
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Che mát cho các chú , rụng mấy quả bàng xuống cho mấy chú cho nó thêm chất xơ
TK :
Từng chùm quả Bàng vuông tượng trưng cho các thế hệ quân nhân trên đảo đã vượt qua bão tố, khó khăn để khẳng định và bảo vệ vùng trời, vùng biển; dù thời tiết khắc nghiệt, bão tố nhưng Bàng vuông vẫn luôn xanh tốt, lá Bàng vuông vẫn luôn song hành, gắn kết bền chặt để tạo nên hương vị bánh chưng ngày Tết của người ...

tham khảo:
Cây dừa từ lâu đã gắn bó và trở thành một phần máu thịt của con người Việt Nam. Trong muôn vàn loại cây trái trên dải đất hình chữ S, dừa vẫn có những đặc điểm rất riêng để lại nhiều dấu ấn trong trái tim mỗi người. Nhắc đến dừa, ta cũng nghĩ ngay đến Bến Tre- nơi được mệnh danh là xứ dừa: “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười”.
Dừa là loài cây ưa nắng và mưa nhiều. Đó là lí do vì sao ta hay bắt gặp dừa ở các bờ biển nhiệt đới. Dừa chỉ có một thân, thân dừa màu nâu sẫm, có thể cao tới 30 m. Thân dừa hứng nắng phơi sương nhiều nên dường như có màu bạc phếch của thời gian. Dừa có nhiều tàu lá, to và rộng, trông mỗi tàu lá như một chiếc lược đang chải tóc cho mây trời.
Quả dừa mọc thành từng chùm, mỗi chùm lên đến hàng chục trái. Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, nhẵn nhụi, bao bọc lấy gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi dừa mềm mịn, trắng tinh béo ngậy và nước dừa trong mát, ngọt lịm. Nhìn những chùm dừa sai trái lúc lỉu như đàn lợn con chen chúc đang nằm trên con.
Có nhiều loại dừa nhưng phổ biến nhất là dừa xiêm xanh được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Dừa xiêm thân thấp lè tè nhưng trái không hề thua kém những loại dừa khác. Dừa dứa có mùi thơm như lá dứa, dừa nếp trái vàng xanh mơn mởn, dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng.
Cây dừa có rất nhiều lợi ích trong đời sống con người. Thân dừa dùng làm máng nước hoặc để sản xuất đồ mỹ nghệ. Lá dừa phơi khô có thể gói bánh, lợp nhà, làm giỏ đựng đồ hay làm chổi dừa. Xơ dừa làm dây thừng, chão rất bền. Hiện nay, người ta tái chế vỏ và xơ dừa làm nguồn nhiên liệu hoặc phân bón. Nhiều công dụng nhất phải kể đến trái dừa.
Nước dừa là thức uống giải khát bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Kẹo dừa có nguyên liệu chính là nước cốt dừa pha hương vị lá dứa, sầu riêng hoặc socola. Đây là món đồ ngọt rất thông dụng ở Việt Nam. Mứt dừa được làm từ sợi dừa thái mỏng sên với đường. Vào dịp Tết, mỗi gia đình Việt Nam đều có một đĩa mứt dừa để mời họ hàng, bạn bè. Cùi dừa già thì được ép khô để lấy dầu dừa. Phần cùi dừa ăn được có thể dùng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn.
Không chỉ thế, dừa còn có ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Từng rặng dừa nối tiếp nhau vươn lên mạnh mẽ như đang dang tay đón lấy gió trời. Dừa gọi gió đến cùng reo vui, xua đi cái nắng hè oi bức. Dừa hay được trồng ở bờ biển. Dừa xanh, cát trắng, nắng vàng tạo nên khung cảnh thật tươi mát, nên thơ, yên bình, đã trở đi trở lại rất nhiều lần trong thi ca nhạc họa và in đậm trong trái tim mỗi người.
Dừa còn là một trong những loài xuất hiện trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam. Dưới gốc dừa xanh mát, nhân dân ta đã sống bình yên bao đời, trải qua bao thế hệ, đánh giặc và làm lụng, dừa vẫn mãi tươi tốt, che chở cho cuộc sống của con người.
Những cây dừa đã tạo nên hình dáng của quê hương, xứ sở. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh cây dừa gợi nhắc về quê hương yêu dấu với bao niềm bâng khuâng và tự hào.

