Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mk chỉ bt 2 câu cuối thôi
- vì tàu bà ik là tàu ngầm
- trái tim đập là sống còn ngừng đập là chết
1. Đó là từ "bí" đc hiểu theo nghĩa là ko nghĩ ra đc gì hữu ích trong hoàn cảnh hiện tại
2. ko bt
3. Bàn là
4. ko bt
5. vì bả đi tàu ngầm
6. con tim
1:bàn tròn=bàn không méo=mèo không bán
2:ăn roi(chắc thế)
3:bỏ xe lại đi qua cầu(chỉ hỏi làm sao để tài xế đi qua chứ có hỏi làm sao để xe đi qua đâu)
Bài làm :
Em rất yêu thích các loài động vật, đặc biệt là các loài chim bởi chúng có một bộ lông rực rỡ sắc màu cùng những đặc điểm riêng biệt của từng loài. Hè năm ngoái, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi. Ở nhà ông bà, em rất thích chú vẹt mà ông ngoại nuôi.
Chú vẹt ấy được nuôi ở trong lồng vì ông sợ con mèo hay con chó sẽ nghịch ngợm mà dùng móng vuốt phá phách với nó. Nhưng thi thoảng con vẹt vẫn được thả ra khỏi lồng sắt chật hẹp. Một điều đặc biệt là nó chẳng bay đi đâu như những con chim khác mà ngoan ngoãn đậu ở trên một cành cây trơ trụi khẳng khiu mà cứng cáp gần chỗ ông ngồi chơi cờ, chỗ ông uống trà và phơi nắng mỗi ngày. Dường như nó và ông em đã gắn bó với nhau từ rất lâu rồi nên nó luôn ở lại cùng ông em, chẳng muốn rời xa.
Chú vẹt ấy khoác lên mình một bộ lông sặc sỡ sắc màu: màu vàng ấm áp, màu đỏ rực rỡ và một chút màu xanh lam, tất cả phối thành một tấm áo đẹp đẽ vô cùng. Con vẹt không lớn lắm, chỉ cỡ bằng con chim bồ câu mà thôi. Cái đầu nho nhỏ nổi bật với màu lông vàng. Hai con mắt đen nho nhỏ lúc nào cũng như thể mọi thứ xung quanh với nó đều lạ lẫm lắm vậy. Cái mỏ cũng thật đặc biệt. Nó không to nhọn như những loài chim khác mà lại có phần khác lạ. Hai cái mỏ với kích thước khác nhau: cái mỏ trên lớn hơn gấp đôi cái mỏ dưới. Cái mỏ có màu đen nổi bật, phần trên có phần đầu hơi cong lại như cái móc của cướp biển trông vô cùng đỏm dáng.
Cái thân nho nhỏ cùng với đôi cánh xen lẫn hai màu đỏ vàng nổi bật, thi thoảng lại xuất hiện một vệt màu xanh. Cái đuôi cong cong điệu đà. Đôi chân ngắn với những móng vuốt để có thể quắp chắc lấy những cành cây giúp cho con vẹt đứng vững vàng. Mỗi ngày em đều cùng ông cho con vẹt ăn. Vì cái mỏ nó hơi con nên khi nó mổ thức ăn trong lòng bàn tay em, em chẳng thấy đau chút nào cả.
Em thích nhất là được đùa nghịch với chú vẹt ấy, mỗi ngày em đều cố gắng dạy chú nói một câu hoàn chỉnh nhưng lại chỉ nói được vài từ trong đó mà thôi. Vậy mà chẳng hiểu sao khi ông em dạy, nó lại có thể học nhanh đến thế. Mỗi lần có khách đến nhà là con vẹt ấy lại kêu vang lên rằng: "Có khách! Có khách!" để ông em biết mà ra xem.
Kì nghỉ hè rất nhanh đã kết thúc. Em chào tạm biệt ông bà cùng bố mẹ quay trở về thành phố nhưng em vẫn con nhớ rõ hình ảnh của chú vẹt ấy. Em rất yêu quý nó. Em mong mùa hè năm sau lại đến thật nhanh để em lại được về quê cùng chơi với nó.
Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.
Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có "vệ sĩ" Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ. Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.
Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú một người bạn trung thành
a) Câu trên là câu ghép.
b) Cặp QHT thích hợp:
Mặc dù tôi đã trưởng tuuhành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua các phố phường, thì tôi vẫn nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Nhưng mà tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ......
c) 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi :
Bùi ngùi, đau xót
Làm chưa chắc chắn ; Tham khảo
Câu 1 :
Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách : Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà , luyện viết các nét " Sổ Thẳng " cho cứng cáp . Mỗi buổi tối , Ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ . chữ viết đã tiến bộ , ông mượn lại những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau . Kiên trì luyện tập suốt mấy năm , chữ ông càng ngày một đẹp .
Câu 2 :
Do Cao Bá Quát viết chữ xấu nên Quan không đọc được nên đã thét lính đuổi bà cụ mà Cao Bá Quát muốn giúp ra khỏi huyện đường . Bà cụ kể lại , Cao Bá Quát ân hận và hiểu ra chữ xấu chẳng có ích gì .
Câu 3 :
Em học được từ bài trên :
- Mỗi chúng ta đều phải luôn chú ý nhìn nhận những điểm mạnh và hạn chế của bản thân, tự giác học hỏi và rèn luyện để vươn lên hoàn thiện bản thân mình.
+) Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách: sáng sáng, Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà, luyện viết các nét " Sổ thẳng" cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông mượn lại những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau.
+) Điều đã khiến cho Cao Bá Quát cố gắng luyện chữ là: Có một lần, cụ bà hàng xóm sang nhờ cậu viết một lá đơn kêu oan cho nhà, nhưng khi lá đơn được trình lên quan, do chữ viết xấu quá nên quan không đọc nổi, quan lại nghĩ rằng bà cụ muốn trêu trọc mình nên đã sai lính đuổi bà ra. Điều đó làm Cao Bá Quát nhận ra một điều rằng: văn hay đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng ích gì.
+) Bài học: Chúng ta phải rèn luyện, kiên trì luyện từng nét chữ vì nét chữ là nết người. Dù cho có tài giỏi đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng có ích gì. Con người nếu muốn thành công thì phải kiên trì rèn luyện từ những việc nhỏ nhất.
1. Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?
c. Để mua một đồ chơi mà Thuỷ thích
2. Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào?
d. Cả 3 ý trên.
3. Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?
c. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
4. Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?
b. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
Thủy là một cô bé có lòng nhân hậu, tốt bụng.
6. Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào?
d. Câu cảm
7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh?
b. lạnh giá
8. Trong câu: "Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng" có:
c. Bốn động từ (Đó là....kỉ niệm, đưa, ra, mua......................)
9. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?
a. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
10. Trong câu: "Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi" có:
b. Hai quan hệ từ (Đó là.........thì, nhưng...........).
1. Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?
a. Để nhìn ngắm những đồ chơi đẹp.
b. Để mua những mua đồ chơi đẹp.
c. Để mua một đồ chơi mà Thuỷ thích
d. Để mua những đồ chơi mà Thuỷ thích.
2. Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào?
a. Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su,....
b. Có nhiều kích cỡ khác nhau.
c. Nhiều màu sắc sặc sỡ.
d. Cả 3 ý trên.
3. Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?
a. Có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh.
b. Cặp má phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy
c. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
d. Biết nhắm mắt khi ngủ.
4. Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?
a. Vì bé thấy đó là đồ chơi đẹp nhất ở phố đồ chơi.
b. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
c. Vì búp bê của bà cụ có vẻ đẹp khác lạ.
d. Vì bé Thuỷ không biết chọn mua đồ chơi nào khác.
5. Theo em, bé Thuỷ trong bài văn trên có đức tính gì đáng quý?
Thủy là một cô bé có lòng nhân hậu, tốt bụng.
6. Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào?
a. Câu kể. b. Câu hỏi c. Câu khiến d. Câu cảm
7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh?
a. lạnh lùng b. lạnh giá c. lạnh nhạt d. lạnh tanh
8. Trong câu: "Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng" có:
a. Hai động từ (Đó là...........................)
b. Ba động từ (Đó là............................)
c. Bốn động từ (Đó là....kỉ niệm, đưa, ra, mua......................)
d. Năm động từ (Đó là.........................)
9. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?
a. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
b. Xe chạy băng băng trên đường.
c. Đồng hồ chạy đúng giờ.
d. Nhà ấy phải chạy ăn từng bữa.
10. Trong câu: "Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi" có:
a. Một quan hệ từ (Đó là.....................................................).
b. Hai quan hệ từ (Đó là.........thì, nhưng...........).
c. Ba quan hệ từ (Đó là.......................................................).
d. Bốn quan hệ từ (Đó là.....................................................).
Chúc em học tốt!!!