò ; tình cảm bạn bè,....

k mình nha

# hok tốt #

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi :Con sông hiền hòa chảy suốt dọc thời thơ ấu của tôi! Trong kí ức lung linh và trong trẻo về miền cổ tích xa xưa ấy, dòng sông đẹp nhất vào mùa xuân. Chớm xuân, hai bên bãi sông bạt ngàn hoa cải. Loại hoa dân dã ấy, khi đồng loạt nở từng vồng, từng bè, từng bãi lớn nhìn mới lộng lẫy làm sao. Đứng ở gốc cây gạo cổ thụ nơi bến nước,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi :

Con sông hiền hòa chảy suốt dọc thời thơ ấu của tôi! Trong kí ức lung linh và trong trẻo về miền cổ tích xa xưa ấy, dòng sông đẹp nhất vào mùa xuân. Chớm xuân, hai bên bãi sông bạt ngàn hoa cải. Loại hoa dân dã ấy, khi đồng loạt nở từng vồng, từng bè, từng bãi lớn nhìn mới lộng lẫy làm sao. Đứng ở gốc cây gạo cổ thụ nơi bến nước, nhìn hút tầm mắt phía bãi sông trước mặt chỉ thấy rực rỡ một màu vàng hoa cải. Những đám cải thìa, cải canh cao vổng lên, hoa vàng li ti, nở xôn xao. Những đám cải cúc hoa to hơn, nhị vàng cánh trắng rập rờn. Bên cạnh hoa là bướm. Bướm vàng, bướm trắng, bướm nâu rối rít bay đậu. Gió xuân không hun hút mang theo cái lạnh cắt da như gió bấc mà dịu lại, phơi phới. Con sông yên ả giữa đôi bờ hoa vàng vợi vợi. Ngày ấy, lũ trẻ con chúng tôi hay chạy ra bãi sông chơi giữa những luống cải trồng lấy hạt làm giống đang kì trổ hoa rực rỡ nhất. Đứa nào cũng tin rằng bao nhiêu tia nắng hiếm hoi của mùa xuân đều được gom cả về đây, làm nên những vạt hoa cải vàng huyền diệu này

a, Câu văn sau được rút gọn thành phần nào ?

              Đứng ở gốc cây gạo cổ thụ nơi bến nước, nhìn hút tầm mắt phía bãi sông trước mặt chỉ thấy rực rỡ một màu vàng hoa cải.

b, Xác định trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết nó bổ sung nội dung gì ?

              Chớm xuân, hai bên bãi sông bạt ngafn hoa cải.

c, Phân tích tác dụng của phép tu từ liệt kê được sử dụng trong câu :

              Bướm vàng, bướm trắng, bướm nâu rối rít bay đậu.

d, Qua đoạn trích trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với dòng sông tuổi thơ ( viết 1 đoạn văn ngắn )

P/s : Quà j cx đc :)) Hứa thưởng nóng

2
15 tháng 5 2019

a. Rút gọn thành phần chủ ngữ.

b. Trạng ngữ: Chớm xuân - bổ sung nội dung về thời gian.

c. Biện pháp liệt kê có tác dụng nêu ra những loài vật phong phú trong mùa xuân, tô điểm cho cảnh sắc bên sông.

d. Tình cảm yêu mến, gần gũi với con sông quê hương.

15 tháng 5 2019

Bài làm :

a. Rút gọn thành phần chủ ngữ.

b. Trạng ngữ: Chớm xuân - bổ sung nội dung về thời gian.

c. Biện pháp liệt kê có tác dụng nêu ra những loài vật phong phú trong mùa xuân, tô điểm cho cảnh sắc bên sông.

d. Tình cảm yêu mến, gần gũi với con sông quê hương.

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là...
Đọc tiếp

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như thế.

Bánh trôi nước là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn truyền thống của dân tộc. Trước hết, Hồ Xuân Hương đã vịnh về bánh trôi một cách rất tài tình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
            Bảy nổi ba chìm với nước non

        Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
            Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Đây là lời chiếc bánh trôi nước tự giới thiệu mình trước bàn dân thiên hạ: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Để làm được chiếc bánh trôi, người ta phải xay bột nếp, nhào bột với nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn nho nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân gian. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Có thể nói, nhà thơ mượn lời của bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi cảm hứng, một ẩn dụ mà thôi:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Từ “trắng” vừa tả cái bánh bằng bột trắng, đồng thời ta có thể liên tưởng đến nước da trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Từ “tròn” vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em. Do đó, chỉ qua câu thơ thứ nhất, người phụ nữ đã hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp từ bên trong tâm hồn. Vì thế, người phụ nữ xứng đáng có được cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nhưng không, cuộc đời bất công lắm, dẫu đẹp người đẹp nết thế đó nhưng cuộc đời vẫn vùi dập họ. Ta có thể thấy điều này qua câu thơ thứ hai: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. “Bảy nổi ba chìm” là một thành ngữ giàu tính biểu tượng, chỉ sự trôi nổi, lênh đênh giữa cuộc đời của người phụ nữ. “Nước non” là sông, là biển, là núi, là non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là cuộc đời con người. Việc nhà thơ đảo từ “bảy nổi” lên đầu thành ngữ càng nhấn mạnh hơn sự truân chuyên, lận đận của cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa.

