4. Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể t...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2023

- Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, “Thương nhớ bầy ong” thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. 

- Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.

28 tháng 12 2023

Văn bản thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.

22 tháng 9 2021

Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.

Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.

Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.

Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.

Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.

Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.

Đó là một buổi trưa hè đáng nhớ, khi tôi vừa học hết lớp 5 Tiểu học. Nghỉ hè mà, sáng nào tôi chẳng ngủ no mắt, nên buổi trưa đâu có ngủ được nữa đâu. Vậy mà trưa nào, mẹ cũng bắt anh em tôi phải ngủ trưa, một chút cũng được. Tôi cố phải tỏ ra ngoan ngoãn bằng những pha giả vờ kinh điển, giả vờ nhắm mắt ngủ, thi thoảng còn giả vờ ngáy lên khe khẽ.. Nhưng chỉ chờ khi bố, mẹ ngủ say, là anh em tôi lại lôi cuốn truyện tranh dưới gối ra, và âm thầm rúc rích cả buổi trưa. Có những tình tiết trong truyện muốn cười đến bể bụng, mà đâu dám cười thành tiếng, chỉ dám khẽ rung vai lên.. Thật khó chịu làm sao. Còn gì khó chịu hơn khi muốn cười ha.. ha.. ha mà lại phải hị.. hị.. hị trong cổ họng.

Trưa hôm đó, hết truyện để đọc rồi, như một chú mèo chính hiệu, tôi nhón chân bước ra khỏi giường. Tôi chỉ định sang nhà thằng Nam một chút, để mượn cuốn truyện nó mới mua. Nhà nó cách nhà tôi có mấy ngõ. Bố mẹ nó đi làm tới tối mới về, nên nó được "thả rông". Tôi ước gì mình cũng được tự do như nó. Sung sướng gì đâu.

Tôi gọi nó vang nhà, thấy nó ơi ới dưới ao. Nhà nó có cái ao thả cá khá lớn. Tắm ao từ nhỏ, nên nó bơi nhẹn như con rái cá. Chả bù cho tôi, tuần mẹ chở tới bể bơi hai lần học mà lần nào về cũng no bụng nước. Học đâu mấy tuần thì tôi nản. Tôi nản tôi thì ít, mà ngán ông thầy dạy bơi lắm chuyện thì nhiều. Ông ấy cứ nhai đi nhai lại mớ lí thuyết mà tôi đã thuộc làu làu. Đâu biết rằng giữa lí thuyết và thực hành là dặm dài thiên lý. Thế là sự nghiệp học hành của tôi dang dở.

- Ê, xuống đây đi, tao dạy mày tập bơi! - thằng Nam rủ rê!

- Chịu thôi, mẹ tao biết thì tao no đòn. Lên cho tao mượn quyển truyện - Tôi không quên việc chính.

- Xuống một tí thôi, lấy đồ của tao mà mặc, mẹ mày biết sao được.

- Thầy dạy tao còn chả biết bơi nữa là mày..

- Xí, đừng coi thường tao! Tao mà dạy mày bơi được thì sao nào?

- Thì mày cho tao mượn cả hộc truyện của mày nhá! - Tôi ra điều kiện.

- Ơ! Sao điều kiện lại ngược đời thế nhỉ? Thôi được, xuống đây!

Thế là tôi lột đồ của tôi để trên bờ, mặc cái xà lỏn của thằng Nam để gần đó, nhảy xuống. Cảm giác lần đầu tắm ao khá là thích, nước không trong như nước bể bơi, nhưng không có cái mùi clo đậm đặc xộc vào mũi, cũng không có cái cảnh thi thoảng lại thấy một đứa nhè ra bãi nước bọt. Ghê gì đâu.

Ao nhà Nam khá nông, nên tôi cũng yên tâm là an toàn. Thằng Nam bắt đầu dạy tôi học bơi. Cứ tưởng nó bốc phét thôi, mà phải công nhận là nó dạy tôi tận tình và kinh nghiệm ra phết. Nó dạy một lúc, là tôi biết nổi người luôn rồi.

- Tạm thời cứ tập nổi người đã, hôm sau sẽ tập thở.. - Nam tỏ ra rất bài bản.

Tôi cuộn người lại, lấy phồng hơi trong ngực, rồi ngụp đầu xuống. Thích thú với kĩ năng vừa học được, tôi thả sức lặn ngụp.

