K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2016

 a, hạt gạo làng ta

    có bão tháng 7

   có mưa tháng 3

    giọt mồ hôi xa

   những trưa tháng 6

  nước như ai nấu 

  chết cả cá cờ

  cua ngoi lên bờ

 mẹ em xuống cấy

b, trích trong bài hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa 

c, không bít.hihi

13 tháng 3 2016

a) từ láy: mơ màng, lồng lộng

    biện pháp: so sánh

b) tác dụng : làm cho bài thơ thêm sinh động...

*còn gì nữa đó mình ko biết, biết bao nhiêu thì nói bấy nhiêu* hihi

 

27 tháng 5 2016

b) Những câu thơ trên là dòng cảm nghĩ và tâm trạng của anh đội viên về hình ảnh Bác Hồ trong một đêm không ngủ trong chiến dịch Biên giới năm 1950. Trong chiến dịch này Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Chứng kiến từng cử chỉ, việc làm, hành động ân cần chu đáo của Bác Hồ với bộ đội và dân công, anh đội viên “mơ màng” như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp. Anh đội viên cảm nhận Bác Hồ hiện lên vừa thiêng liêng, lớn lao, đẹp đẽ như ông tiên trong cổ tích vừa gần gũi, thân thương.
Hình ảnh so sánh:

“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”​

làm nổi bật tình yêu thương bao la của Bác với bộ đội và dân công trong đêm mưa rừngViệt Bắc, tình yêu thương của Bác ấm áp hơn ngọn lửa hồng.
Những câu thơ trên còn giúp ta cảm nhận tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta.

 

2 tháng 4 2016

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại  cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

 

2 tháng 4 2016

ê làm theo cách hiểu chứ chép mạng thì không nên đâu

18 tháng 3 2016

Ngày Huế đổ máu, 
Chú Hà Nội về, 
Tình cờ chú cháu, 
Gặp nhau Hàng Bè. 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh, 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng... 

- "Cháu đi liên lạc, 
Vui lắm chú à. 
Ở đồn Mang Cá, 
Thích hơn ở nhà!"

Cháu cười híp mí, 
Má đỏ bồ quân: 
- "Thôi, chào đồng chí!" 
Cháu đi xa dần... 

Cháu đi đường cháu, 
Chú lên đường ra, 
Ðến nay tháng sáu, 
Chợt nghe tin nhà. 

Ra thế, 
Lượm ơi! 

Một hôm nào đó, 
Như bao hôm nào, 
Chú đồng chí nhỏ, 
Bỏ thư vào bao, 

Vụt qua mặt trận, 
Ðạn bay vèo vèo, 
Thư đề "Thượng khẩn", 
Sợ chi hiểm nghèo! 

Ðường quê vắng vẻ, 
Lúa trổ đòng đòng, 
Ca-lô chú bé, 
Nhấp nhô trên đồng... 

Bỗng loè chớp đỏ, 
Thôi rồi, Lượm ơi! 
Chú đồng chí nhỏ, 
Một dòng máu tươi! 

Cháu nằm trên lúa, 
Tay nắm chặt bông, 
Lúa thơm mùi sữa, 
Hồn bay giữa đồng. 

Lượm ơi, còn không? 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh. 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng...

 
18 tháng 3 2016

Câu: "Ra thế, Lượm ơi!" đặc biệt hơn các câu còn lại vì đoạn này chỉ có 2 câu 

Câu: "Lượm ơi còn không?" cũng đặc biệt hơn bởi đoạn này có 1 câu

23 tháng 3 2016

Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

25 tháng 4 2016

Nghệ thuật:Nhân hoá.                           Tác dụng:Làm cho thế giới loài vật cây cối trở nên gần gũi với con người , biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.

25 tháng 4 2016

Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa.tác dụng chắc để câu văn sinh động, biểu cảm hơn :vvundefined

26 tháng 4 2016

Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật là:

+ Nhân hóa: trùm , âu yếm

+ Liệt kê: làng, bản, xóm, thôn

Phân tích :

đoạn trích trên được trích trong văn bản " Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới. Qua văn bản này ta có thể thấy được cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất hay của tác giả, đặc biệt nó được thể hiện qua câu thơ:"Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn"Dù chỉ là một câu văn nhưng nó đã tái hiện lại hình ảnh cây tre rất thân thiết gần gũi với mỗi chúng ta. Tác giả đã nhấn mạnh việc cây tre rất thân thiết với chúng ta bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê. Qua câu văn ta thấy tác giả là một người rất yêu thiên nhiên, con người Việt Nam. Cảm ơn nhà văn Thép Mới đã cho em hiểu hơn về cây tre và con người Việt Nam.

25 tháng 4 2016

sao ai cũng hỏi câu này hết vậy??

25 tháng 4 2016

Mai kt 15p câu đó!!!

2 tháng 4 2016

c1:a)Trich từ bài thơ'Dem nay bac khong ngu' cua nha tho Minh Hue, viet theo the tho 5 chu nhip nhanh

 b)Câu thơ trên thể hiện sự lo âu sức khỏe của anh đội viên đối với bác hồ, mà cụ thể là trong chiến dịch

 

26 tháng 2 2017

Câu 1:
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ , viết theo thể thơ 5 chữ( còn gọi là ngũ ngôn)

9 tháng 3 2016

a) Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương. Đặc biệt là sử dụng biện pháp hoán dụ "Người cha" để nói về Bác.

b) Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

 Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

9 tháng 3 2016

mk chi biet cau a thui , sorry

a)bien phap diep tu