K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2022

Tham khảo:Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nhờ có tình yêu đó mà con người không ngừng cố gắng để xây dựng và phát triển quê hương, dựng xây đất nước. Một thứ tình cảm đầy thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim mỗi con người. Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Nhưng không thời nào là không có anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Không thời nào là nhân dân không chung lòng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nhưng những năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái - họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương, để rồi không ngại hy sinh thân mình vì chính mảnh đất ấy. Ngày hôm nay, khi nhân loại được hưởng nền hòa bình hiếm hoi. Tình yêu quê hương, đất nước có lẽ xuất phát từ những điều thật bình dị. Đó có thể là lòng biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay được sống trong một thế giới hòa bình, cần phải ý thức giữ gìn tình yêu quê hương, đất nước.

6 tháng 3 2018

Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy! 

22 tháng 5 2020

Vấn đề em tâm đắc nhất: Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn:

-  Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

- Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Qua những câu văn chân thành và xúc động, những lời tâm huyết, ruột gan của Trần Quốc Tuấn, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần căm thù giặc cực độ của ông.

TL:

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Nguồn:https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+kho%E1%BA%A3ng+4-5+c%C3%A2u+m%C3%A0+em+c%E1%BA%A3m+th%E1%BA%A5y+t%C3%A2m+%C4%91%E1%BA%AFc+nh%E1%BA%A5t+trong+b%C3%A0i+h%E1%BB%8Bch+t%C6%B0%E1%BB%9Bng+s%C4%A9&id=557376

Học tốt

15 tháng 9 2023

Tiêu chí

Phân tích một tác phẩm thơ

Thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ

Mục đích

Làm rõ những điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, giá trị, ý nghĩa...

Nội dung

Phân tích, cảm nhận và chỉ ra được những giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết.

Thuyết minh, giới thiệu về những vấn đề xoay quanh tác phẩm thơ như: tác giả, hoàn cảnh ra đời,... giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Hình thức

Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận.

Bài thường được trình bày theo trình tự: từ khái quát thông tin về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của bài thơ; từ thông tin khác quan đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu.

Lời văn

Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết.

Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác.

25 tháng 12 2023

                                                                               Bài làm

   Trong trương trình lớp 8 sách kết nối tri thức, có rất nhiều bài thơ trào phúng. Nhưng thơ trào phúng mà em tâm đắc nhất là thơ ''Lai Tân" của Tác giả Hồ Chí Minh.

                                                            Dịch thơ:

                                                              Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,

                                                              giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;

                                                               Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

                                                                Trời đất Lai Tân vẫn thái bình

 tác giả đã phác họa 3 nhân vật quan trọng. Ban trưởng nhà lao đánh bạc từ ngày này qua ngày khác, trong khi đó: Ban trưởng đi bắt những người chuyên đánh bạc. Cảnh trưởng đã tham lam ăn tiền đút lót của tù nhân. Huyện trưởng chong đèn hút thuốc phiện. Câu thơ trên mỉa mai việc ''Trời đất Lai Tân vẫn thái bình'', Thực chất Lai Tân không thể thái bình vì 3 nhân vật trên đã làm sai trái pháp luật.

Câu cuối cùng ''Trời đất Lai Tân vẫn thái bình'' thực chất Lai Tân không thể thái bình vì các nhân vật đại diện cho pháp luật lại làm sai trai pháp luật. Đây là lời mỉa mai, châm biếm của tác giả.

 Em rất ấn tượng bài thơ này. Vì bài thơ này mang lại nhiều bài học quý giá cho em.