Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.
Tham khảo
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.
Em tham khảo:
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ được cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán (Câu bị động). Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng. "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương và mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau (Câu ghép). Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn
TB:
Phân tích các cụm từ:
''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ''
Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Và (Phép nối) phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một?
Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ
KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ
Câu MRTP là gì em?
_mingnguyet.hoc24_
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ thuộc phong trào thơ mới. Và bài thơ "Ông đồ" đã cho chúng ta thấy một thời vàng son và nó cũng đồng thời cho ta thấy sự tàn lụi của ông đồ. Nhất là ở khổ thơ thứ 3 và thứ 4 đã cho các quý độc giả thấy được sự mai một và tàn lụi của những ông đồ. Bởi vì thời thế xoay chuyển nên vị thế của nho học và các nhà nho đã không giữ được. Mùa xuân vẫn tới, hoa đào vẫn nở nhưng những người xin chữ cũng dần thưa vắng và khung cảnh lúc này đã hoang vắng không còn giống như khung cảnh tấp nập ngày xưa,ai cũng tấm tắc khen đẹp. Ôi ! Vẻ đẹp truyền thống đang bị mài mòn đi theo năm tháng đã khiến cho ông đồ không còn được như xưa. Nhưng ông đồ vẫn lặng thinh ngồi đấy, vẫn tiếp tục công việc của mình mặc cho dòng người vẫn tấp nập đi qua mà không ai nguyện ý dừng chân xin chữ. Qua đó, ta thấy được hình ảnh ông đồ trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô đơn,lạc lõng. Nhưng càng nhấn mạnh sự cô đơn của ông đồ khi không gian xung quanh "lá vàng rơi trên giấy" lại thêm" ngoài giời mưa bụi bay". Những hình ảnh"lá vàng" và mưa bụi" đã thể hiện sự thiếu sức sống và có lẽ nó đang liên tưởng tới sự lụi tàn của nền nho học Việt Nam. Tóm lại, qua khổ thơ 3 và và 4 , ta thấy nhân vật ông đồ thời ế khách lạc lõng và cô đơn, lẻ loi giữa phố đông đồng thời lòng ông cũng đã trống vắng,sụp đổ cùng với đất trời lạnh lẽo mà thê lương.
Chú thích :
- Câu ghép : in đậm
- Thán từ : in nghiêng