K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

Mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ trong các câu:

a. Ngoài cửa sổ, gió vẫn rét quá, không thể ra ngoài được vào lúc này.

b. Trải qua bao nhiêu, tòa nhà vẫn cao lênh khênh như thế, vút khỏi tầm mắt người qua đường. 

c. Càng ngày bà ấy càng đẹp lên nhiều. 

5 tháng 11 2023

a, gió mùa đông rét buốt ngay ngoài cửa sổ

b, mỗi ngày, tòa nhà cao chót vót, chọc trời

c, cô ấy thật xinh đẹp, hiền dịu

ha

19 tháng 12 2023

- Mở rộng vị ngữ các câu thành cụm tính từ: 

a. Trời rét. 

→ Trời rét quá. / Trời rét lắm. / Trời rất rét. / Trời rét hơn mọi năm…. 

b. Tòa nhà cao. 

→ Tòa nhà cao quá. / Tòa nhà cao chọc trời. / Tòa nhà cao vô cùng. / Tòa nhà rất cao….

c. Cô ấy đẹp. 

→ Cô ấy rất đẹp. / Cô ấy đẹp lắm. / Cô ấy đẹp quá. / Cô ấy đẹp như tiên. / Cô ấy đẹp hoàn hảo…

19 tháng 12 2023

Mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ trong các câu:

a. Ngoài cửa sổ, gió vẫn rét quá, không thể ra ngoài được vào lúc này.

b. Trải qua bao nhiêu, tòa nhà vẫn cao lênh khênh như thế, vút tầm mắt người qua đường. 

c. Càng ngày cô ấy càng đẹp lên nhiều

8 tháng 12 2021

chịu nha chúc học tốt 

Câu 1. Tác giả văn bản có hai dòng thơ dưới đây là ai?“Bóng Bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lửa hồng”A. Minh Huệ   B. Tố Hữu    C. Trần Đăng Khoa       D. Hồ Chí MinhCâu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có hai cầu thơ trên (ở câu 1) là:A. Thuyết minh    B. Tự sự       C. Miêu tả      D. Biểu cảmCâu 3. Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?A. Trâu ơi ta bảo trâu...
Đọc tiếp

Câu 1. Tác giả văn bản có hai dòng thơ dưới đây là ai?

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

A. Minh Huệ   B. Tố Hữu    C. Trần Đăng Khoa       D. Hồ Chí Minh

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có hai cầu thơ trên (ở câu 1) là:

A. Thuyết minh    B. Tự sự       C. Miêu tả      D. Biểu cảm

Câu 3. Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

A. Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

B. Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

C. Cả A và B có sử dụng phép nhân hóa

D. Cả A và B đều không sử dụng phép nhân hóa

Câu 4. Vị ngữ thường là:

A. Danh từ, cụm danh từ    B. Động từ, cụm động từ

C. Tính từ, cụm tính từ      D. Tất cả đều đúng

Câu 5. Chủ ngữ và vị ngữ của câu “Chim ri là dì sáo sậu” là:

A. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: sáo sậu

B. Chủ ngữ: sáo sậu; vị ngữ: chim ri

C. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: là dì sáo sậu

D. Tất cả đều đúng

Câu 6. Muốn tả người cần chú ý đến các yếu tố nào dưới đây?

A. Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu

B. Xác định đối tượng cần tả, trình bày kết quả quan sát đó theo thứ tự

C. Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 7. Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?

A. Em muốn vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

B. Em bị ốm không đi học được

C. Xin miễn giảm học phí

D. Em gây mất trật tự trong giờ học

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,5 điểm)

Câu 8 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu dưới đây (gạch dưới và ghi cụ thể: 

Câu 9. Tả ông của em

0
Câu 4Theo tác giả cuộc sống, số phận của mỗi người gắn liền với vận mệnh tổ quốc và lòng yêu nước được thử thách, thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.Câu văn nào trong bài khăng định tình yêu nước mãnh liệt...
Đọc tiếp

Câu 4

Theo tác giả cuộc sống, số phận của mỗi người gắn liền với vận mệnh tổ quốc và lòng yêu nước được thử thách, thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.Câu văn nào trong bài khăng định tình yêu nước mãnh liệt ấy?

