K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
16 tháng 8 2017

Câu 1:

\(\left\{\begin{matrix} y_1=bx^3+ax^2+5x\\ y_2=ax^3+bx^2+5x\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} y_1'=3bx^2+2ax+5\\ y_2'=3ax^2+2bx+5\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y_1'=3b\left [ \left ( x+\frac{a}{3b} \right )^2+\frac{5}{3b}-\frac{a^2}{9b^2} \right ]\\ y_2'=3a\left [ \left ( x+\frac{b}{3a} \right )^2+\frac{5}{3a}-\frac{b^2}{9a^2} \right ]\end{matrix}\right.\)

Để các hàm \(y_1,y_2\) không là hàm đồng biến thì \(y_1',y_2'\) không luôn lớn hơn $0$ với mọi \(x\in (-\infty,+\infty)\), tức là xảy ra cả trường hợp lớn hơn $0$ lẫn nhỏ hơn $0$ với mọi $x$. điều này xảy ra khi mà :

\(\left\{\begin{matrix} \frac{5}{3b}-\frac{a^2}{9b^2}<0\\ \frac{5}{3a}-\frac{b^2}{9a^2}<0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 15b-a^2<0\\ 15a-b^2<0\end{matrix}\right.\)

\(\rightarrow a^4>225b^2>3375a\)

\(\Rightarrow a>15\) hay \(a\geq 16\). Tương tự, \(b\geq 16\)

Vì đề bài cần tìm min \(2a+b\) nên cần ưu tiên tính nhỏ hơn của $a$

Từ trên ta chọn \(a_{\min}=16\Rightarrow 15b<16^2=256\Rightarrow b\leq 17\)

Do đó \(16\leq b\leq 17\rightarrow b_{\min}=16\)

Do đó \(S_{\min}=(2a+b)_{\min}=48\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
17 tháng 8 2017

Bài 2:

Để hàm số \(y=(x+m)^3(x+m^3)\) là hàm đồng biến thì \(y'>0\forall x\in (-\infty,+\infty)\)

Khai triển:

\(y'=4x^3+x^2(3m^3+9m)+x(6m^4+6m^2)+m^3+3m^5\)

\(\Leftrightarrow y'=(x+m)^2(4x+3m^3+m)\)

Để \(y'>0\Rightarrow 4x+3m^3+m>0\)

\(\Leftrightarrow 3m^3+m>-4x\)

Vì hàm đồng biến với mọi \(x\in (-\infty, +\infty)\) nên điều trên xảy ra khi \(3m^3+m>(-4x)_{\max}\)

Hiển nhiên \(-4x\) với \(x\in R\) thì không tồn tại max.

Do đó đề bài có vấn đề.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
3 tháng 7 2018

Lời giải:
Ta có: \(y=mx^3-x^2+3x+m-2\)

\(\Rightarrow y'=3mx^2-2x+3\)

Để hàm $y$ đồng biến trên khoảng $(-3;0)$ thì :

\(y'= 3mx^2-2x+3\geq 0, \forall x\in(-3;0)\)

\(\Rightarrow m\geq \frac{2x-3}{3x^2}, \forall x\in (-3;0)\)

Xét hàm \(g(x)=\frac{2x-3}{3x^2}\)\(g'(x)=\frac{-2(x-3)}{3x^3}=0\Leftrightarrow x=3\) (bỏ vì \(x\in (-3;0)\) )

Lập BTT ta thấy \(f(x)< f(-3)=\frac{-1}{3}\) với mọi \(x\in (-3;0)\)

Do đó \(m\geq \frac{-1}{3}\)

Nếu xét trắc nghiệm thì đáp án A,C đều đúng.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
29 tháng 5 2018

Lời giải:

\(y'=-3x^2+2mx=x(2m-3x)\)

\(y'=0\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x=0\\ x=\frac{2m}{3}\end{matrix}\right.\)

Nếu \(m=0\Rightarrow y'=-3x^2\leq 0\) (luôn nghịch biến- loại)

Nếu \(m>0\), lập bảng biến thiên suy ra:

