Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Ngẫm về thiên chức người cầm bút, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn cũng từng chia sẻ một quan niệm sâu xa khác về điều này khi cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua hình tượng người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta càng thấm thía hơn thiên chức của Nguyễn Minh Châu trong những trang văn nghệ thuật.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn nói đến hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” phải chăng ý muốn nói đến những vẻ đẹp cao quý, không phô lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thôi ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng con trai. Quan điểm của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp một cái nhìn sâu sắc về “thiên chức của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học”.
Khi miêu tả người đàn bà hàng chài, thiên chức của nhà văn được thể hiện trước hết ở những nét phác họa chân thực và niềm sẻ chia, thương cảm trước một nạn nhân của đói nghèo tăm tối. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, người đàn bà mang thân hình cao lớn, thô kệch. Khuôn mặt rỗ, sắc mặt tái ngắt với vẻ mặt đầy mệt mỏi. Áo bạc phếch còn nửa thân dưới thì ướt sũng. Những hình ảnh, những nét vẽ ấy đã phác họa chân thực chân dung người đàn bà hàng chài khiến ta cảm tưởng như đó là một người phụ nữ bước từ cuộc đời vào trang văn. Trong văn học, ta đã bắt gặp nhiều cảnh tượng cái đói bủa vây, dồn đẩy cuộc sống con người xuống cùng cực đến mức phải ăn cháo cám, “làm no” bằng cách ăn đất sét. Còn ở đây, cái đói buộc họ phải ăn xương rồng luộc chấm muối – một loài cây hoang dại, đắng chát. Cuộc sống lam lũ, cực khổ của người đàn bà càng tăng lên gấp bội phần khổ đau với những tháng ngày bị chồng đánh đập. Những trận đòn mụ phải gánh nhiều như cơm bữa, bị đánh đến thừa sống thiếu chết. Người đàn bà ấy cam chịu đón nhận đòn roi như thể mình là người mang lỗi, không van xin, chối tội, thanh minh, không chống trả hay trốn chạy. Tất cả những tháng ngày ấy, mụ đều đứng im chịu đòn như một tảng đá nhẫn nhục.
Xem thêm: Soạn Bài Tính Thống Nhất Về Chủ Đề Của Văn Bản
Thiên chức của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả hình tượng người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự trân trọng, ngợi ca những nét đẹp phẩm chất, tâm hồn người phụ nữ này. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh và rộng lòng vị tha. Vì con mà mụ buộc phải gửi thằng Phác lên bờ để không phải suốt ngày chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Dù bị đánh đập dã man, người đàn bà ấy vẫn không bỏ chồng để có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, biển động, để các con của mụ có cha, nhà mụ có nóc. Mụ nhẫn nhục chịu khổ đau như vậy cũng một phần vì chồng mình, coi đó là một cách sẻ chia bất đắc dĩ khi người chồng bế tắc, mất cân bằng.
Một nét đẹp tâm hồn nữa ở người đàn bà hàng chài mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rất khéo léo đó chính là tâm hồn sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Mục đích Đẩu gọi người đàn bà lên tòa án huyện là để giải phóng giúp mụ, khuyên mụ bỏ chồng. Nhưng kết quả là Đẩu vẫn không thể thuyết phục được sau khi nghe người đàn bà tâm sự. Người đàn bà hàng chài nhận thức được vì xấu, mặt rỗ nên mình ế muộn, nói không quá lời thì người chồng chính là ân nhân cuộc đời mụ. Hơn nữa, với mụ thì chồng mình là người hiền lành, chỉ hơi cục tính, trước đây chưa bao giờ đánh đập mụ. Cái thói vũ phu không phải là bản chất vốn có của người chồng. Bản thân mụ lúc nào cũng thấy có lỗi vì đẻ nhiều, nhà nghèo nên gánh nặng mưu sinh lúc nào cũng đè nặng lên vai người chồng. Theo như mụ nói, thì vì quá khổ, nên chồng mụ mới đánh chửi – một hành xử tiêu cực của kẻ bị dồn vào cảnh cùng đường. Chẳng những thế, trên thuyền cũng cần có một người đàn ông chèo chống, tấm lưng như lưng gấu của gã tuy đáng sợ nhưng lại là nơi vững chãi để mẹ con mụ dựa vào.
Nguyễn Minh Châu có lẽ thực hiện thành công thiên chức nhà văn của mình khi qua những trang văn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ông đã gửi gắm thiên chức của người đàn bà mộc mạc, tự nhiên và sâu sắc rằng người đàn bà trên thuyền phải sống vì các con. Cuộc sống gia đình người đàn bà hàng chài không phải lúc nào cũng chỉ có đòn roi nước mắt mà cũng có những lúc vợ chồng, con cái thuận hòa, vui vẻ. Người đọc qua đây cũng nhận ra rằng khi đứng trước một tác phẩm cần có cái nhìn con người, đời sống một cách đa diện nhiều chiều. Với bản thân người đàn bà hàng chài, quá khứ với mụ là một may mắn, hiện tại là nạn nhân nhưng tương lai sẽ vì con vì chứ phận làm vợ làm mẹ mà cố gắng sống. Người chồng trong quá khứ là ân nhân người đàn bà hàng chài phải biết ơn, hiện tại là nạn nhân mụ thương cảm và sẻ chia, phải thừa nhận rằng bản chất không hề xấu và trân trọng vai trò không thể thiếu của người chồng.
Nhà văn Đặng Thai Mai từng nói: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình đến con người, một cách chân thực và sâu sắc, ông đã phác họa đậm nét chân dung tâm hồn người đàn bà hàng chài, đem đến cho người đọc cái nhìn sâu rộng hơn về con người, về đời sống.
Tham khảo nha em:
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Sau đây là phần làm bài của mình:
Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm:
“Khi đang là hạt
…
Bắt đầu bập bẹ.”
Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này.
Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc:
“Rằng các bạn ơi
Cây chính là tôi
Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời.”
Khổ thơ cuối là lời của cây tự giới thiệu về mình “Cây chính là tôi”kèm theo lời khẳng định “Nay mai sẽ lớn/ Góp xanh đất trời”. Mầm đã không phụ bàn tay chăm sóc của con người giờ đã trở thành cây con mạnh mẽ và tương lai có thể trở thành bóng mát góp phần phủ rợp màu xanh cho quê hương đất nước. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”.
Tham khảo:
Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.
'' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.'' Thật vậy, văn chương đưa ta đến với biết bao những tình huống , hoàn cảnh, số phận mà ta chưa từng gặp trong đời. Ta có thể có những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả qua các nhân vật, thái độ, cảm xúc,... của các nhân vật trong văn chương. Ví như tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc đã làm rung động lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta trước số phận của những đứa trẻ tội nghiệp không thể trọn vẹn có được tình yêu thương của bố mẹ. Không những vậy, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ khi sắp phải rời xa người thân. Những cảm xúc ấy cũng xảy ra khi ta đọc những câu hát than thân, Sài Gòn tôi yêu, Xa thác ngắm núi lư,... Để từ đó ta có thể rút ra cho bản thân mình 1 bài học, gây dựng nên những tình cảm cao đẹp trong cuộc đời chúng ta.
2,
Nếu nói đến tấm gương về sự giản dị và thanh bạch thì chắc hẳn chúng ta đã nghĩ ngay đến vị lãnh tụ vĩ đại nhất Dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác chính là nhân chứng rõ ràng và tiêu biểu cho hai đức tính cao quý và đặc biệt cần có ở mỗi người.
Giản dị là cách sống không cầu kì xa hoa sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội,hoàn cảnh cá nhân. Còn thanh bạch là gì? Thanh bạch là tính từ chỉ lối sống trong sạch,luôn giữ phẩm chất của mình không để giàu sang cám dỗ. Giản dị,thanh bachj được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: lời ăn tiếng nói hằng ngày,cách ăn mặc,lối sống,cách hành xử,cử chỉ,các thể hiện bản thân…
Bác Hồ là người có tầm vóc về tư tưởng, tầm vóc về trí tuệ, lại là người đứng đầu của một quốc gia. Những tưởng cuộc sống của Bác sẽ là ở những nơi đẹp nhất, an toàn nhất, việc sinh hoạt sẽ có những người hục vụ giúp đỡ. Nhưng không, Bác Hồ kính yêu của chúng ta lại có một lối sống vô cùng giản dị, dân giã đến mức không thể dân giã hơn được nữa.Nhìn vào cuộc sống của Bác sẽ không ai có thể tin nổi đó là cuộc sống của một vị lãnh đạo.Nếp sống giản dị, thanh bạch ấy của Bác càng làm cho những người dân Việt Nam thêm yêu và tự hào về người cha già dân tộc. Bạn bè quốc tế thì thừa nhận và càng thêm tôn trọng tài năng và con người của Bác.
Nơi ở của Bác là một căn nhà sàn nhỏ đơn sơ với phần mái được lợp bằng những tán lá khô. Căn phòng của Bác cũng rất nhỏ, chỉ đủ để kê một chiếc giường – nơi Bác nghỉ ngơi, một chiếc bàn làm việc nhỏ làm bằng mây và một chiếc ghế đơn. Sự đơn sơ của căn phòng khiến ta cảm thấy rất khó tin.
Quần áo Bác mặc trên người cũng không phải những bộ comple đắt tiền, những bộ quần âu phẳng phiu như những nguyên thủ quốc gia khác.Bác chọn cho mình bộ quần áo kaki màu ghi. Ngoài những chuyến thăm nguyên thủ của các nước khác Bác chọn những bộ quần áo đảm bảo nghi thức, sự tôn trọng với nước bạn thì trong cuộc sống hàng ngày, cả trong những đại hội Đảng, trong các cuộc họp quan trọng của đất nước thì Bác vẫn giữ nguyên phong cách ăn mặc giản dị của mình.
Tôi nhớ có một lần có người hỏi Bác rằng tại sao là một nguyên thủ hàng đầu của Việt Nam mà Bác lại ăn mặc giản dị như vậy thì Bác đã nói: vì dân mình còn nghèo….Dù có làm gì thì Bác cũng lấy dân làm đầu, đặt lợi ích của nhân dân lên chính bản thân mình.
Bác cũng chọn riêng cho mình đôi dép lốp. Đây là loại dép được làm từ săm và lốp của xe ô tô. hời kháng chiến vì điều kiện còn khó khăn nên những người lính đã sáng tạo ra loại dép này và được dùng rất phổ biến. Những người lính vì điều kiện chiến đấu ác liệt, sinh hoạt thiếu thốn nên dùng loại dép này ta có thể hiểu được.Nhưng Bác là một nguyên thủ quốc gia, dù Việt Nam lúc ấy còn rất nghèo so với các nước bạn, điều kiện của các nguyên thủ nước bạn cũng sẽ hơn nước ta.Song cũng không đến mức thiếu thốn đến mức để người đứng đầu của đất nước đi những đôi dép lốp cũ kĩ, lại khá cứng. Ta có thể thấy đây hoàn toàn là mong muốn của Bác, lối sống giản dị của Bác càng làm cho hình ảnh của Bác trong lòng người dân Việt Nam thêm tươi đẹp, thêm tự hào.
Lối sống giản dị, thanh bạch của Bác còn thể hiện ra ngay trong bữa ăn của Bác. Mỗi bữa ăn Bác chỉ dùng có ba món chính, đó là cơm trắng, cà pháo và một quả trứng. Những món ăn đều vô cùng thanh đạm và có thể dễ dàng kiếm được. Vào năm nạn đói nổ ra, người dân chết đói hàng loạt.Để ủng hộ phong trào cứu đói, Bác đã đi đầu gương mẫu ủng hộ mỗi bữa một nắm gạo của mình để cứu đói cho người dân.Tấm gương, lối sống của Bác thật khiến chúng ta tự hào, ngưỡng mộ.
