Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Qua bài học này, tôi thấy được trước khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
- Xác định được mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói.
- Tìm ý, lập dàn ý đầy đủ cụ thể, chi tiết
- Luyện tập, trình bày nhiều lần trước khi đánh giá về vấn đề nào đó.
b. Cần lưu ý:
- Chuẩn bị: đọc trước truyện mà người nói sẽ giới thiệu, chuẩn bị trước những ý cần trao đổi, chuẩn bị giấy bút.
- Lắng nghe, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi, ý kiến muốn trao đổi.
- Trao đổi, nhận xét, đánh giá.
- Xác định đề tài, mục đích viết
- Lập dàn ý
- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết
- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng
Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe
- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ
- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.
+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.
+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.
+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.
+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.
Bước 1: Chuẩn bị nghe
Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:
• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.
• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.
• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:
• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.
•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.
• Không vội nhận xét, kết luận,..
• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:
- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.
- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.
• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng
• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:
• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.
• Khi trao đổi, bạn nên:
- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.
- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.
- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.
• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.
• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.
Từ ngữ liệu trên, những lưu ý em rút ra được khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể gồm:
- Cần lập dàn ý trước khi viết bài.
- Phân tích, đánh giá theo một trình tự nhất định.
- Cần có sự liên kết mạch lạc, rõ ràng giữa các đoạn văn trong bài, giữa các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
- Cần đưa ngay dẫn chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm, lí lẽ.
Phương pháp giải:
- Đọc ngữ liệu tham khảo.
- Đọc cách phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể để rút ra những lưu ý cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ liệu trên, những lưu ý em rút ra được khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể gồm:
- Cần lập dàn ý trước khi viết bài.
- Phân tích, đánh giá theo một trình tự nhất định.
- Cần có sự liên kết mạch lạc, rõ ràng giữa các đoạn văn trong bài, giữa các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
- Cần đưa ngay dẫn chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm, lí lẽ.
Từ ngữ liệu trên, những lưu ý em rút ra được khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể gồm:
- Cần lập dàn ý trước khi viết bài.
- Phân tích, đánh giá theo một trình tự nhất định.
- Cần có sự liên kết mạch lạc, rõ ràng giữa các đoạn văn trong bài, giữa các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
- Cần đưa ngay dẫn chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm, lí lẽ.
Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là A, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!
Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc kết tinh được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn của Nguyễn Tuân. Thành công của tác phẩm không chỉ ở việc nhà văn đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo mà còn bởi những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật.
Đầu tiên là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc. Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.
Có thể nói, trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất sáng tạo, không kém phần kì công khi xây dựng thành công khung cảnh cho chữ. Đó là cảnh xưa nay chưa từng thấy, cảnh cho chữ diễn ra trong chính ngục thất, nơi Huấn Cao bị giam giữ nhưng được miêu tả hết sức thiêng liêng, cổ kính làm cho cảnh cho chữ tạo ấn tượng sâu sắc hơn cả. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ đã thể hiện được tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc xây dựng tình huống mà còn ở việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh. Thủ pháp đối lập cùng ngôn ngữ tinh tế đã làm cho cảnh cho chữ hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ.
Cuối cùng là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chữ người tử tù xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục, tuy không miêu tả quá nhiều nhưng nhà văn lại chọn lọc được những khoảnh khắc đắt giá, khi nhân vật bộc lộ được những phẩm chất, vẻ đẹp đặc biệt. Huấn Cao được miêu tả với những nét tính cách ấn tượng, đó là người anh hùng ngang tàng, kiêu bạc có tài năng hơn người nhưng cũng là người nghệ sĩ có tâm trong sáng. Viên quản ngục là đại diện của triều đình phong kiến nhưng ở ông lại có biệt nhỡn liên tài, có thiên lương trong sáng, đáng quý có thể lay động lòng người.
Qua Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân không chỉ tái hiện một câu chuyện đặc sắc mà còn thể hiện được thái độ trân trọng đối với người tài, cái tài, đồng thời thể hiện quan niệm và tư duy nghệ thuật đầy sâu sắc: cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện và thiên lương cao quý.
Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và mình rất mong sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của cả lớp để bài nói được hoàn thiện hơn.
THAM KHẢO!
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... và có dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm.
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
- Lí lẽ phải luôn đi kèm với bằng chứng.
- Sắp xếp các luận điểm rõ ràng, hợp lí.
* Dàn ý bài nói tham khảo
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm văn học cần bàn luận
2. Thân bài
a. Đánh giá về nội dung
- Vẻ đẹp của các nhân vật
- Vai trò của các nhân vật đó trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm
b. Đánh giá về nghệ thuật
- Với thơ: thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu
- Với truyện: tình huống, người kể chuyện, giọng điệu
3. Kết bài
- Đánh giá chung về thành công của tác phẩm
* Bài nói mẫu tham khảo
Phân tích đánh giá tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan” (Thạch Lam)
Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. Một trong những tác phẩm được đánh giá “truyện không có truyện” của Thạch Lam, không thể không kể đến truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.
Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết.
Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.
Hơn hết, vì mồ côi cha mẹ từ bé, Thanh rất yêu và hiếu thảo với bà của mình. Với bà, Thanh vẫn như một chàng trai bé bỏng, để bà săn sóc, vỗ về. Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Thanh nằm yên cảm nhận bà ở bên mình quạt nhẹ trên mái tóc, cảm giác như được trở về những ngày thơ ấu. Chàng không dám động đậy, có lẽ để tận hưởng thêm những giây phút hạnh phúc ấy. Được bà yêu thương vỗ về, Thanh cảm động gần ứa nước mắt. Với Thanh, bà là tất cả. Chàng cố gắng học tập, làm việc cũng chỉ mong được báo đáp những tình cảm bag dành cho mình.
Ở quê hương, dưới bóng hoàng lan, không chỉ có bà, Thanh còn có một mối tình trong sáng, đơn sơ, giản dị. Đó là những tình cảm trong sáng đầu đời dành cho Nga – cô gái hàng xóm. Thấy Nga, Thanh vui vẻ gọi. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ. Đối với chàng, Nga như một người thân mật. Thanh rủ Nga đi nhặt hoàng lan rơi, hai người có không gian riêng tư để hoài niệm những kí ức tươi đẹp. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng. Trước sự bày tỏ của Nga, Thanh chẳng biết nói gì, chàng vít một cành lan hái cho Nga như thay cho lời muốn nói. Đoá hoa ấy phải chăng như một lời ước hẹn thầm kín giữa hai người? Thế nhưng, cuộc đoàn tự không được bao lâu, Thanh sớm phải quay lại thành phố. Khi rời đi, chàng còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn đầy lưu luyến. Chàng không trực tiếp chào Nga, có lẽ vì sợ sự lưu luyến khiến chàng không làm chủ được lòng mình. Chàng bước đi nửa buồn mà nửa vui. Buồn vì phải xa bà, xa quê và xa người con gái ấy. Nhưng cũng vui vì một chút tình cảm đã được nhen nhóm trong lòng. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Nơi ấy có bà, có Nga và có cây hoàng lan của hai người. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là tình yêu và niềm tin mà Thanh dành cho Nga.
Bên cạnh nhân vật chính là Thanh, hình ảnh người bà trong truyện ngắn hiện lên mang theo bóng hình người phụ nữ Việt Nam. Một con người tần tảo, hi sinh, vị tha, hết lòng vì gia đình. Bà không chỉ là bà mà còn là cha, là mẹ, là trụ cột gia đình đối với Thanh. Trong mắt bà, Thanh vẫn luôn bé bỏng như ngày nào. Một mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc nhưng đã nuôi Thanh khôn lớn trưởng thành. Bà săn sóc Thanh từng chút một, thấy chàng ngủ, bà nhẹ buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Thanh có lẽ chính là động lực sống của bà.
Còn Thanh – một cô bé hàng xóm hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng là người đã thay Thanh ở bên bà những lúc Thanh vắng nhà. Nga dành cho Thanh một tình yêu chân thành mà kín đáo. Trong bữa cơm cùng bà và Thanh, cô gái ấy chỉ ăn nhỏ nhẹ, cầm chừng và buông đũa luôn để sới cơm cho Thanh. Người con gái ấy hồi hộp, căng thẳng như lần đầu về nhà chồng. Thỉnh thoàng, nàng nhìn Thanh mang theo bao yêu thương, trìu mến. Khi cùng Thanh đi nhặt hoa lan, Nga thẹn thùng nhưng cũng mạnh mẽ mà bày tỏ tình cảm của mình: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”. Mỗi lời bày tỏ nỗi nhớ nhưng cũng như một lời tỏ tình đối với Thanh. Nga nâng niu đoá hoa mà Thanh hái cho mình, khoe bà: “Anh con hái đấy ạ” đầy vui sướng, hạnh phúc. Đoá hoa ấy như chan chứa sự kết trái cho mối tình của Nga và Thanh. Để rồi, mỗi mùa hoa hoàng lan, cô lại giắt hoa trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương. Cũng là để nhớ về người mình yêu thương.
Về thành công nghệ thuật của Thạch Lam, có lẽ không thể không nhắc đến cách xây dựng “truyện không có cốt truyện”. Truyện ngắn của ông được nhận xét là đậm chất trữ tình. Ông không đi sâu vào khai thác những mâu thuẫn của hiện thực, không tạo dựng những tình huống kịch tính mà tập trung khám phá tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Câu chuyện diễn ra yên bình, nhẹ nhàng như chính bức tranh thiên nhiên trong sáng được diễn tả trong tác phẩm. Không có sự kiện nổi bật, không có biến cố, các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, một cuộc sống sinh hoạt đời thường hiện ra không có gì độc đáo. Thế nhưng, nó lại có sức hút đến lạ. Sức hút đến từ dòng cảm xúc của các nhân vật. Thanh – một chàng trai trở về quê sau 2 năm xa với niềm mong nhớ khôn nguôi. Quê hương như dòng nước thanh khiết gột rửa tâm hồn chàng tránh xa khỏi chốn phồn hoa đô thị. Và bà của Thanh mang bóng hình người phụ nữ Việt Nam – một con người tần tảo, hi sinh, chịu thương chịu khó. Nga – một cô bé hàng xóm xinh xắn, hồn nhiên, dễ thương mang trong mình mối tình sâu kín đầu đời với Thanh. Mạch truyện diễn ra chậm rãi, nhẹ nhàng cùng những cảm xúc của nhân vật khiến bạn đọc như được hoà mình trong khung cảnh thanh bình, yên ả ấy.
Như vậy, chúng ta thấy rằng cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam không quá nổi bật, nhưng lại mang những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước. Bóng hoàng lan là không gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau, là không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia và cũng là nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ.
Phương pháp giải:
- Đọc lại lí thuyết ở phần Nói và nghe.
- Dựa vào bài nói đã trình bày, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
a.
Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:
- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.
- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.
- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.
- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.
- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.
b.
Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:
- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.
- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.
- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.
- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.
- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.
- Kể về câu chuyện thần thoại: Câu chuyện thần núi, thần biển Sơn Tinh, Thủy Tinh
Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng chai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, dông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.
- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.
+) Xây dựng nhân vật là các vị thần có sức mạnh kì lạ hơn người: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển).
+) Xây dựng nhân vật mang những dáng vẻ khỏe mạnh.
+) Xây dựng nhân vật mang yếu tố thần.