K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời,...
Đọc tiếp

I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

79
14 tháng 5 2021

C1: Miêu tả

C2: td của dấu ba chấm là ngụ ý còn nhiều loại chim khác ko liệt kê hết được.

C3: Những loài chim vào mỗi buổi sáng

 câu 1:

-PTBĐ: miêu tả, tự sự

 câu 2:

-Tác dụng: tỏ ý còn nhiều loài chim nữa chưa được liệt kê hết

 câu 3:

-Nội dung: miêu tả vẻ đẹp của khu vườn và những chú chim trong vườn vào những buổi sáng

 

I. Đọc hiểu văn bản1. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:Những buổi sáng, chú chích chòe lonong đen xen lông trắng nhảy nhót trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hát líu lo. Thỉnh thoảng từ trên trời phía xa, nhiều đàn chim bay xiên góc thành hình chứ vê qua bầu trời ngoài cửa sổ về Phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang,...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Những buổi sáng, chú chích chòe lonong đen xen lông trắng nhảy nhót trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hát líu lo. Thỉnh thoảng từ trên trời phía xa, nhiều đàn chim bay xiên góc thành hình chứ vê qua bầu trời ngoài cửa sổ về Phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,...mà người ta gọi đó là chim giang hồ.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạ của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ... trong câu : Bố bảo đó là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,....mà người ta gọi đó là chim giang hồ.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn.

II. Tạo lập văn bản

Câu 1: Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu:

                                   "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                            Người trong một nước phải thương nhau cùng"

2
8 tháng 5 2021

Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là miêu tả kết hợp tự sự

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm là đánh dấu phần chưa liệt kê hết

Câu 3: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên

8 tháng 5 2021

     Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để thể hiện tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:

                                           “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                              Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

       Thật vậy, những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. Nhiễu điều là tấm vải đỏ, giá gương là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh nhiễu điều phủ lấy giá gương có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng phủ lấy nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau, người trong một nước phải thương nhau cùng. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

      Không những vậy, trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường. Chúng ta cần tránh quan điểm đèn nhà ai người ấy rạng, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

        Như vậy, ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời, vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta, hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.

25 tháng 3 2018

a, các trạng ngữ là :

+ những buổi sáng : chỉ thời gian.

+ từ phía chân trời xa:chỉ nơi chốn.

b, các trạng ngữ là :

+Vì tương lai : chỉ nguyên nhân .

Chúc bạn học tốt! 😊

Tìm các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích sau và chỉ ra tác dụng của chúng:            Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt.            Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc rổ tiền đồng. Và giỏ đưa đến một mùi tanh lợm...
Đọc tiếp

Tìm các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích sau và chỉ ra tác dụng của chúng: 

           Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. 

           Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc rổ tiền đồng. Và giỏ đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực buồn nôn ọe. 

           Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà và, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích:

- Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông.

- Tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng.

- Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa.

- Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân.

- Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.

=> Tác dụng: gợi hình gợi tả, sự vật được miêu tả cụ thể, sinh động, dễ hình dung, gần gũi hơn.

Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mặt trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiếu loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh đọng của đàn chim lặn hẳn với chân mày.[...] Phố chợ ở ngay đầu cầu....
Đọc tiếp

Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mặt trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiếu loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh đọng của đàn chim lặn hẳn với chân mày.

[...] Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng choáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẩy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.

Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:

- Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.

Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất là người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.

[...] Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cỗi. Chiều đã tói hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy động như tiêng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.

Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối à cảnh vật đói với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.

                   (Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB Hội Nhà Văn & Cty Nhã Nam, 2015,)

CÂU 9: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên qua đoạn trích trên?

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 5 2018

a. Phương thức biểu đạt: Miêu tả

b. 

- Các trạng ngữ là:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!

=> Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn và tạo sự liên kết cho đoạn văn.

- Phép liệt kê là:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!

=> Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của cây gạo và sự sinh động của các loài chim.

c. Nội dung chính của đoạn văn là: Miêu tả vẻ đẹp của cây gạo trong ngày hội mùa xuân.

1 tháng 10 2016

- Liên kết về nội dung:

+ Hiện lên vẻ đẹp đầy sắc màu của hương hoa, âm thanh rộn rã của cuộc sống

+ Tất cả những câu trong đoạn văn đều xuyên suốt chủ đề này

- Liên kết về hình thức:

+ Các câu trong đoạn văn được nối với nhau bằng những quan hệ từ: - Lặp lại từ: '' Hoa - Những '' 

+ Quan hệ thời gian trong câu đầu tiên diễn tả sự tiếp nối theo thời gian -> Sự vật dường như có sự tiếp nối liên tục

=> Tác dụng: Tạo cho đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ, gợi lên vẻ đẹp của không gian khu vườn -> Cảm xúc thích thú, ngạc nhiên, yêu mến

 

Tham khảo:

Câu văn: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.”

- Sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp: kể tên những dụng cụ âm nhạc tạo nên nét thơ của Huế

- Tác dụng: Nhấn mạnh, tạo nên một khung cảnh biểu diễn vừa sang trọng,vừa dân dã giữa thiên nhiên.