Cứ thế cả cuộc đời Người đi buôn ba khắp nơi, đôi chân Bác giá lạnh vì sương gió, đôi tay tê tái vì nắng mưa. Thế nhưng vượt lên tất cả Người vẫn tiến lên phía trước, cả đời cống hiến vì dân vì nước; trung thực, dũng cảm, ý chí sắt đá, lòng yêu thiên nhiên, yêu con người cùng với lối sống thanh bạch, giản dị đã tạo nên một vị lãnh tụ vĩ đại, một đấng cứu thế mang trong mình đủ mọi đức tính tốt đẹp mà mãi sau này chúng ta vẫn luôn noi theo để học hỏi.
1, Tôi rất yêu những tác phẩm văn học. Chúng có thể, làm cho con người chúng ta đi qua biết bao cung bậc cảm xúc nào là: vui vẻ, buồn bã hay chỉ là giận dỗi vô cớ. Tâm hồn con người được nuôi dưỡng bởi văn thơ. Khi còn ngồi trên chiếc ghế nhà trường, ta vẫn nghe được các câu thơ bài văn hay. Chúng ta vẫn được thầy cô dạy dỗ để viết làm sao cho hay, cho đúng. Văn học vẫn luôn sánh bước cùng ta trên con đường đến trường hằng ngày, nên chúng ta hãy luôn trân trọng, bảo vệ nó.
Nói tâm hồn là nói tới thế giới phong phú bên trong mỗi con người, là cơ sở để con người thực sự trở thành con người. Cái thế giới tinh thần ấy không có sẵn, không tự nhiên sinh ra. Nó cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, vun xới. Chính vì thế mà xã hội cần có những "kĩ sư tâm hồn".
"Kĩ sư" là những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Công việc của họ có thẻ thiết kế, xây dựng các công trình, có thể là phát minh hay sửa chữa các loại máy móc, động cơ... xuất phát từ nghĩa gốc đó từ "kĩ sư" mà người ta gọi là "kĩ sư tâm hồn". Đó là một ẩn dụ đẹp về thiên chức và sứ mệnh của nhà văn : những nhà kĩ sư thiết kế, xây dựng tâm hồn của con người, bồi dưỡng, giáo dục con người theo lí tưởng của cái cao đẹp.
Tâm hồn của con người được tạo dựng từ nhiều nguồn tri thức, thông tin khác nhau: đạo đức, lịch sử, triết học, âm nhạc, hội họa...; từ nhiều phương tiện khác nhau: đài, báo, các phương tiện nghe nhìn.. Văn học không phải là độc quyền trong việc hình thành tâm hồn con người, nhưng trong lĩnh vực này, nó có những lợi thế đặc biệt. Văn học là "chiếc nôi" của mỗi con người. Từ thở ấu thơ, ta đã được bao bọc trong những câu ca dao mẹ ru, trong những truyện cổ tích huyền ảo. Những đạo lí làm người đã ngấm vào ta tự nhiên như khí trời, như cơm ăn, như nước uống. Trong tác phẩm văn học, con người được tái hiện một cách thẩm mĩ với tất cả tính tổng hợp, toàn vẹn và sống động trong các mối quan hệ của đời sống. Trong tác phẩm văn học, ta bắt gặp nhà văn không chỉ với những nhận thức về chân lí đời sống mà còn những rung động, khổ đau, ước mơ, khát vọng. Trong tác phẩm, ta bắt gặp nhân vật với những số phận, suy tư thầm kín... Tác phẩm văn học là không gian ở đó "tâm hồn ta gặp gỡ với những tâm hồn khác", nhờ thế làm phong phú thêm cho tâm hồn của chính mình.
