Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài này là biện pháp nghệ thuật nhân hóa nha. mk học lớp 6 r nên mk bít nà
bạn ơi cho mik hỏi sự vật đc nhân hóa trong câu là gì ạ!?
Các động từ trong đoạn thơ của bài Chợ Tết là: ôm ấp, ra, kéo, chạy, chống, bước, che, cười.
CHÚC EM HỌC GIỎI.
MK KO BTH NHƯNG MK NGHĨ LÀ TỪ :
ÔM ẤP, RA, VUI VẺ, KÉO, CHẠY, CHỐNG, BƯỚC, CHE, CƯỜI
MK NGHĨ VẬY BN THỬ VÀO MỚI NHẤT XEM CÓ CÂU NÀO LÀ " ĐI HOK LẠI AI ZUI AI BUỒN KO" VÀ BN TRẢ NHA
Động từ : ôm ấp , ra , kéo , chạy , chống , cười,
Tính từ : đỏ , hồng lam , trắng , xanh , tưng bừng , vui vẻ , lon xon , lặng lẽ
Đoạn thơ trên đã bộc lộ rất nhiều xúc cảm, tình cảm của nhà thơ Trương Nam Hương đối với người mẹ yêu dấu của mình. Trước hết, ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa "Thời gian chạy qua tóc mẹ". Thủ pháp ấy vừa giúp hình ảnh "thời gian" trở nên có hồn, sinh động, cụ thể mang những hành động như con người đồng thời còn lột tả được những thay đổi trên mái tóc của mẹ qua năm tháng "Một màu trắng đến nôn nao". Từ mái tóc đen lay láy của người con gái nay đã biến thành màu tóc bạc trắng. Phải chăng, chính màu tóc ấy là hiện thân cho những vất vả, gian lao mà mẹ phải trải qua, mà mẹ phải quảng gánh? Hơn thế nữa, tác giả còn nhấn mạnh thời gian còn khiến lưng mẹ còng xuống. Lưng mẹ còng bởi lẽ để cho con ngày một thêm cao". Tức là mẹ đã dầm mưa dãi nắng, lao động cực nhọc không quản ngại khó khăn, vất vả để nuôi con lớn khôn trưởng thành. Thật vậy, đoạn thơ với những ngôn ngữ mộc mạc, chân thành và giản dị đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành, biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ. Cũng từ đây, mỗi người con hãy chăm chỉ, siêng năng, cần cù học tập và làm việc để đền đáp công ơn trời biển ấy.
Quê tôi có biết bao nhiêu cảnh đẹp đã gắn bó với tôi suốt thời gian qua,nhưng có lẽ tôi yêu quý nhất là con sông Thái quê tôi.Nó đã cùng tôi trải qua bao tháng ngày yêu dấu và bao kỉ niệm thân thương còn đọng lại trong tôi
Con sông hiền hòa,uốn lượn quanh làng như vọng tay người mẹ vỗ về che chở cho con.Con sông này đã tắm mát tâm hồn tôi,tắm mát tuổi thơ bé bỏng của tôi và nó đã tiếp thêm cho tôi tình yêu quê hương sâu sắc.Nước sông có màu xanh biếc,trong veo như mặt gương soi bóng vạn vật.Sông đẹp nhất là vào những ngày hè.
Mình sẽ viết tiếp nữa khi bạn cho rằng mình viết không lạc đề!
tiếp:
Buổi sang,khi ông mặt trời thức giấc,từng vầng đỏ ối rực rỡ tỏa ra ở phía đằng đông,dòng sông sáng bừng lên dưới ánh ban mai tươi đẹp.Mặt trời lên cao hơn,từng vầng nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông lấp loáng.Con sông khoác lên mình cái áo lụa đào tuyệt diệu như nàng công chúa xinh đẹp nết na.Con sông soi bóng hai hàng tre xanh mượt và nó còn vang vong âm thanh,hơi thở của làng quê nhỏ.Trưa đến,con sông hòa mình vào hơi lửa nóng nực.Vậy mà con sông lại dịu đi khi khoác lên mình bộ áo the xanh duyên dáng.Chiều chiều,khi ánh hoàng hôn buông xuống,tôi lại ra sông hóng mát.Con sông thật rạng rỡ trong cái áo vàng lung linh của trời khi về xế chiều.Mặt nước long lanh phản chiếu từng ánh hoàng hôn.Mấy chú chuồn ớt chao liêng quanh con sông rồi ngỡ ngàng khi thấy bóng mình dưới mặt nước.Những cô nàng mây hối hả đến soi mình rồi bay đi mất.Trẻ con trong làng tui ba,tụi bảy Ngồi dưới gốc cây trò chuyện ríu rít.Tối tối,khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre,soi bóng xuông dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng.Lúc này,mặt sông màu tím biếc như thảm nhung mềm mại phủ lên bề mặt sông.Trên tấm thảm nhung ấy là lấp lánh ánh dát vàng và muôn ngàn vì sao sáng.
Tuổi thơ tôi đã trôi êm đềm bên con sông quê hương và những cảm giác khoang khoái,dịu êm của con sông quê hương vẫn mãi mãi bên tôi.Ấn tượng biết mấy,con sông Thái quê tôi
Ủng hộ cho mình nha,mình không chép mạng đâu!
câu 3
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.
Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
Chợ Tết là một bài thơ 8 chữ của nhà văn Đoàn Văn Cừ. Nội dung bài thơ miêu tả về chợ trong những ngày Tết. Tết dưới quê lúc nào cũng rộn ràng, đông vui, vui nhất là khi ở chợ. Trong đoạn thơ:
"Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau"
Mặc áo đỏ, áo mới, áo đẹp là những thằng cu chạy lon xon mừng vui tíu tít. Là vài cụ già, tay chống gậy, lung còng bước lom khom chậm rãi. Là cô thôn nữ xinh tươi với chiếc yếm thắm, duyên dáng và kín đáo che môi cười lặng lẽ. Là những em bé lần đầu được đi chợ Tết, còn rụt rè sợ hãi nép đầu bên yếm mẹ?...ngơ ngác trước những con người lạ, cảnh lạ. Nghệ thuật miêu tả sinh động của nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã hiện lên trước mắt em khung cảnh của chợ Tết.
Những câu thơ này đã vẽ lên một bức tranh sinh động, đầy màu sắc mà không kém phần tinh tế và mộc mạc của cảnh chợ Tết miền trung du Việt Nam vào những ngày Tết cổ truyền thời bấy giờ. Trong không khí tấp nập và vui tươi này, dường như mọi thứ khác hẳn ngày thường. Nó tươi mới hơn, yêu đời hơn. Trong cái khung cảnh đó, ta vẫn thấy được vẻ đầm ấm, nhẹ nhàng. Mỗi người một vẻ, người thì bận bịu kéo hàng đem đi bán, những đứa trẻ chạy lon ton. Thằng em bé nép đầu vào yếm mẹ. Các cô gái duyên dáng che môi cười. Ngay cả con vật cũng hào hứng, chú bò vàng ngộ nghĩnh. Tất cả, tất cả đã làm nên một không gian rất thật, rất đặc biệt mang nét đặc trưng không bị nhầm lẫn vào bất cứ ngày khác. Nó trong trẻo mà cuốn hút người đọc đến lạ thường.