Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2, Nguyên nhân cái chết Vũ Nương
+ do lời nói ngây thơ của bé Đản.
+ Do người chồng đa nghi, hay ghen.
+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.
+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng
+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình.
+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly.
4, Ý nghĩa chi tiết cái bóng
+ Cái bóng “trên tường” hay còn được gọi là “Cha Đản” vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.
- Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:
+ “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” : khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
+ “Chiếc bóng” mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.
Học tốt :)
1.Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.
Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.
Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…
Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.
Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.
Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.
~Châu's ngốc
Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người. Thế nhưng, hiện nay có một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở ngay chính trong ngôi nhà của mình. Nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp thì không biết những đứa trẻ tội nghiệp kia còn phải chịu những tổn thương gì và tương lai chúng sẽ ra sao.
Bạo hành là hành động xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần của con người. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ…
Ngày nay, tình trạng bạo hành trẻ em ngày một có chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày, những thông tin về bạo hành trẻ em trong gia đình xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mới đây nhất, vụ việc bé G.K (được báo chí giấu tên) 10 tuổi, bị chính cha ruột là ông Trần Hoài Nam (Phường Nghĩa Đô – Hà Nội) cùng với mẹ kế đánh đập dã man tới mức phải nhập viện vì gãy xương xườn và rạn sọ não. Không chịu nổi bạo hành trong thời gian dài, bé đã phải bỏ trốn tới cầu cứu ông nội mới thoát thân. Đó chỉ là một trong rất nhiều cảnh thương tâm mà chúng ta phải chứng kiến mỗi ngày.
Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.
Để dẫn đến những hậu quả thương tâm ấy, chúng ta có thể kể tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do hậu quả của việc cha, mẹ say sỉn, mất kiểm soát hành vi của mình. Hay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc đè nặng, trình độ dân trí lại thấp khiến con người bị quá tải, mất khả năng kiểm soát hành động. Bên cạnh đó, còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen của một bộ phận những người làm mẹ kế, cha dượng đẩy những đứa trẻ tội nghiệp vào những hoàn cảnh bi thương….
Trước sự việc đó, mỗi chúng ta cần đưa ra những biện pháp để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình xảy ra. Khi phát hiện ra những trường hợp bạo hành trẻ em, cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân của bé cũng nên bình tĩnh cũng như học cách yêu thương con cái mình tốt hơn. Chỉ nên sinh 1 đến 2 con để đảm bảo cho trẻ những điều kiện chăm sóc tốt nhất. Hãy kiên nhẫn với trẻ nhỏ cũng như suy nghĩ trước khi đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con cái như ly hôn hay tảo hôn….
“Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ vì chúng đáng được nhận mọi sự yêu thương. Đừng để bạo hành trẻ em trong gia đình làm mất đi tương lai của con nhỏ.
!Châu's ngốc
Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.
Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.
Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…
Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.
Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.
Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.
Thể loại
|
Định nghĩa
|
Các văn bản được học
|
Truyện
|
1. Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nvật lsử được kể. |
- Con rồng cháu tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm |
2. Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật quen thuộc bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin chiến thắng. |
- Sọ Dừa, Thạch Sanh; Em bé thông minh. |
|
3. Ngụ ngôn: Mượn truyện về loài vật, đồ vật, vật (hay chính con người) để nói bóng gió kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó. |
- Đeo nhạc cho mèo; Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng |
|
4.Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. |
- Treo biển; Lợn cưới áo mới |
|
Ca dao
|
Chỉ các thể loại trữ tình dgian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đ/sống nội tâm của con người. |
- Những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước; than thân; châm biếm. |
Tục ngữ
|
Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu, h/ảnh. Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (Tự nhiên, lao động, sản xuất…) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. |
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; về con người và xã hội.. |
T. loại
|
Tên văn bản
|
T/gian
|
T/giả
|
Những nét chính về ND và NT
|
Truyện kí |
1. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng |
Đầu TK XV |
Hồ Nguyên Trừng |
Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị lương y họ Phạm. Tài chữa bệnh và lòng yêu thương con người, không sợ quyền uy. |
2. Chuyện người con gái Nam Xương (Trích"Truyền kì mạn lục") |
TK XVI |
Nguyễn Dữ |
Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ và cảm thông với số phận oan nghiệt của họ. NT thắt nút, mở nút, kịch tính cao, yếu tố hoang đường kì ảo |
|
Thơ
|
1. Sông núi nước Nam |
1077 |
Lí Thường Kiệt |
Lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù với giọng văn hào hùng. |
2. Phò giá về kinh |
1285 |
Trần Quang Khải |
Ca ngợi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và bài học về thái bình.
