Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)Tác phẩm chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: “Gần một giờ đêm.... khúc đê này hỏng mất”.
+ Nội dung: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2: “Ấy lũ con dân...điếu mày”.
+ Nội dung: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm ở trong đình.
- Đoạn 3: Phần còn lại
. + Nội dung: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu khôn xiết.
b) a. Hai mặt tương phản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn đến kiệt sức trước nguy cơ vỡ đê, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào đánh tố tôm mà quên đi nhiệm vụ hộ đê cùng với dân sinh khốn khố lầm than.
b. Hai mặt tương phản trên được thê hiện cụ thể như sau: Cảnh tương nhân dân cứu đê Cảnh tương quan phủ cùng nha lại
+ Thời gian: Gần một giờ đêm.
+ Trời mưa tầm tã, nước sông ngày càng dâng cao, có nguy cơ vờ đê.
+ Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhô'n nháo, căng thẳng
+ Người dân bất lực trước sức trời. Thế đê ngày càng yếu kém trước thế nước
=> Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, một thảm cảnh bi đát đe doạ cuộc sống cúa người dân
+ Địa điếm: Trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
+ Không khí, quang cảnh: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.
+ Đồ dùng sinh hoạt: Bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía...toàn là những thứ quý hiếm, sang trọng.
+ Quan phủ đang lao vào cuộc chơi tổ tôm không hề để ý đến nguy cơ vỡ đê, mặc dù quan đang có nhiệm vụ” hộ đê”. Rõ ràng đó là một cảnh xa hoa, phù phiếm, vô trách nhiệm của bọn quan lại.
c. Hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như sau:
- Chân dung: uy nghi chễm chệ, tay trái tựa gôi xếp, chân phải duỗi thẳng ra để người nhà quỳ xuống đất mà gãi.
- Đồ vật quan dùng: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi... hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng....
- Cử chỉ, lời nói:
+ Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuô't râu, rung đùi, mắt đang mải trông đla nọc.
+ Tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc” tiếng quan lớn truyền: “ừ”,
+ Có người khẽ nói: Bám, dề có đê vờ! Ngài cau mặt, gắt ràng: Mặc kệ!
+ Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ những người báo tin đê vỡ và tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, tình cảnh “ thảm sầu” không sac kể xiết.
d. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản như vậy nhăm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập và từ đó tạo nên một tình huống đầy kịch tính: Trong lúc nhân dân đang rơi vào một tình cảnh vô cùng bi đát thì bọn quan lại vẫn nghiễm nhiên sông một cuộc sống xa hoa, phù phiếm, vô trách nhiệm.
Với sự thành công trong việc xây dựng hai hình ảnh đôi lập như trên, tác giả đã đạt được hai mục đích: Vừa lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm trước tính mạng và cuộc sống của người dân; vừa bày tỏ niềm xót thương trước “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân trong cảnh đê vỡ.
Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
-
Đoạn 1 (từ đầu đến "Khúc đê này hỏng mất"): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.
-
Đoạn 2 (tiếp theo đến "Điếu, mày!"): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.
-
Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
-
Câu 2:
a. Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay:
-
Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả.
-
Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
-
b. Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản:
-
Cảnh dân làng hộ đê thật thảm thương:
-
Thời gian gần một giờ đêm.
-
Mưa càng lúc càng to, mực nước sông càng dâng cao: mưa tầm tã trút xuống... nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
-
Cảnh dân làng hộ đê vất vả, mệt nhọc: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre... lướt thướt như chuột lột. Không khí nhốn nháo, căng thẳng: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...
Cảnh cho thấy sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
-
-
Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc ngay trong khi bọn chúng đi "hộ đê".
-
Địa điểm: trong đình cao ráo, an toàn.
-
Không khí, quang cảnh: "tĩnh mịch", "trang nghiêm", "nhàn nhã", "đường bệ", "nguy nga", "đèn thắp sáng trưng" (phản ánh uy thế của viên quan phủ với nha lại, tay sai).
-
Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi "hộ đê" sang cả, quý phái: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ...
-
- Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
a,
- Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
- Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".
- Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
Tham khảo:
Đoạn 1: Từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”=> Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “Điếu, mày!”=> Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.
Đoạn 3: Còn lại=> Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
THAM KHẢO:
Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn: - Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân. - Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê. - Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
Có thể chia làm 3 phần :
- Phần 1: từ đầu đến khúc đê này hỏng mất
`->` Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân.
- Phần 2 : Từ ấy lũ con đến điếu, mày
`->` Cảnh quan phụ mẫu vô trách nhiệm đi hộ đê
- Phần 3 : Còn lại
`->` Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh sầu thảm
-Có thể chia thành 3 đoạn
+Cảnh đê sắp vỡ( từ đầu đến thì vỡ mất)
+Cảnh hộ đê( từ Dân phu đến ấy là hạnh phúc)
+Cảnh đê vỡ(phần còn lại)
+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
Câu 1: Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
- Phần 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ
- Phần 2 (tiếp… điếu mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm đánh tổ tôm bỏ mặc dân chúng trước cơn lũ
- Phần 3 (còn lại) Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than
Câu 2:
a, - Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
Câu 3:
a, Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:
- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá
- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ
Có thế có nhiều cách chia đoạn, song các em có thế tham khảo cách chia đoạn dưới đây:
Tác phẩm chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: “Gần một giờ đêm.... khúc đê này hỏng mất”.
=>Nội dung: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2: “Ấy lũ con dân...điếu mày”.
=> Nội dung: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm ở trong đình.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
=> Nội dung: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu khôn xiết
B) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
- Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".
- Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.
- Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt