K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2020

Mỗi cuộc đời là một chặng đường lớn, có chỗ bằng phẳng thênh thang cũng có chỗ gập ghềnh khúc khuỷu. Người ta thường nói tuổi trẻ là phải chạy đua với thời gian, với cuộc sống và với nhịp sống ấy, dường như ta đã vô tình bỏ lỡ rất nhiều thứ, mà sau này khi ngoảnh đầu trở lại ta bỗng thật tiếc nuối và tự nhủ rằng, giá như ngày ấy chúng ta đi và nghiền ngẫm mọi thứ chứ không phải cắm đầu chạy băng băng về phía trước. Có một câu nói rất hay của Tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola rằng: "Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua".

Từ lúc sinh ra cho đến lúc đã nhắm mắt xuôi tay, con người ta không biết đã phải trải qua bao nhiêu chặng đường, từ bước đi đầu tiên trong sự dìu dắt, đỡ đần của cha mẹ đến con đường lần đầu tiên tới trường, con đường lần đầu tiên ta rời khỏi quê hương đến một thành phố khác, ... Đó là những con đường ta vẫn thường đi và thường thấy, và hơn cả con đường của cuộc đời còn là những lối đi mà chúng ta phải dồn hết tâm sức, trí tuệ, sự nỗ lực và một chút cái gọi là số phận chứ không chỉ đơn giản là con đường ta bước đi bằng đôi chân. Ấy là con đường công danh sự nghiệp, con đường dẫn tới tình yêu hôn nhân, con đường đưa ta tới ước mơ, con đường đi tới hạnh phúc, con đường của quá khứ, hiện tại và tương lai,... Những con đường ấy tuy vô hình vô dạng, nhưng lại là những con đường mà chúng ta phải cố gắng và nỗ lực nhiều nhất. Bởi nó không chỉ đơn thuần là những chặng đường bằng phẳng, thông thuận để chúng ta dễ dàng vượt qua một cách nhanh chóng, có thể chạy một mạch tới vạch đích. Những chặng đường đời luôn có nhiều lắt léo, trêu ngươi, người ta vẫn chia ra thành những "lộ trình" khác nhau, có đoạn vui, đoạn buồn, có đoạn đầy nước mắt thương đau, lại có đoạn tràn ngập hạnh phúc tiếng cười, có những đoạn ta phải cắn răng buông tay những người, những cái từng rất quan trọng với chúng ta, có đoạn thấm đẫm máu và mồ hôi.

Câu nói "Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua" là một câu nói thật hay và ý nghĩa. Nó dạy cho mỗi con người hiểu được cách bước trên đường đời sao cho thật đúng và không uổng phí thời gian mà tạo hóa đã ban cho chúng ta. Vẫn biết rằng chúng ta sẽ phải chạy đua với cuộc sống, để tồn tại, để thành công, để giành lấy hạnh phúc cho bản thân, nhưng việc "chạy đua" ở đây được hiểu là sự nỗ lực, cố gắng của bạn trong cuộc sống, chứ không phải chạy đua là cố bước thật nhanh, bỏ qua hết tất thảy những lộ trình của cuộc đời, chọn "lối tắt", chỉ mong muốn hưởng những lộ trình đẹp đẽ mà không hề biết đến những khổ cực trong đường đời. Người muốn đi nhanh, đi tắt mà quên mất nền tảng, chỉ biết phần ngọn mà không hiểu phần gốc thì cũng khó có thể thành công trong cuộc sống. Thêm nữa, có nhưng người cứ để cuộc sống trôi qua một cách vô nghĩa bằng cách chìm đắm trong mộng mị của những chặng đường đã qua, hoặc có người lại cứ mơ ước về một thứ gì đó xa xôi mà không chịu nhìn vào thực tại, sống cho thực tại, nỗ lực cho thực tại, đó thực sự là một lối sống sai lầm.

Cuộc đời chỉ có một lần duy nhất, Xuân Diệu đã từng than thở rằng: "Nếu cuộc đời chẳng hai lần thắm lại/Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn", đó là một nhận thức rất thực tế của nhà thơ về đời người, chúng ta chỉ được sống một lần, không quan tâm kiếp này hay kiếp trước, vậy cớ sao chúng ta không cố gắng sống thật trọn vẹn, con người có thất tình lục dục, thiếu một thì thành ra khiếm khuyết, bởi vậy đừng né tránh điều chi mà hãy bình thản đón nhận. "Trời sinh voi, sinh cỏ", chúng ta sẽ sống thật tốt, thật hạnh phúc nếu chúng ta biết trân trọng và thưởng thức tất cả những buồn vui của cuộc sống, ông trời vốn đã có an bài. Chúng ta đừng vì sợ khổ cực, vì sợ thất bại mà bỏ qua việc thử sức một công việc mới, cũng đừng sợ đổ vỡ trong tình yêu mà không dám mở lòng đón nhận ai đó, cũng đừng vì sợ cô đơn mà chọn đại lấy một người chung sống cả đời. Tất cả những điều đó điều là sự vô trách nhiệm với bản thân, không dám đương đầu với cuộc sống, là sự hèn nhát ngu muội, cuộc đời mà, muốn có được trái ngọt hạnh phúc thì phải khổ sở trồng cây chứ, phải biết được, nỗi vất vả chăm bón, tưới nước thì quả ngọt thu được mới thật sự có ý nghĩa. Cuộc đời cũng vậy, đẹp hay không là do chúng ta nhìn nhận và lựa chọn, người lười biếng, viển vông thì thấy cuộc đời một màu xám xịt, còn người siêng năng, biết trân trọng từng chặng đường đời thì thấy cuộc sống muôn màu muôn vẻ và thật có ý nghĩa, sống chẳng uổng phí thanh xuân.
Vậy nên các bạn trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, các bạn vừa xuất phát, vừa bước chặng đường của mình chưa được bao nhiêu lâu, các bạn đừng cố chạy thật nhanh trên đường đời làm gì, không ai cho bạn giải quán quân của cuộc đua ấy đâu. Hãy sống vì bản thân, hãy trân trọng từng chặng đường mà bạn đã trải qua, để khi nhắc về nó bạn sẽ không phải nuối tiếc, thay vào đó là nụ cười hạnh phúc và mãn nguyện, có thế cuộc đời của chúng ta mới được trọn vẹn và không uổng phí.

28 tháng 3 2020

lạc đề rồi

8 tháng 11 2021

tham khảo

 

Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.

Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.

Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.

Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.

Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.

23 tháng 4

1

11 tháng 9 2017

Gợi ý:

- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.
- “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
Bàn luận
a. Phân tích – chứng minh
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)

b. Đánh giá – mở rộng
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
Bài học nhận thức và hành động
a. Nhận thức
- Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.

b. Hành động
- Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, … Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.

13 tháng 9 2017

1. Giải thích
-“Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát”: Cách nói hình ảnh để chỉ thái độ khoan dung với những lỗi lầm, biết buông bỏ những điều buồn đau, thù hận.
- “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá”: cách nói hình ảnh để chỉ thái độ sống biết ơn với những gì ta được trao tặng trong cuộc sống.
=> Câu nói đề nghị chúng ta hướng tới một thái độ sống, một lối sống tích cực: khoan dung và tri ân.
- Tại sao con người cần biết sống khoan dung (Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát )?
+ Vì khoan dung đem lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm cho tâm hồn chính chúng ta (VD: câu chuyện “Cậu bé và bao khoai”…)
+ “Nhân vô thập toàn” => Khoan dung đem lại cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho người mắc lỗi, hướng họ tới những điều tốt đẹp. Nhiều người nhờ được khoan dung mà trở thành người có ích. “Sự khoan dung là vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp vũ trụ” (Vôn-te)
(Dẫn chứng: trong VH: “Lỗi lầm và sự biết ơn”, nhân vật Giăng Van-giăng; trong đời sống: những tù nhân được hoàn lương…)
- Tại sao con người cần biết sống tri ân (Khắc ghi những ân nghĩa lên đá)?
+ Vì “cây có cội, nước có nguồn”; mỗi con người được sinh ra, được khôn lớn trưởng thành đều do cha mẹ, gia đình, nhà trường, xã hội… nuôi dưỡng, dạy dỗ, vun trồng, tạo điều kiện để họ phát triển. Do đó, phải biết ơn những người, những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho ta.
+ Biết “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” không chỉ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là một lối sống cần có, phải có ở mỗi người. Bởi nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô tâm, chỉ biết thụ hưởng thành quả mà không biết đến cội nguồn.
+ Biết tri ân, chúng ta không chỉ trân trọng hơn những giá trị đời sống mà còn có những hành động tích cực, làm đẹp hơn cho cuộc sống.
2. Chứng minh:
Nêu các biểu hiện của lối sống khoan dung và tri ân, dẫn chứng trong VH, thực tế, từ bản thân trải nghiệm của mỗi người.
3. Bình luận:
- Khẳng định ý kiến đúng đắn.
- Mở rộng vấn đề: Khoan dung cũng phải đúng lúc, đúng chỗ; tri ân không chỉ trong suy nghĩ mà phải qua hành động cụ thể…
- Liên hệ thực tế: Còn có những người sống ích kỉ, cố chấp, vô ơn, bội bạc…
- Rút ra bài học cho bản thân.

28 tháng 10 2021

bạn tham khảo nhe 

4. Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí - mẫu 3

Vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài nổi bật trong thơ cơ Việt Nam, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách khai thác khác nhau góp phần làm phong phú thêm mảng thơ ca này. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua bài " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu mà đoạn trích sau là tiêu biểu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Bảy câu thơ đầu bài thơ là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.

Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. "Nước mặt đồng chua" là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, "đất cày lên sỏi đá" là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai - mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ “tôi” chỉ 2 người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn..Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.Cả 7 câu thơ có duy nhất! Từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…

28 tháng 10 2021

tham khảo:

Những người lính là những người nông dân nghèo, chất phác, đến từ những nơi khác nhau. Nhưng đều có chung một ý chí, khát vọng và tình yêu đối với quê hương, đất nước. " Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Ở họ còn toát lên những vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thiết " Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động. " Đồng chí ", hai tiếng ấy thôi như làm bừng sáng cả bài thơ, sục sôi tinh thần đoàn kết của những người lính bộ đội cụ Hồ. Tuy phải trải qua nhiều những vất vả, thiếu thốn nơi chiến trường, những trận ốm đau ác liệt, người lính vẫn giữ vững một tinh thần thép, một ý chí sắt đá để đấu tranh chống lại kẻ thù. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ " Đồng chí" được nhà thơ thể hiện vô cùng rõ nét. Họ quả thật là những con người đáng để ngưỡng mộ! 

Câu bị động : Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động.

Phép thế: người lính - họ