|
|
3. Bánh trôi nước |
TK XVIII |
Hồ Xuân Hương |
Trân trọng vẻ đẹp trong trắng của người phụ nữ và ngậm ngùi cho thân phận mình. Sử dụng có hiệu quả h/ảnh so sánh, NT ẩn dụ. |
|
4. Qua Đèo Ngang |
TK XIX |
Bà Huyện Thanh Quan |
Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh về đèo Ngang và tâm sự yêu nước qua lời thơ trang trọng, hoàn chỉnh của thể Đường luật. |
|
8. Bạn đến chơi nhà. |
TK XIX |
Nguyễn Khuyến |
Tình bạn bè chân thật, sâu sắc, hóm hỉnh và một h/ảnh thơ giản dị, linh hoạt. |
|
Truyện thơ
|
1.Truyện Kiều (Trích) - Chị em TK - Kiều ở lầu Ngưng Bích |
Đầu TK XI X |
Nguyễn Du |
- Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của hai chị em Thuý Kiều với NT ước lệ tượng trưng. - Tâm trạng và nỗi nhớ của T.Kiều với NT tả cảnh ngụ tình |
2. Lục Vân Tiên (Trích) -LVT …KNN |
Giữa TK XIX |
Nguyễn Đình Chiểu |
- Vẻ đẹp sức mạnh nhân nghĩa của người anh hùng L.V.T qua ngôn ngữ giản dị, gần lời nói đời thường |
|
Nghị luận
|
1. Chiếu dời đô |
1010 |
Lí Công Uẩn |
Lí do dời đô và nguyện vọng giữ nước muôn đời bền vững và phồn thịnh với cách lập luận chặt chẽ. |
2. Hịch tướng sĩ |
Trước 1258 |
Trần Quốc Tuấn |
Trách nhiệm đối với đất nước và lời kêu gọi thống thiết đối với tướng sĩ. Lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục. |
|
3. Nước Đại Việt ta |
Năm 1428 |
Nguyễn Trãi |
Tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng, luận cứ rõ ràng, hấp dẫn. |
|
4. Bàn luận về phép học |
Năm 1791 |
Ng. Thiếp |
Học để có tri thức, để phục vụ đất nước chứ không phải cầu danh. Lập luận chặt chẽ, giầu sức thuyết phục. |
T. loại
|
Tên văn bản
|
T/gian
|
T/giả
|
Những nét chính về ND và NT
|
Truyện kí |
1. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng |
Đầu TK XV |
Hồ Nguyên Trừng |
Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị lương y họ Phạm. Tài chữa bệnh và lòng yêu thương con người, không sợ quyền uy. |
2. Chuyện người con gái Nam Xương (Trích"Truyền kì mạn lục") |
TK XVI |
Nguyễn Dữ |
Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ và cảm thông với số phận oan nghiệt của họ. NT thắt nút, mở nút, kịch tính cao, yếu tố hoang đường kì ảo |
|
Thơ
|
1. Sông núi nước Nam |
1077 |
Lí Thường Kiệt |
Lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù với giọng văn hào hùng. |
2. Phò giá về kinh |
1285 |
Trần Quang Khải |
Ca ngợi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và bài học về thái bình.