$y$ đồng biến trên (1;2) khi và chỉ khi:

\(\frac{2m}{3}\geq 2\Leftrightarrow m\geq 3\)

Nếu \(m< 0\), lập bảng biến thiên suy ra hàm số chỉ đồng biến trên khoảng \((\frac{2m}{3};0)\) , tức là không thể đồng biến trên (1;2)

Vậy \(m\geq 3\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
17 tháng 8 2017

Lời giải:

Xét thấy bậc của hàm số trên tử nhỏ hơn bậc của hàm số dưới mẫu, do đó đồ thị hàm số luôn có 1 TCN \(y=0\)

Khi đó, để ĐTHS có 3 đường tiệm cận thì nó phải có thêm 2 TCĐ

Thấy \(x^3+mx^2=x^2(x+m)\). Để có 2 TCĐ thì trước tiên phương trình trên phải có 2 nghiệm phân biệt, do đó \(m\neq 0\)

Khi đó, PT có hai nghiệm \(x=0,x=-m\). Để tồn tại hai nghiệm này thì :\(\left\{\begin{matrix} 0^2-3m+2\neq 0\\ (-m)^2-3m+2\neq 0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m\neq \frac{2}{3}\\ (m-1)(m-2)\neq 0\Leftrightarrow m\neq 1,2\end{matrix}\right.\)

Từ những điều trên suy ra \(m\in \left\{3;4;5\right\}\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
17 tháng 8 2017

Lời giải:

Ta có \(y'=1+\frac{1}{x^2}\). Gọi \(a\) là hoành độ tiếp điểm. Khi đó, PT tiếp tuyến tại $a$ là:
\(y=\left (1+\frac{1}{a^2}\right)(x-a)+a-\frac{1}{a}+1\)

\(\Leftrightarrow y=\left (1+\frac{1}{a^2}\right)x+\frac{a-2}{a}\)\((d)\)

\(A=Ox\cap (d)\Rightarrow y_A=0\)

\(\left (1+\frac{1}{a^2}\right)x_A+\frac{a-2}{a}=y_A=0\Rightarrow x_A=\frac{a(2-a)}{a^2+1}\) \(\Rightarrow A(\frac{a(2-a)}{a^2+1},0)\)

\(B=Oy\cap (d)\Rightarrow x_B=0\)

\(y_B=\left (1+\frac{1}{a^2}\right)x_B+\frac{a-2}{a}=\frac{a-2}{a}\) \(\Rightarrow B(0,\frac{a-2}{a})\)

Tam giác \(OAB\) cân tại $O$ nên

\(OA=OB\Leftrightarrow \) \(\left | \frac{a(2-a)}{a^2+1} \right |=\left | \frac{a-2}{a} \right |\)

Giải PT trên ta thu được \(a=2\), nghĩa là \(A,B\equiv O\) (vô lý) nên loại

Chọn B

NV
20 tháng 4 2019

\(y'=x^2-\left(3m+2\right)x+2m^2+3m+1\)

\(\Delta=\left(3m+2\right)^2-4\left(2m^2+3m+1\right)=m^2\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_1=\frac{3m+2+m}{2}=2m+1\\x_2=\frac{3m+2-m}{2}=m+1\end{matrix}\right.\)

Để hàm số có cực đại, cực tiểu \(\Rightarrow x_1\ne x_2\Rightarrow m\ne0\)

- Nếu \(m>0\Rightarrow2m+1>m+1\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_{CĐ}=m+1\\x_{CT}=2m+1\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow3\left(m+1\right)^2=4\left(2m+1\right)\) \(\Rightarrow3m^2-2m-1=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m=1\\m=-\frac{1}{3}< 0\left(l\right)\end{matrix}\right.\)

- Nếu \(m< 0\Rightarrow m+1>2m+1\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_{CĐ}=2m+1\\x_{CT}=m+1\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow3\left(2m+1\right)^2=4\left(m+1\right)\Rightarrow12m^2+8m-1=0\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m=\frac{-2+\sqrt{7}}{6}>0\left(l\right)\\m=\frac{-2-\sqrt{7}}{6}\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\sum m=\frac{4-\sqrt{7}}{6}\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
20 tháng 7 2017

