K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6. Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, chính phủ tổ chức Tuần lễ vàng/Ngày quyên
góp/ Quỹ Độc lập.

7. Sách lược ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước ngày 6-3-1946 là Hòa
Pháp đuổi THDQ/ hòa THDQ đánh Pháp.

8. Sách lược ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 6-3-1946 là Hòa Pháp
đuổi THDQ/ hòa THDQ đánh Pháp.

9. Để hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
nhân nhượng cho quân THDQ một số quyền lợi về chính trị/ xã hội/kinh tế/tiền tệ/giao thông vận
tải.

10.Sự kiện khiến Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thay đổi sách lược ngoại giao từ đánh
Pháp hòa THDQ sang hòa Pháp đuổi THDQ là Hiệp định Sơ bộ/ Hiệp ước Hoa –Pháp/ Tạm ước
14-9.

11. Giải pháp ngoại giao mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lựa chọn sau Hiệp ước Hoa-
Pháp (2/1946) là “Hòa để tiến”/ Kháng chiến chống Pháp.
12. Để tránh đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kí
Tạm ước/ Hiệp định Sơ Bộ/ Hiệp định Fontainebleau.
13. Hiệp định Sơ Bộ đã giúp ta tránh cuộc chiến đấu bất lợi với nhiều kẻ thủ/ đuổi quân Trung
Hoa dân quốc về nước/có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị kháng chiến/buộc Pháp phải
thừa nhận Việt Nam độc lập.

14.Bản Tạm ước ngày 14-9-1946 đã buộc Pháp phải công nhận Việt Nam độc lập/tạo điều kiện
cho ta kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng

III. Trắc nghiệm
1. Sau Cách mạng tháng Tám 1945.Tình hình nước ta gặp nhiều khó khăn, trong đó nguy hiểm nhất là
A. Ngoại xâm và nội phản phá hoại. B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ.
C. Nạn đói tiếp tục đe dọa nhân dân. D. 90% dân số mù chữ, nhiều tệ nạn.
2. Quân Trung Hoa dân quốc vào nước ta nhằm mục đích gì?
A. Giúp đỡ chính quyền nước ta. B. Giải giáp quân đội Nhật.
C. Hỗ trợ quân Đồng Minh. D. Cướp chính quyền từ tay Nhật.
3. Tình hình tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày tuyên bố độc lập như thế nào?
A. Bước đầu được xây dựng. B. Trống rỗng, kiệt quệ.
C. Ngân khố dồi dào. D. Phụ thuộc vào Pháp.
4. Một trong những hậu quả của tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến để lại cho
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
A. 90% dân số không biết chữ. B. Tệ nạn hút xách tràn lan.
C. Nạn mê tín dị đoan phát triển. D. Nạn trọng nam khinh nữ.
5. Những khó khăn sau khi tuyên bố độc lập đã đưa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tình thế
A. ngàn cân treo sợi tóc. B. bị cô lập với thế giới.
C. thù trong, giặc ngoài . D. dễ dàng bị lật đổ.
6. Một trong những biện pháp để xây dựng chính quyền cách mạng của chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa là

A. Tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. B. Vận động xây dựng “Quỹ độc lập”.
C. Lập Nha bình dân học vụ để xóa mù chữ. D. Tổ chức mittinh chào mừng “Ngày độc lập”.
7. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 có ý nghĩa gì?
A. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta thực hiện quyền công dân.
B. Góp phần quan trọng cho sự ra đời của chính phủ nhân dân.
D. Thể hiện tinh thần làm chủ đất nước của nhân dân Việt Nam.
C. Đưa Việt Nam vào kỉ nguyên độc lập, tự do, làm chủ đất nước.
8. Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng và Chính phủ đã có biện pháp gì?
A.Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới. B. Kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”
C. Kêu gọi “tăng gia sản xuất” D.Trưng thu lương thực thừa.
9. Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng và đến ngày 22-5-1946 thì đổi tên thành
A. Vệ quốc đoàn B. Quân đội quốc gia Việt Nam.
C.Việt Nam giải phóng quân. D. Việt Nam cứu quốc quân.
10. Chính phủ ra đời sau Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước ta ngày 6-1-1946 là
A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. chính phủ Lâm thời cách mạng.
C. chính phủ Liên hiệp kháng chiến. D. Xô Viết đại biểu công nông.
11. Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức theo
nguyên tắc

A. phổ thông đầu phiếu. B. từ thành thị đến nông thôn.
C. bình đẳng công dân. D. công khai, dân chủ.
12. Biện pháp lâu dài mà Đảng và chính phủ nước VNDCCH thực hiện để giải quyết nạn đói?
A. Kêu gọi cả nước “nhường cơm sẻ áo”. B. Tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo.
C. Nghiêm trị những kẻ đầu cơ, tích trữ gạo. D. Kêu gọi tăng gia sản xuất, chia ruộng đất.
13. Ngày 8-9-1945, để khắc phục nạn dốt, Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh thành lập
A. Nha Bình dân học vụ. B. Nha Phổ cập giáo dục.
C. Bộ Giáo dục và đào tạo. D. Bộ Giáo dục phổ thông.
14. Một trong những biện pháp để khắc phục khó khăn về tài chánh của Đảng và Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa là

A. Phát động phong trào “tuần lễ vàng”. B. Phát hành công trái xây dựng tổ quốc.
C. Vận động sự giúp đỡ của Quốc tế. D. Vay tiền của Ngân hàng quốc tế.
15. Sự kiện mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp là

A. Pháp xả súng vào dân chúng Sài Gòn –Chợ Lớn trong “Ngày độc lập”.
B. Chính phủ Đờ Gôn quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh Pháp.
C. Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn.
D. Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ, kiểm soát Hà Nội

0
1 tháng 12 2017

Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là để tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc trong khi sức ta chưa đủ mạnh.

