K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi, Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi,
Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra;
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học)
Câu 5: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
(0,5 điểm)
Câu 6: Theo tác giả, yếu tố nào của ngoại cảnh đã khơi gợi dòng hồi tưởng về
mẹ? (0,5 điểm)
Câu 7: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (1 điểm)
Câu 8: Nhận xét của em về mối quan hệ giữa nắng mới và mẹ tôi trong bài thơ?
(1 điểm)
Câu 2: Bàn về Tử Văn, có ý kiến cho rằng: Đó chỉ là một kẻ sĩ cố chấp, ngông
cuồng. Ý kiến của anh chị như thế nào?

0
Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò...
Đọc tiếp

Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?

Câu 3: Bức tranh thôn quê hiện lên qua những hình ảnh nào? Nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó?

Câu 4: Từ bài thơ trên, viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 dòng, trình bày tình cảm của anh/ chị đối với quê hương.

1
13 tháng 10 2018

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính : Miêu tả

Câu 2 : Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là :

+ So sánh : Qua nghệ thuật so sánh khiến ta cảm thấy cảnh cây dừa như đẹp hơn, có cái gì đó của sự ung dung mang hình ảnh của một người lính đứng gác nhưng vẫn nhẹ nhàng, tay cầm chắc súng.

+ Nhân hóa : Với nghệ thuật nhân hóa, Trần Đăng Khoa đã khắc họa rõ nét những hành động của cây dừa như : " Dang tay", " Gật đầu", " Đủng đỉnh ",... cho ta thấy hình ảnh dừa được miêu tả thật sinh động và thật gần gũi , có gì đó "giống như một con người".

Câu 3 :

Qua ngòi bút đầy tinh tế của Trần Đăng Khoa, bức tranh làng quê yên bình được tái hiện qua hình ảnh cây dừa hiện lên trong mắt ta :

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

Hình ảnh đó thật quen thuộc đối với làng quê yêu dấu, với những rặng dừa che chở, bao bọc, gần gũi như một người bạn đã trở thành một dấu ấn in đậm trong đời sống của người dân Việt Nam. Hơn hết, cây dừa còn là hiện thân của con người trong thơ Trần Đăng Khoa, với những phẩm chất cao quý, ung dung, hiên ngang và chứa đựng một niềm tự hào sâu sắc, yêu quê hương nồng nàn trong họ.

Câu 4 :

Quê hương hiện ra trước mắt mỗi người con yêu nước là một hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi, bởi lẽ, đó là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi bao người thân ta sống và đùm bọc nhau trong tình yêu thương da diết , nồng nàn. Có ngọn gió mỗi trưa hè đùa nghịch với cái nắng rát bỏng, có cánh đồng bát ngát cánh cò với khóm tre xanh thân thương, rặng dừa cao vút, thẳng tắp, ung dung như người lính năm nào trong thơ Trần Đăng Khoa,...Tất cả thổi vào tâm hồn ta hai tiếng thiêng liêng : Quê hương ! Ôi ! Yêu biết mấy những con người mộc mạc, chất phác giản dị, hiền lành , bao đời chung sống trong một mái nhà Tổ quốc. Quê hương như máu thịt, mãi mãi sống trong lòng ta ...

a) Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên:

+ Nhân hóa: "...trêu tà áo biếc"

+Đảo ngữ:"sột soạt gió trêu tà áo biếc"

+Từ láy tượng thanh:"sột soạt"

+Từ láy:"lấm tấm"

20 tháng 5 2021

- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thảtrên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.

- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo đêm khua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu.- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.1đ- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắcvà độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao,sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiềudài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương.

4 tháng 9 2018

Ưm Thơ thì PTBDC là Biểu cảm

4 tháng 9 2018

Nhưng nó cũng na ná một chút tự sự