Bài 1:

ĐTHS \(y=x^3+3mx+1\) có hai điểm cực trị khi \(y'=3x^2+3m=0\Leftrightarrow x^2+m=0\) có hai nghiệm phân biệt \(\Leftrightarrow m<0\)

Hoành độ của hai điểm cực trị chính là hai nghiệm của PT \(x^2+m=0\)

Khi đó ta có \(y=x^3+3mx+1=x(x^2+m)+2mx+1=2mx+1\)

Do đó \(d: y=2xm+1\) là đường thẳng đi qua hai điểm cực trị

\(\Rightarrow d(M,d)=\frac{|1-3|}{\sqrt{(2m)^2+1}}=\frac{2}{\sqrt{5}}\Leftrightarrow m^2=1\rightarrow m=-1\) (do \(m<0\))

Vậy $m=-1$

Bài 2:

ĐTHS trên có hai điểm cực trị khi \(y'=6x^2+6(m-1)x+6(m-2)=0\)

\(\Leftrightarrow 6[x+(m-2)](x+1)=0\) có hai nghiệm phân biệt.

Khi đó, chỉ cần \(m\neq 3\)

Từ pt trên ta thu được hai nghiệm \(x=2-m;x=-1\)

Điểm CĐ và CT nằm trong khoảng \((-2,3)\) suy ra

\(\left\{\begin{matrix} -1\in (-2;3)\\ 2-m\in (-2;3)\end{matrix}\right.\Leftrightarrow 4>m>-1\)

Vậy \(4>m>-1\)\(m\neq 3\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
20 tháng 7 2017

Bài 3:

Ta có \(y'=x^2-2(m+1)x+2m+1=0\)

\(\Leftrightarrow [x-(2m+1)](x-1)=0\)

ĐTHS có cực trị khi PT trên có hai nghiệm phân biệt, tức là \(m\neq 0\)

Khi đó, hai nghiệm thu được là \(1\)\(2m+1\) .

Hiển nhiên các điểm cực trị của ĐTHS là \((1;m-1);\left(2m+1,\frac{-4m^3}{3}+m-1\right)\)

Điểm cực trị của ĐTHS thuộc trục hoành thì tung độ bằng $0$

Nếu \((1;m-1)\) là điểm cực đại thì \(\left\{\begin{matrix} m-1=0\\ m-1>\frac{-4m^3}{3}+m-1\end{matrix}\right.\Rightarrow m=1\)

Nếu \(\left (2m+1,\frac{-4m^3}{3}+m-1\right)\) là điểm cực đại thì

\(\left\{\begin{matrix} \frac{-4}{3}m^3+m-1=0\\ m-1<\frac{-4m^3}{3}+m-1\end{matrix}\right.\Rightarrow m<0\) (không thỏa mãn)

Vậy $m=1$

NV
14 tháng 6 2020

\(f\left(x\right)=\int sin^4xdx=\int\left(\frac{1}{2}-\frac{1}{2}cos2x\right)^2dx\)

\(=\frac{1}{4}\int\left(1-2cos2x+cos^22x\right)dx=\frac{1}{4}\int\left(\frac{3}{2}-2cos2x+\frac{1}{2}cos4x\right)dx\)

\(=\frac{1}{4}\left(\frac{3}{2}x-sin2x+\frac{1}{8}sin4x\right)+C\)

\(f\left(0\right)=0\Rightarrow\frac{1}{4}\left(0-0+0\right)+C=0\Rightarrow C=0\)

\(\Rightarrow\int\limits^{\frac{\pi}{2}}_0f\left(x\right)dx=\frac{1}{4}\int\limits^{\frac{\pi}{2}}_0\left(\frac{3}{2}x-sin2x+\frac{1}{8}sin4x\right)dx\)

\(=\frac{1}{4}\left(\frac{3}{4}x^2+\frac{1}{2}cos2x-\frac{1}{32}cos4x\right)|^{\frac{\pi}{2}}_0\)

\(=\frac{3\pi^2-16}{64}\)