Bạn tham khảo nhé :
Hoa cúc được chơi theo nhiều cách, có thể cắm bình, lọ, bát hoặc trồng trong bồn chậu để trang trí trong nhà, đặt trên đôn ghế hay ngoài sân, ngoài hiên, trên ban công. Vào ngày tết, ngày lễ, hoa cúc cắm trên bàn thờ. Hoa cúc còn dùng để ướp trà, lây hương pha chế thành một loại rượu ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa nhức đầu, sáng mắt. Không chỉ có ý nghĩa về mặt y học, hoa cúc có ý nghĩa về mặt nghệ thuật. Người xưa ví cúc như một biểu tượng tâm hồn thanh cao của những người muốn xanh lánh vòng danh lợi. Ngày nay, vẻ đẹp của cúc cũng làm trào dâng bao cảm xúc của các thế hệ các nhà thơ ở Việt Nam.
Tham khảo:
Em rất yêu cây bàng. Cây bàng không những là người bạn chứng kiến những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò mà nó còn làm cho cảnh trường em thêm đẹp. Mỗi độ hè về, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng em nô đùa, cho chúng em những chùm qủa bàng vàng ươm mùi thơm ngào ngạt. Cắn một miếng thật to vào cái cùi dầy dầy, cảm nhận được cái vị chát mà không đắng, chua nhưng lại rất ngọt đang lan tỏa khắp vòm miệng. Cái vị đó hình như giống ô mai, hình như giống vị của những miếng mứt ngày Tết. Chỉ hình như thôi vì nó chẳng rõ ràng và chẳng gì có thể sánh được cả.

Nhà em có một ao sen. Cứ đến mùa sen là hoa nở thơm ngát cả một vùng trời. Hương sen quyến rũ làm ngây ngất người qua đường. Hoa sen rất đẹp, không những thế nó còn rất có ích. Cánh sen có thể giúp người ta ướp trà sen, hay cốm sen, tạo ra mùi vị thơm ngon, mát dịu làm cho món ăn trở nên độc đáo, tinh túy. Đài sen thì có những hạt để ăn sống thì bùi bùi, ngậy ngậy rất ngon. Nếu không thì có thể dùng để nấu chè sen. Chè sen là một món ăn rất thú vị, thể hiện sự sành ăn của người dân nước ta. Chè sen vừa bùi vừa thanh, nó giúp giải nhiệt, mát gan, cho cơ thể con người trong những ngày hè nóng bức. Bên cạnh đó, hạt sen còn được dùng làm mứt sen tiếp đãi bạn bè, người thân trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Có thể nói, hoa sen là một loài hoa vừa đẹp, vừa thơm lại vô cùng hữu ích với cuộc sống của con người.

Tham Khảo:
Cây ổi là một cây trồng có rất nhiều lợi ích. Là cây thân gỗ, thì những cành khô, gãy của cây có thể đem đi nhóm lửa. Lá ổi già thì thường được dùng để chặn ở phần trên của các hũ muối dưa, muối cà. Lá ổi non thì được dùng như một phương thuốc đông y, giúp giảm tiêu chảy, cũng như hỗ trợ các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa. Đặc biệt, cây ổi sẽ cho trái quanh năm. Trái ổi khi chín thì ăn vừa giòn lại ngọt thanh. Rất dễ ăn lại tốt nữa. Em rất quý cây ổi nhà mình.
Tham khảo:
Đoạn văn nói về lợi ích của cây khế:
Nhà em có trồng một cây khế ở cạnh bờ ao. Tán cây rộng và dày tạo ra cả một vùng râm mát cho em và các bạn ngồi chơi vào những ngày hè. Cây mỗi vụ cho rất nhiều quả khế. Khế còn xanh thì đem bóp gỏi, nấu canh chua. Trái chín thì ăn vừa ngọt lại còn mát. Đặc biệt nhất là lá khế. Nhìn thì bình thường, nhưng nó có tác dụng giúp giảm các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa hay dị ứng ngoài da. Phần cành cây, mỗi khi nó bị gãy do gió bão, hay được bố tỉa bớt cho gọn cây, thì sẽ đem phơi khô làm củi đốt. Toàn bộ cây khế đều đem lại lợi ích tuyệt vời cho gia đình em.

a, Khổ thơ tả hình dáng cây cau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
b, Khổ thơ nêu ích lợi của cây cau:
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
c, Khổ thơ thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau:
Tai lắng tiếng ríu ran
Thoảng thơm trong hơi thở
Chắc chim mới ra ràng
Ồ! Hoa cau đang nở!
có thể ăn bưởi