|
|
3. Bánh trôi nước |
TK XVIII |
Hồ Xuân Hương |
Trân trọng vẻ đẹp trong trắng của người phụ nữ và ngậm ngùi cho thân phận mình. Sử dụng có hiệu quả h/ảnh so sánh, NT ẩn dụ. |
|
4. Qua Đèo Ngang |
TK XIX |
Bà Huyện Thanh Quan |
Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh về đèo Ngang và tâm sự yêu nước qua lời thơ trang trọng, hoàn chỉnh của thể Đường luật. |
|
8. Bạn đến chơi nhà. |
TK XIX |
Nguyễn Khuyến |
Tình bạn bè chân thật, sâu sắc, hóm hỉnh và một h/ảnh thơ giản dị, linh hoạt. |
|
Truyện thơ
|
1.Truyện Kiều (Trích) - Chị em TK - Kiều ở lầu Ngưng Bích |
Đầu TK XI X |
Nguyễn Du |
- Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của hai chị em Thuý Kiều với NT ước lệ tượng trưng. - Tâm trạng và nỗi nhớ của T.Kiều với NT tả cảnh ngụ tình |
2. Lục Vân Tiên (Trích) -LVT …KNN |
Giữa TK XIX |
Nguyễn Đình Chiểu |
- Vẻ đẹp sức mạnh nhân nghĩa của người anh hùng L.V.T qua ngôn ngữ giản dị, gần lời nói đời thường |
|
Nghị luận
|
1. Chiếu dời đô |
1010 |
Lí Công Uẩn |
Lí do dời đô và nguyện vọng giữ nước muôn đời bền vững và phồn thịnh với cách lập luận chặt chẽ. |
2. Hịch tướng sĩ |
Trước 1258 |
Trần Quốc Tuấn |
Trách nhiệm đối với đất nước và lời kêu gọi thống thiết đối với tướng sĩ. Lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục. |
|
3. Nước Đại Việt ta |
Năm 1428 |
Nguyễn Trãi |
Tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng, luận cứ rõ ràng, hấp dẫn. |
|
4. Bàn luận về phép học |
Năm 1791 |
Ng. Thiếp |
Học để có tri thức, để phục vụ đất nước chứ không phải cầu danh. Lập luận chặt chẽ, giầu sức thuyết phục. |
Có ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng cùa thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
…
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."
Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.
Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:
“Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.
Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.
Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thỏ của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.
Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cảm xức bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.
Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.
Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa.
Trích: loigiaihay.coCó ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng của thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
…
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."
Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.
Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:
“Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.
Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.
Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thở của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.
Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cám xức bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.
Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.
Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa
Lớp
|
Stt
|
Tên tác phẩm
(Đ.trích)
|
Tác giả
|
Nước
|
TK
|
Thể loại
|
Nội dung chính
|
NT đặc sắc
|
6 |
1 |
Lòng yêu nước
|
Ê-ren-bua |
Nga |
XX |
Bút kí |
Thể hiện tình yêu nước thiết tha, sâu sắc. Nêu lên chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật bình thường nhất. |
NT lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động cụ thể -> có sức thuyết phục.
|
2 |
Buổi học cuối cùng
|
Đô-đê |
Pháp |
XIX |
Tr. ngắn |
Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc. |
Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng nhân vật.
|
|
7 |
3 |
Xa ngắm thác núi Lư
|
Lý Bạch
|
TQ |
VIII |
Thơ TNTT Đ.luật |
Vẻ đẹp của núi Lư và tình yêu quê hương đằm thắm, bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả. |
Hình ảnh thơ tráng lệ và huyền ảo |
4 |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
|
Lý Bạch |
TQ |
VIII |
Thơ Ngũ Ngôn |
Thể hiện một cách nhẹ nhàng, thấm thía tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong một đêm trăng thanh tĩnh.
|
Từ ngữ giản dị, tinh luyện, cảm xúc chân thành. |
|
5 |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
|
Hạ Tri Chương |
TQ |
VIII |
Thơ (TN) |
Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày được đặt chân về quê cũ |
Cảm xúc chân thành, hóm hỉnh, k/hợp tsự. |
|
6 |
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
|
Đỗ Phủ |
TQ |
VIII |
Thơ |
Thể hiện nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Bộc lộ khát vọng cao cả: Có được ngôi nhà vững ngàn gian để che cho tất cả người nghèo trong thiên hạ.