...................................................................................................................................................................

Câu 6.Em hãy đọc ngữ liệu I.1(SGK Tr 101), suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

a.Đọan văn gồm mấy câu? Dựa vàokiến thức Tiểu học hãy phân loại câu đó theo mục đích nói? Các câu 1,2,9  có mấy cụm C-V?

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7. Em hãy
 đọc ngữ liệu I.1(SGK Tr 114), suy nghĩ và trả lời câu hỏi

a Xác định chủ ngữ, vị ngữ của  các câu a,b,c,d ?Đó là kiểu câu gì?

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b Vị ngữ của những câu a,b,c,d do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành? Nội dung các câu  biểu thị  ý nghĩa khẳng định hay phủ định?

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

c Chọn những từ hoặc cụm từ( không, không phải, chưa, chưa phải) thích hợp  điền vào trước VN của các câu trên và nhận xét về ý nghĩa biểu thị của các câu này? Việc sử dụng từ phủ định vào trước VN của câu (d) như vậy có được ko?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d. Em hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là ?

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 8 Em hãy đọc ngữ liệu I.1(SGK Tr 118), suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

aXác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong ngữ liêu I.1? Xét về cấu tạo thì hai câu đó thuộc kiểu câu nào đã học?

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.bCác vị ngữ ở các câu(a,b) do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?

..................................................................................................................................................................
.c Hãy thử điền các từ, cụm từ phủ định(không. không phải, chưa, chưa phải) vào Vị ngữ các câu( a,b)rồi nhận xét?

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d.Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là?

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 9: Em hãy đọc ngữ liệu I, II(SGK Tr 129,141), suy nghĩ và trả lời câu hỏi

a.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu I.1(sgkT129)? Nếu trong giao tiếp ta dùng những kiểu câu thiếu chủ ngữ hay vị ngữ, thì người nghe có hiểu đựơc mục đích thông báo không?  Hãy chữa lại câu viết sai cho đúng?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu II.1(sgkT129)?
 ? Hãy thử chữa câu viết sai cho đủ CN-VN

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu a,b mục I(sgkT141)? ?Hai câu a,b mắc phải lỗi gì? Nêu nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa ?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

d Xác định chủ ngữ, vị ngữ  câu 1 mục II(sgkT141)? Cho biết mỗi bộ phận in đậm nói về ai?Cách viết như phần in đậm có thể gây ra hiểu lầm như thế nào?Nêu cách sửa?

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 10: Khuyến khích học sinh tự làm thơ năm chữ(tham khảo Ngữ liệu SGK tr 103)

Câu 11: Em hãy đọc ngữ liệu III.1,2(SGK Tr 133),II.2(SGK Tr144)suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

a Loại đơn viết theo mẫu người viết cần theo yêu cầu gì?

.................................................................................................................................................................

b. Viết đơn không theo mẫu người viết cần tuân theo những mục nào?

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................  

0
18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại

DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

DT chỉ đơn vịÔng, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chứcxóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

27 tháng 1 2018
help me
27 tháng 1 2018

Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng:

A- Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B- Đó là câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C- Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

=>Chọn câu C.

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?A. Người kể chuyệnB. Chị CốcC. Dế MènD. Dế Choắt2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?A. Tạ Duy AnhB. Vũ Tú NamC. Tô HoàiD. Đoàn Giỏi3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?A. Kênh rạch bủa giăng chi chítB. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩC. Chợ nổi trên sôngD. Kết hợp...
Đọc tiếp

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

1
23 tháng 4 2018

I Trắc Nghiệm

1 C                 2 D                   3 D                  4 A                  5 C                    6 C                 7 C                    8 A                  9 C               10 A 

11 D              12 B                13 A                 14 B               15 D                  16 B

II Tự Luận

ĐỀ 1

     Ông nội em là người mà cả gia đình đều kính trọng, là người gần gũi nhất với em.
     Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn . Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng. Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cía ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
     Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay