Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:
- Người đọc có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu.
- Có thể chêm xen và sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để cho phần đọc trở nên diễn cảm hơn.
Nội dung | Đặc điểm | Tác dụng |
Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường | Đảo trật tự từ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt | - Tạo ra sự sáng tạo và mới mẻ trong ngôn ngữ - Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ - Tạo ra sự chú ý và ấn tượng nhất định - Thể hiện giá trị cá nhân và chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ |
Biện pháp tu từ đối | - Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau - Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau; - Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ; - Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa. | Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngươc nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó. |
Biện pháp tu từ lặp cấu trúc | Dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc | - Tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ. - Nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản. |
Một số kiểu lỗi về thành phần câu | Cách nhận biết | Cách sửa |
Câu thiếu thành phần chủ ngữ | Câu không có thành phần chủ ngữ, chỉ có thành phần vị ngữ và trạng ngữ,... | Thêm thành phần chủ ngữ cho câu |
Câu thiếu thành phần vị ngữ | Câu không có thành phần vị ngữ mà chỉ có thành phần chủ ngữ và trạng ngữ,... | Thêm thành phần vị ngữ cho câu |
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ | Câu chỉ có thành phần trạng ngữ | Thêm thành phần chủ ngữ và vị ngữ cho câu |
Câu thiếu một vế của câu ghép | Câu ghép chỉ có một vế, bị thiếu mất vế sau | Thêm vế sau cho câu ghép |
Câu không xác định được thành phần | Trong câu có quá nhiều chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ nhưng không được phân cách bởi các dấu câu một cách rõ ràng | Phân cách các vế trong câu bằng dấu câu. |
Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần | Câu không mang trọn vẹn ý nghĩa, khó hiểu, các thành phần trong câu được sắp xếp một cách lộn xộn | Sắp xếp lại thành phần câu theo công thức: Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ. |
- Đặc điểm của văn bản nghị luận:
+ Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu độc đáo.
+ Dẫn chứng tiêu biểu, điển hình.
+ Sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự biểu cảm, thuyết minh.
- Yêu cầu khi đọc hiểu văn bản: Chú ý những vấn đề:
+ Mục đích của văn bản.
+ Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng.
+ Vai trò của yếu tố thuyết minh, tự sự, biểu cảm.
Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu, độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc. Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ. Trong văn bản nghị luận, các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận để tăng cường tính thuyết phục cho luận đề, luận điểm. Nhờ các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự mà lí lẽ và dẫn chứng (số liệu, sự vật, hiện tượng, sự việc, con người,...) trở nên cụ thể và sinh động, giúp cho văn bản nghị luận vừa giàu chất trí tuệ, vừa gợi hình, gợi cảm.
Yêu cầu:
-Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo; nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận; xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.
-Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống; phân tích được các quan điểm trái ngược nhau; nêu được những nhận xét hợp lí về nội dung thuyết trình và đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
-Trân trọng, bảo vệ, tôn vinh những phẩm chất, giá trị nhân văn tốt đẹp: lòng nhân ái, sự bình đẳng, quyền con người, tiếng mẹ đẻ.
Giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa ngôn ngữ viết với các lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp. Nam Cao ở trong câu chuyện đó với vai trò là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo như trong đoạn trích trên. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...
Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von:
- Giọng điệu tha thiết, chân thành, nhẹ nhàng, nhưng trầm buồn
- Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, bến đò, hoa, bướm, trầu cau
- Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên, kín đáo, ý nhị, có ý vị chân thành mộc mạc của tâm hồn, chàng trai quê
- Sử dụng hình ảnh thân thuộc, gợi hình gợi cảm
- Quan niệm của người viết: Ngôn ngữ không tự sinh ra. Mọi sự nảy sinh ngôn ngữ đều có lí do → là muốn khẳng định hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ có nguyên nhân, không phải ngẫu nhiên mà có.
Ngôn ngữ nghị luận ở phần 3 có đặc điểm rất đáng chú ý: Tác giả sử dụng ngôn ngữ rất nhẹ nhàng nhưng cũng rõ ràng và dứt khoát.