|
Kết hợp trữ tình với tự sự. |
|
7 |
Cô bé bán diêm
|
An-đéc-xen |
Đan Mạch |
XIX |
Tr. ngắn |
Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bán diêm bất hạnh. |
Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. |
|
8 |
Đánh nhau với cối xay gió
|
Xéc-van-téc |
Tây Ban Nha |
XVI |
Tiểu thuyết |
Xây dựng cặp nhân vật tương phản: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô .Tác phẩm đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong tính cách của con người.
|
N/thuật x/dựng n/vật (đối lập) và gây cười |
|
9 |
Chiếc lá cuối cùng
|
O. Hen-ri |
Mĩ |
XIX |
Tr. ngắn |
Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. |
Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần
|
|
10 |
Hai cây phong
|
Ai-ma-tôp |
Cư-rơ-gư-xtan |
XX |
Tr. ngắn |
Kể về hai cây phong do thầy Đuy-sen người thầy đầu tiên trồng. Truyền cho người đọc tình yêu quê hương da diết và lòng tôn kính người thầy.
|
Lối kể chuyện hấp dẫn, lối m/tả theo phong cách hội hoạ, gây ấn tượng mạnh. |
|
11 |
Đi bộ ngao du
|
Ru-xô |
Pháp |
XVIII |
Nghi luận xã hội |
Tác giả chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ . Thể hiện sự giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên của tác giả.
|
Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động -> có sức thuyết phục |
Lớp
|
Stt
|
Tên tác phẩm
(Đ.trích)
|
Tác giả
|
Nước
|
TK
|
Thể loại
|
Nội dung chính
|
NT đặc sắc
|
9 |
13 |
Mây và sóng
|
Ta-go |
Ấn Độ |
XX |
Thơ |
Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. |
H/ảnh TN giàu ý nghĩa tượng trưng, k/hợp b/cảm với kể chuyện. |
14 |
Bố của
Xi-mông
|
Mô-pa-xăng |
Pháp |
XIX |
Tr. ngắn |
Nhắn nhủ về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người. |
NT m/tả d/biến t/trạng n/vật, k/hợp t/sự n/luận. |
STT |
Tác phẩm (đoạn trích) |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
1 |
Buổi học cuối cùng |
Đô- đê |
Truyện ngắn |
Truyện đã thể hiện tình yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc |
Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình và hành động. |
2 |
Cô bé bán diêm |
An- đéc- xen |
Truyện ngắn |
Khơi gợi lòng thương cảm đối với những em bé bất hạnh, thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhân hậu. |
Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố mộng tưởng và hiện thực trong tác phẩm. |
3 |
Đánh nhau với cối xay gió |
Xéc- ven- téc |
Tiểu thuyết |
Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn- ki –hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội |
Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật |
4 |
|
O-Hen-ri |
Truyện ngắn |
Ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ với nhau. |
Kết cấu truyện đảo ngược tình huống hai lần. |
5 |
Hai cây phong |
Ai-Ma-Tốp |
Tiểu thuyết |
Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku –rêu.
|
Cách xây dựng mạch kể ; Cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. |
6 |
Cố hương |
Lỗ Tấn |
Truyện ngắn |
Phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm. |
Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng. |
7 |
Những đứa trẻ |
Go-rơ-ki |
Hồi kí |
Văn bản thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng cao đẹp; sự khao khát tình cảm của những đứa trẻ. |
Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lý nhân vật. |
8 |
Robinxon ngoài đảo hoang |
Đi-phô |
Tiểu thuyết |
Gợi hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ. |
Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm. |
9 |
Bố của Xi mông |
Mô- păng -xăng |
Truyện ngắn |
Nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người |
Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc |
10 |
Con chó Bấc |
Lân đân |
|
Ca ngợi lòng nhân ái : Con người và loài vật đều cần đến tinh yêu thương. Tinh yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung. |
Kể xen tả với những chi tiết tỉ mỉ, tinh tế. |
11 |
Mây và sóng |
Ta - go |
Thơ |
Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt; đồng thời gửi gắm những triết lí đậm tính nhân văn của nhà thơ. |
Hình thức lời thoại lồng trong lời kể |
12 |
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục |
Mô-li-e |
Pháp |
|
Lớp kịch được xây dựng hết sức sinh động, Khắc hoạ tài tình tính cách nhân vật. Gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả. |