Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
''... Hãy sống như đồi núi
Vươn tới những tầm cao...''
Đó là những ca từ sâu lắng ,ý nghĩa của bài hát '' Khát vọng '' của Phạm Minh Tuấn .Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp .Hãy sống thật với lòng mình! Lời nhắn nhủ mọi người phải sống có ý nghĩa, có ích, sống có ước mơ, hoài bão, phải cống hiến cho đời, giúp ích cho người khác.Tuổi trẻ sức trẻ ,chúng ta nên cống hiến cho tương lai của non sông đất nước .Hãy làm những việc mà bản thân có thể làm đc cho cộng đồng , lối sống thờ ơ vô trách nhiệm là hành vi cần phải loại bỏ ngay từ bây giờ . Bởi lẽ ,con người phải biết yêu thương dồng loại . Chúng ta hãy sống bằng tất cả tấm chân tình để yêu hơn cuộc sống này : hãy hóa thân vào những gì đẹp đẽ nhất của thế gian:Là gió, là mây, là phù sa, là bài ca, là mặt trời,là đồi núi…Hãy biết ước vọng và sống sao cho mạnh mẽ: hãy là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông…Chúng ta hãy sống trong cuộc đời này với tất tình yêu và khát khao hòa nhập. Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục, tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng của tuổi trẻ ,muốn hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời... cho hiện tại và tương lai!
Anh tham khảo ạ:
Lời bái hát đã đem đến cho em những cảm xúc sâu xa về việc lựa chọn cách sống. Đó là sống phải biết ơn với nguồn cội, bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Đó còn là định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.Đồng thời cũng đem đến cho em niềm cảm phục về tình yêu tha thiết với cuộc sống của tác giả.Khát vọng của tác giả chính chính là hóa thân để được cống hiến cho đời.
Tham khảo nhé!
Ngày nay môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, mà nguyên nhân chính là do con người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, trong đó có việc vệ sinh môi trường. Vệ sinh môi trường là cách giúp môi trường lành mạnh nhờ những việc làm nhỏ mà ý nghĩa. từ việc nhặt một miếng rác bỏ vào thùng rác đến việc làm lớn hơn như xử lí tốt các chất thải, từ việc vặn khóa tiết kiệm nước đến cả một vấn đề lớn hơn là tiết kiệm nguồn tài nguyên...Ngay từ bây giờ, chúng ta cũng có thể vệ sinh môi trường bằng nhiều cách đơn giản: vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh tập thể nơi mình đang sinh sống, tiết kiệm nguồn nước...Vệ sinh môi trường có vai trò vô cùng lớn trong việc cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, ngăn ngừa thiên tai, giúp môi trường đất, nước, không khí thêm trong lành...
Để có thể phòng chống cháy rừng hiệu quả thì cần phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân về pháp luật phòng chống và chữa cháy rừng. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục nâng cao cảnh giác phòng chống cháy rừng. Tuyên truyền trên loa truyền thanh thường xuyên. Các huyện và cơ sở tổ chức họp dân, vận động ký cam kết khi dọn đốt nương rẫy không để cháy lan vào rừng. Những chủ rừng thì cần phải có cam kết phòng chống cháy rừng khi tham gia trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh. Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy. Vận động, tuyên truyền cho người dân không đốt rừng làm nương rẫy bừa bãi.
Tham khảo ý:
– Câu thơ cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt.
– Câu thơ cũng nhắc nhở về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp.
Không phải ngẫu nhiên nhiều nhà phê bình văn học cho rằng bài thơ Tiếng Việt của nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ phải được chọn đưa vào chương trình Ngữ văn trung học. Tôi nghĩ, đây là ý kiến cần được quan tâm bởi Tiếng Việt là một trong những bài thơ hay viết về tiếng nói dân tộc. Nếu được chọn, bài thơ không những hội đủ các tiêu chí của một tác phẩm văn học có giá trị về nội dung và nghệ thuật mà còn có tính tích hợp cao với các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn.Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Tiếng Việt - "Thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc" – là thứ tiếng “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói” bởi nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử và giao tiếp, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của người Việt.
1)
Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.
Bài viết tham khảo:
Có ý kiến cho rằng: “Thanh niên phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá...”. Theo tôi đây là một quan điểm đúng đắn. Tuy nhiên ta phải hiểu rằng những phẩm chất này không phải chỉ nên có lúc thành thanh niên mà ta nên có càng sớm càng tốt. Đầu tiên, hãy tìm hiểu về phẩm chất "khiêm tốn" và "không phô trương". “Khiêm tốn” nghĩa là không tự cao tự đại , không tự cho mình là nhất. Người khiêm tốn là người luôn biết tự lượng sức mình, biết những giới hạn và khả năng của bản thân và không dễ tự mãn chỉ vì chút vinh quang. Ngược lại với “khiêm tốn” chính là “phô trương”. Những người này luôn khoe khoang dù chỉ là chút ít thành công họ đạt được. Đặc điểm điển hình của kẻ phô trương là hay soi mói, chỉ trích người khác, tự đề cao bản thân. Người khiêm tốn thường được coi trọng và tin cậy trong khi kẻ phô trương thường kết thù nhiều hơn là bạn. Tiếp theo, hãy cùng so sánh "thật thà" và "dối trá. “Thật thà” tức là sống thành thật, thẳng thắn, không cường điệu hóa hay xuyên tạc sự thật. Ngược lại, “dối trá” tức là sử dụng những lời lẽ không đúng sự thật để nói xấu người khác hoặc vụ lợi cho bản thân. Có khi nào “thật thà” thì toàn thiệt thân? Điều này đúng vì những người thật thà quá thường hay bị lợi dụng. Họ chưa hiểu rằng không phải ai cũng thành thật như họ. Điều phũ phàng là cuộc sống được tạo nên từ những mảnh vỡ sự thật và được gắn kết bởi lớp keo nói dối. Nhưng đó là những lời nói dối vô hại, không ảnh hưởng tới người khác. Cách khôn ngoan nhất có lẽ là ta nên luôn thành thật nhưng chỉ nên nói dối khi thật sự cần thiết. Điều tương tự cũng nên áp dụng với lối sống khiêm tốn. Nếu khiêm tốn quá khiến người đời nghĩ mình giả tạo thì ta vẫn nên khiêm tốn nhưng đừng phủ nhận công lao của mình. Sống thật thà và khiêm tốn là hai phẩm chất tốt nên có ở mọi người, đặc biệt là thanh niên. Điều này sẽ giúp ta sống tốt hơn và khiến các mối quan hệ trong cuộc sống bền vững hơn.
Gợi ý
-Sống có lí tưởng
-Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
-Yêu nước.yêu gđ
-Dũng cảm,kiên cường,dám đấu tranh chống tiêu cực
-Bên cạnh đó cần rèn luyện sức khỏe,kĩ năng sống,thích ứng với hoan cảnh đất nước trong tk hội nhập