Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Trương Chi trong câu nói của Mị Nương là một người dịu dàng, có nụ cười hiền hậu, có giọng hát hay và gương mặt sáng sủa, ưa nhìn. Đối với Mị Nương, Trương Chi là một chàng trai tốt cả về nhan sắc đến nhân phẩm, tài năng.
Tham Khảo
Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình dần thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất hơn và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt.
Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.
1. Sắp xếp các sự kiện sau theo trật tự thời gian của cốt truyện:
(1) Mị Nương nghe tiếng hát của Trương Chi và muốn gặp chàng
(2) Mị Nương rót nước vào chén, bóng thuyền của Trương Chi hiện lên
(3) Trương Chi tự vẫn và được chôn dưới gốc cây bạch đàn
(4) Mị Nương gặp Trương Chi và thấy dung nhan của chàng
A. (1)-(2)-(3)-(4)
B. (1)-(2)-(4)-(3)
C. (1)-(3)-(2)-(4)
D. (1)-(4)-(3)-(2)
- Nhân vật chính trong bi kịch mang khát vọng cao đẹp, có tính cách mạnh mẽ, có khả năng lựa chọn hành động tự do xuất phát từ chính kiến, đức tin của mình, song lựa chọn này xung đột với hoàn cảnh thực tế hoặc gặp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu. Do vậy, nhân vật chính trong bi kịch thường phải trải qua những trạng thái giằng xé, bế tắc, rơi vào những tình huống hết sức nặng nề và có kết thúc bi thảm. Tương ứng với sự phức tạp của nhân vật, lời thoại trong bi kịch thường căng thẳng, chất chứa biện luận, thể hiện suy tư trăn thở và ý chí của những nhân cách mạnh mẽ, không khuất phục.
- Xung đột trong bi kịch là những mâu thuẫn gay gắt giữa lựa chọn hành động tự do của nhân vật như một nhân cách mạnh mẽ với cái tất yếu vốn được thể hiện qua những thế lực như định mệnh, bản tính tự nhiên, định kiến thời đại, thực tại xã hội…
- Bị dân chúng – thợ xây đài hiểu lầm, oán thán: mất lòng dân.
- Bị phe phản nghịch và người đời kết tội oan, là “gian phu dâm phụ”, là tội đồ làm hao hụt công khổ, để dân gian lầm than”: mất danh dự.
- Mất Đan Thiêm: mất người tri kỉ.
- Cửu Trùng Đài bị đốt thành tro bụi: mộng lớn tiêu tan
- Bị giải ra pháp trường: mất mạng sống.
=> Ông rơi vào tình cảnh bi đát tột cùng, mất tất cả => kết thúc quen thuộc ở thể loại bi kịch.
- Ngôn ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại,…) của nhân vật, là ngôn ngữ biểu đạt hành động (bên trong và bên ngoài), kết hợp một cách chọn lọc với các chỉ dẫn sân khấu (của tác giả). Ngôn ngữ kịch trong Âm mưu và tình yêu cũng mang những đặc điểm trên nhưng đặc biệt giàu kịch tính, tạo tương tác qua lại và dẫn dắt xung đột kịch phát triển mau lẹ, hợp lí.
Luy-dơ và Phéc-đi-năng đều là nhân vật bi kịch. Vì:
+ Có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận.
+ Có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.
+ Kết cục phải trả giá đắt.
- Thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. Những nhược điểm, sai lầm đó sẽ buộc nhân vật phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng.
Theo em, nhân vật Trương Chi là nhân vật bi kịch bởi lẽ:
Trương Chi sở hữu giọng ca khiến người ta phải xao xuyến, nhưng chàng ta có dung mạo xấu xí, gia cảnh lại nghèo khó. Giây phút Mị Nương nhìn thấy dung mạo xấu xí của chàng đã Sững sờ. Mị Nương không thể chấp nhận dung mao chàng. Trương Chi đã tự vẫn để kết thúc cuộc đời minh. Mối tình của Trương Chi là mối tình tuyệt vọng.