3 tháng 11 2018

Đáp án C
Sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (28 - 2 - 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chủ trương “hòa để tiến” – hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để có thời gian củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài về sau. Tuy nhiên, vẫn giữ vững nguyên tắc quan trọng nhất đó là chủ quyền dân tộc. Sau đó, trong Hiệp định Giơnevơ (1954), nguyên tắc này vẫn được giữ vững.

25 tháng 1 2017

Đáp án D

Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai, tại kì họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hội khóa I đồng ý nhường cho các đảng Việt Quốc và Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, cùng 4 ghế bộ trưởng trong chính phủ liên hiệp và 1 ghế chủ tịch nước. Đồng thời nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế như: cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường. Để giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.

Đáp án D: là biện pháp của Đảng đối với các tổ chức phản cách mạng và tay sai của Trung Hoa Dân quốc

1 tháng 8 2018

Đáp án C

15 tháng 4 2017

Đáp án A

- Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa:

+ Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc

+ Từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946: hòa hoãn với thực dân Pháp

- Sở dĩ chính phủ Việt Nam lại có sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản là do sự thay đổi thái độ của các thế lực ngoại xâm về vấn đề Việt Nam

+ Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật nên không thể có hành động lộ liễu chống phá cách mạng. Sau một thời gian THDQ vẫn chưa thực hiện được mục tiêu “diệt Cộng, cầm Hồ”, trong khi ở Trung Quốc lực lượng cách mạng do Đảng cộng sản kiểm soát ngày một lớn mạnh => muốn nhanh chóng rút quân về nước để chuẩn bị cho nội chiến

+ Thực dân Pháp: sau khi tấn công Nam Bộ, đầu năm 1946, thực dân Pháp muốn đưa quân ra Bắc để thôn tính Việt Nam nhưng lại gặp khó khăn nên đã chủ động đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc. Nắm bắt được toan tính của người Pháp là muốn đưa quân ra Bắc thuận lợi nhất và có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến tranh quy mô lớn, chính phủ Việt Nam đã chủ trương sử dụng sách lược “hòa để tiến”

11 tháng 9 2017

Đáp án D
Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Đảng ta chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp để đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, có thể thời gian chuẩn bị lực lượng. Tuy nhượng bộ cho Pháp nhiều quyền lợi nhưng nguyên tắc vẫn luôn được giữ vừng đó là: giữ vững chủ quyền dân tộc

20 tháng 12 2017

Đáp án B

Nguyên nhân khiến cho những nỗ lực ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 với người Pháp không đạt được hiệu quả:

- Khách quan: Do thực dân Pháp ngoan cố, bám giữ lập trường thực dân, không chịu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Đối với Pháp, đàm phán thực chất là một thủ đoạn ngoại giao để lấn dần từng bước và kéo dài thời gian chuẩn bị cho 1 cuộc chiến tranh quy mô lớn

- Chủ quan: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia mới giành được độc lập, chưa được nước nào công nhân. Cả thực lực và vị thế của Việt Nam còn rất hạn chế nên không đủ sức mạnh để tạo ra áp lực trên bàn đàm phán với người Pháp

27 tháng 8 2017

Đáp án C
Sau năm 1945, Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc. Tuy nhiên, ta lại gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt là “ngoại xâm và nội phản”. Đứng trước tình hình đó, đảng ta khi thì hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam (sau Cách mạng tháng Tám đến ngày 6/3/1946), khi thì hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc về nước (6/3/1946 đến trước 19/12/1946). Tuy nhiên, dù nhượng cho chúng một số quyền lợi nhưng đảng luôn giữ vững nguyên tắc giữ vững độc lập dân tộc (Không vi phạm chủ quyền dân tộc), đó là nguyên tắc được đảng tuân thủ trong suốt thời gian sau đó.

2 tháng 7 2017

Đáp án A
Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”

20 tháng 11 2018

Đáp án D

Ngày 18/12/1946, Pháp gửi rồi hậu thư yêu cầu chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ hành động. Việt Nam đứng trước hai con đường:

- Một là, cầm súng đấu tranh chống Pháp.

- Hai là, nước ta lại rơi vào tay Pháp một lần nữa nếu làm theo các yêu cầu của Pháp đề ra.

=> Nhận thấy những điều kiên để đấu tranh hòa bình với Pháp không còn nữa nên ngay đêm ngày 19/12/1946, Đảng đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến