Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.
Từ bài thơ Tôi yêu em, em đã hiểu ra rằng một tình yêu cao đẹp là khi cả hai dành cho nhau những tình cảm đẹp nhất, tôn trọng lẫn nhau và cùng vun đắp cho tình yêu chung. Tình yêu xuất phát từ tâm hồn, tình cảm yêu mến. Thổ lộ tình yêu phải có chừng mực, thể hiện tình yêu trong sáng, tốt đẹp. Đỉnh cao của tình yêu là sự vị tha. Có thể có lỗi lầm, sai phạm, ta nên biết tha thứ, làm hòa để tình yêu ấy được vững bền, gắn bó. Tình yêu không phải sự ép buộc mà tình yêu là sự tự nguyện giữa hai tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Có thể sẽ đến lúc nào đó giữa hai tâm hồn không còn điểm chung, ta nên chọn cách rời bỏ, buông tay chứ không nên trở thành thù địch, đối lập với nhau. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu.
Tham khảo:
Đọc văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông" đã khiến em suy nghĩ đến vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương mình và tầm quan trọng của việc đặt tên cho những địa danh tự nhiên. Một tên gọi thích hợp không chỉ giúp những địa danh đó dễ nhớ và dễ tìm kiếm mà còn giúp gợi lên những cảm xúc đặc biệt khi ngắm nhìn. Tuyên Quang - quê hương em là một vùng đất rộng lớn với nhiều cảnh quan đa dạng và đẹp mê hồn. Một trong những cảnh đẹp mà em yêu thích nhất ở đây chính là thác Na Hang. Khi đến thác Na Hang, chúng ta sẽ được chứng kiến những dòng nước trong vắt cùng với những cánh rừng xanh bát ngát khiến mình cảm thấy như đang đứng giữa thiên nhiên hoang sơ và yên bình. Những vách đá trùng điệp như xây chắc vững giữa dòng nước, mỗi giọt nước rơi xuống vực thẳm đều tạo ra âm thanh tuyệt vời như một dàn nhạc thiên nhiên. Những thác nước cao, nhìn mãi không thấy đỉnh. Đứng phía dưới ngắm lên, những thác nước như những giọt nước mắt không lồ của trời cao đang chảy xuống. Bầu trời trong xanh và nắng rọi tràn ngập tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp khiến em muốn đắm chìm vào đó mãi mãi. Cảm giác thích thú và hạnh phúc khi được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của quê hương mình luôn là điều mà em không thể quên được.
Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùng nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lí do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. Táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng. Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy. Qua bài ca dao, chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.
Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùi nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là một chàng trai, anh ta muốn tỏ tình với cô gái trong làng mà anh ta để ý, vì vậy anh ta đã tìm ra bối cảnh để dãi bày cái tâm sự ấy. Cái hay của ca dao là việc sử dụng các hình ảnh tưởng chừng như không liên quan để thể hiện tình cảm của mình. Đó cũng chính là cách để ướm lòng hay thử lòng tình cảm của các cô gái mà các chàng trai thường sử dụng. Với bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình ta cảm nhận được tình cảm và cũng chính có thể là sự trêu đùa của chàng trai dành cho cô gái. Và nó cũng có thể là bài ca để thổ lộ tình cảm của chàng trai. Bài thơ chính là nét đẹp của tình yêu đôi lứa đầy lãng mạn sâu sắc.
- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),
- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).
