K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Đất rừng Phương Nam: 

+ Vai kể: điểm nhìn 

+ Điểm nhìn: cậu bé An trực tiếp thuật lại câu chuyện của mình. 

--> Khiến hình ảnh thiên nhiên trở nên gần gũi thân thuộc qua từng trang viết

- Dưới bóng hoàng lan: 

+ Vai kể: Người kể chuyện 

+ Điểm nhìn: nhân vật  Thanh 

--> Tạo sự hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện và bao quát được hết toàn cảnh của sự việc

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Vai kể, điểm nhìn trong Đất rừng phương Nam là vai kể, điểm nhìn của cậu bé An. Ở đoạn trích, cậu bé An là nhân vật xưng "tôi", trực tiếp kể lại câu chuyện

⇒ thiên nhiên đẹp đẽ, phong phú được kể qua lời kể và điểm nhìn của cậu bé An khiến thiên nhiên trở nên gần gũi.

- Vai kể trong Dưới bóng hoàng lan:

+ Người kể chuyện: Thanh

+ Điểm nhìn: Điểm nhìn của nhân vật Thanh.

⇒ Vai kể và điểm nhìn trong Dưới bóng hoàng lan có sự đan xen, tạo nên sự hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện và tạo được sự bao quát trong lối kể.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Nhận xét về nhân vật Giang trong Giang – Bảo Ninh

Biết quan tâm, giúp đỡ người khác có trái tim và tấm lòng nhân hậu

+ Là cô gái nhạy cảm và tinh tế

31 tháng 8 2023

THAM KHẢO!

Nhận xét về nhân vật Giang trong Giang (Bảo Ninh).

- Là một cô gái hiểu chuyện.

- Một cô gái có lòng thương người, ân cần, chu đáo, nhiệt tình.

- Hiếu thảo với cha.

- Có tình nghĩa sâu đậm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Phrăng.

- Việc sử dụng điểm nhìn ấy giúp câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, hấp dẫn độc giả.

27 tháng 6 2023

THAM KHẢO!

     Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Phrăng. Việc sử dụng điểm nhìn ấy đem lại sự gần gũi cho văn bản vì nó là câu chuyện được kể từ người trong cuộc, đồng thời là của một cậu bé.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Các ngôi kể: Anh tân binh, tác giả

- Điểm nhìn: anh tân binh, bố Giang, Giang

- Điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật tôi – anh tân binh, người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc

- Từ điểm nhìn của nhân vật tôi – anh tân binh, hẳn tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, những dư vị về mất mát, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi

28 tháng 5 2023

Việc chọn ngôi kể thứ nhất khiến cho tác phẩm trở thành lời kể chuyện của người đã từng tham gia sự việc, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc.

21 tháng 12 2017

So sánh văn bản (2), (3) của mục I với các loại văn bản khác :

a) Phạm vi sử dụng :

- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản :

- Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.

- Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

- Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, …

- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c) Lớp từ ngữ riêng :

- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.

- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.

- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

- Văn bản (2) sử dụng thể thơ lục bát, có kết cấu của ca dao, dung lượng ngắn.

- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.

- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…

- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều đã có khuôn mẫu chung.