Trong một lần ngụp, tôi duỗi chân ra để ngoi lên lấy hơi. Nhưng trời ơi, chuyện gì vậy, chân tôi không chạm đáy ao! Không hiểu sao chỗ ao này lại đột ngột sâu như vậy. Chân tôi chới với, một ngụm nước, rồi hai ngụm nuốt xuống. Một suy nghĩ xẹt qua trong đầu: "Cứ thế này thì mình chết chết đuối mất! Bố mẹ ơi! Con còn chưa làm gì báo hiếu bố mẹ mà! Không, mình không thể chết một cách lãng xẹt như vậy được, tôi còn yêu đời lắm, tôi còn chưa đọc hết hộc truyện của thằng Nam mà.."

Nghĩ vậy, tôi cố gắng quạt tay thật mạnh để đầu ngoi lên. Lấy được chút không khí, tôi bớt hoảng hơn. Lần thứ hai quạt tay, tôi mở mồm kêu được tiếng "Cứu!". Rồi một lúc sau, tay tôi quơ phải một cây gậy, tôi nắm chặt lấy. Cây gậy chuyển động, kéo tôi vào chỗ nước nông. Thì ra, thằng Nam nghe tiếng tôi kêu vội nhổ ngay thân tre cắm gần đó kéo tôi vào. Đến khi chân chạm tới đáy cát, tôi mới biết là mình vừa thoát khỏi bàn tay tử thần. Tôi lao một mạch lên bờ, ngồi thở. Thật nguy hiểm quá đi, tích tắc nữa thôi có khi tôi thành ma luôn rồi.

Thằng Nam cũng hoảng hồn:

- Ai biết mày lặn xa ra tận chỗ sâu đấy, đó là chỗ hút bùn lên vườn, tao chưa bảo mày. Hú vía, may không sao! Lần sau nhớ cẩn thận!

Ôi trời, còn lần sau nữa à! Tao là tao cạch đến già nhé! Tí chết con nhà người ta rồi còn gì.

Đợi tóc khô, tôi thay quần áo rồi một mạch đi về. Không còn tâm trí đâu mà mượn truyện nữa. Đêm đó, tôi nghĩ rất lung về sự việc xảy ra ban trưa. Lần đầu tiên tôi suy nghĩ nghiêm túc chuyện sinh tử của đời mình. Rồi hôm sau, tôi dõng dạc bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ chở con đi học bơi tiếp nha! Lần này con quyết học cho đến khi biết bơi thì thôi.

Mẹ tôi tròn mắt:

- Nay ăn phải cái gì vậy? Vài hôm trước tôi dụ mấy hộp Merino còn nằng nặc không đi tập nữa cơ mà!

Tôi giấu nhẹm vụ chết hụt hôm trước. Chính vụ đó làm tôi sợ xanh mắt, nghĩ mình mà không biết bơi thì rơi xuống nước là chết toi. Thôi, cố mà học để bảo toàn tính mạng. Tôi vu vơ:

- Giờ con nghĩ lại rồi, không biết bơi thì gặp người đuối nước làm sao cứu được người ta.

Mẹ tôi cảm động hết sức:

Bạn tham khảo :

- Ôi, con thật biết nghĩ quá! Rồi chợt nhớ ra điều gì, mẹ nghi ngờ:

- Chắc không phải thế chứ! Có chuyện gì phải không?

Không để mẹ khai thác thêm, tôi cầm quả bóng chạy tót ra ngõ. Dù giấu mẹ vụ kia, sợ mẹ mắng, nhưng quyết tâm học bơi là có thật. Và nỗi sợ một tai nạn vô tình nào đó khiến tôi đuối nước mà chết cũng là có thật. Không những quyết học bơi cho tử tế, tôi còn tránh xa cả những ao hồ tự nhiên, vì chẳng biết nó nông sâu thế nào. Chỉ một chút sơ sẩy là trong vài phút mất toi mạng người. Sinh mệnh của mình, nhất định mình phải trân trọng, không thể bất cẩn được.

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện. Mình dang cần gấp

0
1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện.

0
Câu 1: Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản hồi kí?a. Kể lại sự việc mà người viết từng tham gia, chứng kiến.b. Sự việc được kể đã thuộc về quá khứ.c. Các sự việc thường được kể theo trình tự không gian.d. Sự việc gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả.Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:Cây mít sum sê bụ...
Đọc tiếp

Câu 1: Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản hồi kí?

a. Kể lại sự việc mà người viết từng tham gia, chứng kiến.

b. Sự việc được kể đã thuộc về quá khứ.

c. Các sự việc thường được kể theo trình tự không gian.

d. Sự việc gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả.

Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cây mít sum sê bụ bẫm, đầy cành và lá, ở ngay cạnh vại nước. Bóng nó soi xuống làm cho vại nước suốt ngày thêm trong mát lừ. Khi mưa, hứng cái mo cau vào, nó cho đầy nước mưa. Chúng tôi ai cũng yêu nó. Nhưng mỗi một tội: Cái việc chính của nó, nó không làm. Ấy là ra quả. Phải ra quả!

U bảo:

- Nước cứ xô chỗ trũng. Nhà mình nghèo ở vào cái đất xấu. Mít nhà người ta ra quả lớn quả bé. Mai, thổng buổi, thằng Thả leo lên, u lấy chày tay đập vào gốc. U hỏi: “Mùa này mày ra mấy quả?” Thả giả lời: - “Hai quả” nhá!

Đến mùa, nó ra bao nhiêu quả. Cả nhà mừng. Nhưng rồi rụng, chỉ còn một quả. Quả rất chóng lớn. Nó chín thơm. Cả nhà được bữa thòm thèm! [...].

Cây đu đủ cao vượt cái “tường hoa”. Những tàu lá già, vàng, chúng tôi tha hỗ cắt cuỗng mà thôi tu tu. Từng chùm quả. Quả nào cũng chỉ bằng cái chén rồi không nhớn nữa! Đói quá. Anh Thả và tôi cứ hái đần, băm ra hết nhựa, gọt vỏ, cắt từng miếng, cho vào sanh luộc. Mỗi người ăn hai quả là no căng bụng. Hết nạc, Vạc đến xương! Quả hết. Anh Thả chặt ngọn cây, nạo vỏ thân cây, tiện dần từng khúc. Anh lấy dao bài thái nhỏ như sợi nem, vo lẫn với gạo, nấu thành “cơm trộn thân cây đu đủ”[... ].

Thầy nghĩ ra cách: Hễ sinh mỗi người con, thầy trồng một cây na. Thấm thoắt đã được bón cây. Cây anh Thư đứng chính giữa, cao nhất, tốt nhất. Rồi cứ lần lượt: cây anh Thả, cây Khán, cây Bảng... Bốn cây cùng tốt. Hè về, hoa thơm lừng rụng xuống sân. Ong, bướm, cánh quýt về bay rợp đầu sân, nhưng nó cũng làm rụng oan nhiều hoa cái.

Những quả na nhằm nghiền mắt rồi mở mắt dần. Đêm thì dơi. Ngày thì chào mào tìm đến. Nếu không tinh thì nó ăn hớt trước. Cây na của cái Bảng bé nhất bỗng cằn cối, lại bị sâu. Sâu đục, thân cây chảy nhựa ròng ròng. Anh Thả khoét rất khéo mới lôi được sâu ra. [...]. Cây tốt đần và mọc những cành tơ.

Một buổi sáng, u đi đâu về thấy một bà quảy hai rồ sề.

Thôi, u bán na rồi! Chúng tôi leo lên, chọn quả sắp chín, quả mở mắt, hái xuống để một đống góc sân. Bà hàng ra chọn mua đầy hai rổ sề, còn có vài quả chín nứt nở “như đe thợ rào” và những quả còi kĩnh, chúng tôi chia nhau. U cũng ăn thử. Ngọt lắm!

        (Duy Khán, trích Tuổi thơ im lặng, chương 5)

a. Hình ảnh cây cối trong văn bản trên được miêu tả qua cảm nhận của ai, theo ngôi kể nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong văn bản và tác giả Duy Khán.

b. Dựa vào các loài cây được nói đến để chia văn bản thành nhiều đoạn. Đặt cho nhan đề cho văn bản và đề mục cho mỗi đoạn văn bản.

c. Tìm một số chi tiết thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa anh em của “tôi”, thầy u của “tôi” với mỗi loài cây trong vườn.

giúp mình bài ni với

0
16 tháng 9 2016

Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

29 tháng 11 2023

- Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là sự việc cậu bé Hồng được gặp lại mẹ sau chuỗi ngày xa cách trong niềm hạnh phúc, hân hoan.

- Sự việc ấy được tập trung kể lại trong phần (3) của văn bản.