Rõ ràng, bằng tư tưởng, tâm hồn đẹp của hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn- qua tác phẩm văn học- đã góp phần định hướng giá trị cho người đọc. Trước tiên, văn học định hướng con người nhận biết và vươn tới cái chân, cái thiện, cái mĩ. Chỉ có tư tưởng coi trọng con người, thông cảm với nỗi đau khổ của con người. Nguyễn Du mới có sáng tạo nên một "Truyện Kiều" bất hủ. Đọc tán phẩm, ta kính trọng phẩm chất hiếu thảo, giàu lòng vị tha của nàng Kiều- người con gái đã hi sinh tuổi trẻ, tình yêu của mình để cứu cha và em. Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao khiến con người ta cảm động trước cái nhân cách cao đẹp của "Lão Hạc" : rất mực nhân hậu, giàu lòng tự trọng và hết lòng thương yêu con trai mình. Bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh lại giúp ta hiểu biết những giá trị, những vẻ đẹp giản dị mà đầy chất thơ của làng quê, xứ sở... Quả thực, mỗi tác phẩm văn học dù vô danh, dù nhỏ bé đều giúp ta hoàn thiện nhân cách. Đọc một áng ca dao, ta biết yêu thương, kính trọng và biết ơn những người lap động : "Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần". Ta đã cảm nhận được ở câu ca dao sau vẻ đẹp lung linh của hình tượng, ta thấy được cái hay của một ngôn ngữ đầy nhạc tính và tìm thấy ở đó một cách tỏ tình độc đáo, tế nhị : "Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi". Mặt khác, qua tác phẩm văn học, nhà văn còn giúp người đọc nhận ra cái xấu, cái ác, lẽ bất công, điều giả dối. Đúng như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu nhận xét "Vì chưng hay gét cũng là hay thương". Yêu quý, trân trọng phẩm giá của nàng Kiều khiến ta thấy bất bình, căm giận xã hội với gương mặt của Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến đã đẩy người con gái có tài, có nhan sắc ấy vào số phận bi kịch. Chúng ta căm ghét tên "Lí Thông" lừa lọc qua truyện cổ tích "Thạch Sanh". Chúng ta ca rnh giắc trước những điều hiểm độc núp dưới vỏ bọc hiền lành qua câu tục ngữ "Miệng nam mô bụng bồ dao găm". "Bình ngô đại cáo" lại giúp ta căm thù sâu sắc tội ác của kẻ thù : "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ" Tóm lại sứ mệnh cao cả của nhà văn là xây dựng những tâm hồn cao đẹp, biết căm thù và biết yêu thương, hướng con người vươn tới những giá trị nhân bản. Khi nói "nhà văn là kĩ sư của tâm hồn" là muốn nói tới vai trò, vị trí của nhà văn trong xã hội, đồng thời cũng nhấn mạnh tới trách nhiệm của họ trước xã hội.
Bao giờ nhà văn cũng thông qua tác phẩm để gửi gắm, ước mong, những quan điểm của mình đến với độc giả. Ví dụ qua tác phẩm "Tắt Đèn", đặc biệt là qua hình tượng Chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã phát hiện và khẳng định nhân phẩm lành mạnh, đẹp đẽ của người phụ nữ lao động. Mặc dù sống trong cảnh nghèo đói tăm tối, tâm hồn họ vẫn trong sạch và ngát hương. Không dễ gì để có được một phát hiện như thế. Phải có tấm lòng yêu thương, trân trọng, biết cảm thông và trân trọng, thấu hiểu người lao động, nhà văn mới có thể nhận ra vẻ đẹp của người phụ nữ như chị Dậu. Kết tinh trong vẻ đẹp của hình tượng chị Dậu còn là vẻ đẹp của nhà văn, nhân cách của con người cầm bút chân chính.
Điều ấy nói lên rằn, muốn có tác phẩm lớn, nhà văn phải có một tâm hồn, một nhân cách lớn. Đó là điểm tựa để nhà văn đến với cuộc đời, phát hiện những bộn bề cuộc sống, những vẻ đẹo giá trị tâm hồn còn lẩn khuất.
"Nhà văn là kĩ sư của tâm hồn" là danh hiệu của bạn đọc dành cho các nhà văn chân chính với tất cả những kì vọng và trân trọng của mình. Chúng ta cảm ơn các nhà văn và mong muốn họ ngày càng có nhiều tác phẩm hay, góp phần làm giàu thêm cho dời sống tâm hồn tinh thần của xã hội.
cảm ơn cực kì nhìu