Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:
+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.
+ Biểu cảm:
-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.
+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)
+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.
+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng
b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
STT | Kiểu bài viết | Đề tài đã chọn viết | Đề tài khác có thể viết |
1 | Văn nghị luận | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) |
2 | Văn thuyết minh | Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong chơi hay hoạt động | Thuyết minh về một bộ phim hay một cuốn sách hay, … |
3 | Văn phân tích | Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc | Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học mà em thích |
2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận
4) A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...
B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
Kiểu bài | Trước khi viết | Tìm ý và lập dàn ý | Viết bài/viết đoạn | Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc 5 chữ | - Xác định đề tài cụ thể - Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài | - Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể | Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử | - Xác định đề tài cụ thể - Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài | - Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể | Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn biểu cảm về sự việc | - Xác định đề tài cụ thể - Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài cụ thể | - Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể | Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | - Xác định đề tài cụ thể - Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài | - Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể | Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của hoạt động | - Xác định đề tài cụ thể - Thu thập đầy đủ tư liệu để làm lĩ lẽ và dẫn chứng viết bài | - Viết ra những ý chính rồi từ ý chính triển khai ý phụ thành dàn ý cụ thể | Viết đoạn văn hoàn chỉnh phải có đan xen cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?
+ Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?
+ Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?
b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.
c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.
a.
- Luận điểm cơ bản của bài này là: Đừng sợ vấp ngã.
- Những câu văn mang luận điểm đó:
+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
b. Người viết đưa ra những dẫn chứng hết sức xác thực:
- Nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hằng ngày.
- Nêu năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng vấp ngã không cản trở việc họ thành đạt vẻ vang về sau.
Qua đó, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,
lịch sự, có văn hoá.