Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2 )
*CN1 : Trong nhà
VN1 : bỗng tối sầm lại
*CN2 : Một mùi
VN2 : Nồng ngai ngái
*CN3 : Cái mùi
VN3 : Còn lại
=> Câu ghép
Sai đừng trách ~
1. lẹt đẹt, lách tách, rào rào, xiên xuống, ướt lướt thướt, ngật ngưỡng, sầm sập, ngai ngái, đồm độp, bùng bùng, ồ ồ, man mác
2. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
CN VN CN VN
a. Đoạn văn có 6 câu đơn, đó là các câu 2, 3, 4, 7, 8, 9
b. Đoạn văn có 3 câu ghép, đó là các câu 1, 5, 6
c. Đoạn văn có 2 câu chứa nhiều chủ ngữ, đó là câu 3, 5
d. Đoạn văn có 4 câu chứa nhiều vị ngữ, đó là câu 2, 8, 6, 5
a, Các vế trong câu được nối với nhau bằng dấu phẩy ","
b, Các vế trong câu được nối với nhau bằng từ "nhưng"
c, Các vế trong câu được nối với nhau bằng từ "và"
d, Các vế trong câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ "Tuy-nhưng"
e, Các vế trong câu được nối với nhau bằng dấu phẩy ","
g, Các vế trong câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ " Vì-nên"
Gạch chân dưới các từ phức trong đoạn văn sau:
a)
Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.
b)
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.
c)
Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang, con sếu cao gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá.
d)
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh … Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.
e)
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho thật đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
A. Đọc thầm:
Mưa rào
Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi hương ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…
(theo Tô Hoài)
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:
1. Nội dung chính của bài đọc là gì?
A. Tả về cơn mưa rào đầu mùa hạ
B. Tả về cơn mưa dông của mùa hạ
C. Tả về cơn mưa ngâu của mùa xuân
2. Từ nào sau đây đã được dùng để miêu tả âm thanh của cơn mưa?
A. Tí tách
B. Rào rào
C. Tính tong
3. Dưới cơn mưa, những sự vật nào “vẫy tai run rẩy”?
A. Những tàu lá chuối
B. Lá đào, lá na, lá sói
C. Mấy chú gà trống
4. Mùi của những trận mưa mới đầu mùa có đặc điểm gì?
A. Chua chát, khô khốc
B. Ngòn ngọt, nồng nàn
C. Ngai ngái, man mác
5. Chủ ngữ của câu “Mưa rào rào trên sân gạch” là gì?
A. Mưa
B. Mưa rào
C. Mưa rào rào
6. Khi mưa rớt xuống lòng lá chuối thì tạo nên âm thanh gì?
A. Đồm độp
B. Bùng bùng
C. Ồ ồ
7. Bài đọc có sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. 11 từ
B. 12 từ
C. 13 từ
8. Câu “Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ” là loại câu gì?
A. Câu kể
B. Câu khiến
C. Câu hỏi