Tác phẩm “Kép Tư Bền” đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Với cốt truyện đơn giản đời thường nhưng tác giả Nguyễn Công Hoan đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng. Tác giả Nguyễn Công Hoan đi sâu vào số phận của Tư Bền, từ sung sướng vui vẻ đến muốn khóc cũng vẫn phải cười. Ban đầu kép Tư Bền được mọi người rất yêu mến, anh cũng vui vẻ với công việc của mình. Anh thành công trong sự nghiệp và đạt được sự công nhận của mọi người. Thế nhưng số phận trớ trêu, cha ốm anh phải vay tiền chữa bệnh cho cha, ngày cha mất anh vẫn đang gồng mình diễn kịch trên sân khấu. Qua câu chuyện của nhân vật Tư Bền, tác giả Nguyễn Công Hoan đã lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả. Đằng sau ánh hào quang được nhiều người tung hô, tôn trọng đó là những sự hi sinh, mất mát, phải hi sinh thời gian sự quan tâm với gia đình để cống hiến, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho công chúng. Dù trong thâm tâm, cuộc sống phải chịu những khó khăn hay lo lắng nhưng bước lên sân khấu họ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ về vai diễn của mình để không ảnh hưởng đến tác phẩm. Đồng thời nhấn mạnh xã hội phong kiến đã đàn áp, ách đô hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ khiến cho người nghệ sĩ phải hy sinh tất cả để từ đó chúng ta càng biết trân trọng những người nghệ sĩ hơn.
Em tham khảo:
Đối với mỗi quốc gia, những người tài giỏi chính là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, những người có cả đức và tài chính là sức mạnh cốt lõi quyết định sự phát triển và hưng thịnh của mọi quốc gia. Trên thực tế, những người tài giỏi chính là những người đem tri thức của mình để cống hiến cho đất nước. Những tri thức mà họ có được, hay những kinh nghiệm mà họ gặt hái được sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực mà họ làm, từ đó họ sẽ gây dựng nên sự nghiệp của chính mình bằng trí tuệ, cũng như góp phần làm cho đất nước giàu đẹp hơn. Những sản phẩm mà họ làm ra góp phần vào sự chuyển mình và đi lên của đất nước, làm cho đời sống của nhân dân thêm đầy đủ và no ấm. Bên cạnh đó, những người tài giỏi là những người luôn trăn trở làm sao để cống hiến được cho đất nước, sao cho xóa bỏ được những tiêu cực, lạc hậu, cổ hủ trong đời sống xã hội. Họ chính là những người đặt nền móng cho sự phát triển của một quốc gia cũng như góp công sức của mình vào sự chuyển mình tích cực của đất nước. Mọi thời đại và giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc VN đều có những nhân tài góp phần vào sự phát triển và bền vững của nước nhà, dân tộc. Họ không những có cái tâm nghĩ cho dân tộc mà còn cả tài để đủ năng lực phát triển đất nước, làm giàu cho dân tộc. Tóm lại, những người hiền tài chính là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển của đất nước, dân tộc; nếu không có những nhân tài thì đất nước sẽ mãi lạc hậu, đói kém.
“Kép Tư Bền” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Trong bối cảnh vui tươi rộn rã ngồn ngộn tác giả khắc họa nên nỗi bất lực đớn đau cô độc của kẻ vẽ nhọ bôi hề mang lại tiếng cười trên sân khấu kia. Chỉ vài nét chấm phá, nhà văn đã vẽ một bức tranh sống động bởi sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong một xã hội mà đồng tiền được đặt lên đầu quả tim. Nguyễn Công Hoan dùng biến cố cha ốm nặng, để bắt đầu lát cắt đời sống kép hát của Tư Bền. Song nhà văn vẫn khéo léo dẫn dắt tình tiết rồi đẩy lên cao trào. Là khi kẻ ra sức pha trò trên sân khấu đó có một người cha đang lạnh dần từng phần cơ thể. Là khi người con hiếu thảo chẳng thể bên cha những phút cuối đời mà trong lúc đó lại phải cười và mang lại tiếng cười tiêu khiển cho bao người khác. Vì phải kiếm tiền mà kẻ nghèo không được tự do trong cả việc khóc cười, trong lúc muốn khóc lại phải cười. Chỉ bởi vì, cái cười của anh ta đã được trả tiền rồi. Nguyễn Công Hoan đều đã thành công lột tả những góc khuất, những oái oăm của cái nghề mua bán hỉ, nộ, ai, lạc… đồng thời thành công làm bật lên sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong xã hội kim tiền.
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.