Thân phận người phụ nữ càng đáng thương hơn qua câu thơ thứ ba: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nếu chiếc bánh trôi mềm - rắn phụ thuộc vào tay của kẻ nặn thì trong xã hội cũ, người phụ nữ không có quyền định đoạt cuộc đời mình. Quan hệ từ “mặc dầu” càng cho thấy sự phụ thuộc của họ vào xã hội. Cuộc đời người phụ nữ vô định cũng như trái bần trôi trôi nổi giữa con nước mênh mông trong bài ca dao kia:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu của họ, điều duy nhất họ làm chủ được là giữ tấm lòng mình: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. “Tấm lòng son” có thể hiểu là lòng sắt son, thủy chung của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có lắm trái ngang, có vùi dập như thế nào đi chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng kiên trinh của mình. Câu thơ còn thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận nhỏ bé, mong manh của người phụ nữ.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với thân phận lênh đênh, lận đận của người phụ nữ Việt Nam đồng thời ca ngợi những phẩm chất sáng ngời của họ. Qua đó, chúng ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn những người phự nữ xung quanh mình.

 

1.    Bài văn trên gồm có mấy phần? Chỉ rõ các phần đó.

2.    Xác định các yếu tố: liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm trong bài văn trên?

0
14 tháng 2 2020

Hai câu văn có cụm chủ vị mở rộng câu là:

- Lịch sử ta / đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước/  của nhân dân ta.

     CN                                                                VN                                  

                                                                                                           CN                             VN

Mở rộng thành phần vị ngữ.

- Chúng ta / phải ghi nhớ công lao/  của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy la tiêu biểu của dân tộc anh hùng.

       CN                                                                                                     VN

                                           CN                          VN

Câu mở rộng thành phần vị ngữ.

14 tháng 2 2020

Bn ơi, mk thấy bn giải giùm mk đó là điều tốt nhưng bn giúp thì giúp cho chót, làm ơn bn có thể giả một cách rõ ràng có đc ko.Bn ghi như thế này, bn đừng giúp mk còn hơn,bn giúp cx như ko ( cái này là mk nói thật, nếu nó có làm bn tức thì cứ coi đó là bài học đi,lần sau giúp các bn khác cho tròn trách nghiệm 1 ng giúp đi nhé)

 đề bài Tiếng ViệtCâu 1:Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt, câu nào là câu rút gọn?a."Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc".b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:    – Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để...
Đọc tiếp

 đề bài Tiếng Việt

Câu 1:Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt, câu nào là câu rút gọn?

a."Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc".

b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

    – Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 2: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau

a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)

b) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

c) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 3. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

a) Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.

b) Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con người Việt Nam.

Câu 4: Xác định câu rút gọn trong những trường hợp sau, chỉ rõ những thành phần được rút gọn và khôi phục lại thành phần bị rút gọn?

a. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! ( Khánh Hoài)

b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài)

c. - Những ai ngồi đấy?

- Ông Lí Cựu với ông Chánh hội. ( Ngô Tất Tố)

Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Bố em đi cày về.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...”

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?

b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn?

………..…….Hết……………………

Lưu ý: Các em làm câu hỏi ra giấy kiểm tra. Khi làm các em ghi câu hỏi sau đó ghi câu trả lời, ghi đầy đủ học tên. Nộp bài vào tiết 5 thứ 2 (ngày 14/02/2022). Bạn nào nộp muộn bị trừ điểm. lớp trưởng thu bài và nộp lại cho gv.

1
12 tháng 2 2022

đây là văn chứ có phải vật lí đâu

12 tháng 12 2019

câu b tự làm làm câu a rồi đấy :)

21 tháng 3 2021

bik câu a nhưng ko bik câu B/

7 tháng 3 2020

Tấc đất, tấc vàng"

1,Chỉ ra nét nghệ thuật đặc sắc của câu tục ngữ trên.

- Điệp ngữ "tấc"

- So sánh ngang bằng "tấc đất" - "tấc vàng"

- Nói quá "tấc đất" - "tấc vàng"

2, Hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngưc trên.

Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

3, Qua câu tục ngữ trên nhân dân ta muốn khuyên chúng ta điều j.

Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.

4,Câu tục ngữ trên có phải là câu rút gọn ko? vì sao?

Câu tục ngữ trên  là câu rút gọn . 

Vì : Thành phàn bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, 1 câu nêu nguyên tắc ứng xử, 1 câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

5, xây dựng luận điểm, luận cứ là trình tự lập luận cho đề bài sau: Chớ nên tự phụ

 Xác lập luận điểm:

- Chớ nên tự phụ là luận điếm của bài viết vì nó thể hiện tư tưởng, thái độ của con người đối với tính tự phụ.

Tìm luận cứ:

- Để lập luận cho tư tưởng “chớ nên tự phụ”, chúng ta cần nêu lên những luận cứ sau:

+ Tự phụ là gì? (tự phụ là tự đánh giá cao khả năng của mình, từ đó hay coi thường mọi người).

+ Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? (vì thói tự phụ gây ra nhiều tác hại). + Tự phụ có hại như thế nào?

+ Tác hại của tính tự phụ ?

 Xây dựng lập luận

-Với đề bài trên, chúng ta có thể luận luận bằng cách dẫn dắt người đọc đi từ việc định nghĩa tự phụ là gì, rồi suy ra tác hại của nó.

# HOK TỐT #