K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo: 

Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình tình yêu nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân. Điều đó được thể hiện qua một số chi tiết như:

"Tự nhiên như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.""Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."

28 tháng 8 2023

Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình tình yêu nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân. Điều đó được thể hiện qua một số chi tiết như:

"Tự nhiên như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.""Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướit xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."...
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Tình cảm, cảm xúc

Từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ

Lo lắng, bồn chồn mong đợi người yêu đi tỉnh về.

Cụm từ “đợi mãi”, không gian “con đê đầu làng”.

Ngỡ ngàng, đau khổ trước sự thay đổi của cô gái cả về cách ăn mặc lẫn hành động, cử chỉ.

Hình ảnh “khăn nhung quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” (trang phục của người thành thị) đối lập với sự giản dị, chân chất người thôn quê. Từ “rộn ràng” – sự thay đổi trong thái độ, cử chỉ.

Trách móc, xót ca, tiếc nuối vì những vẻ đẹp chân quê, bình dị, dân giã của cô gái bị đánh mất.

Biện pháp đảo ngữ “nào đâu”, câu hỏi tu từ và hàng loạt hình ảnh liệt kê quen thuộc, mang đặc trưng thôn quê như “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen”,…

Tha thiết, chân thành, van nài, khuyên nhủ người yêu giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Sự thay đổi trong cách xưng hô (từ “tôi” ở khổ đầu → “anh” khổ 3,4, cách nói “van em”, hình ảnh ẩn dụ “hoa chanh nở giữa vườn chanh” (mình là người thôn quê thì ở giữa xóm làng, quê hương càng nên giữ gìn, trân trọng những nét “quê mùa”, dân dã, mộc mạc vốn có ấy.

Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế.

+ Việc miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện đã cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với nơi đây.

+ Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy:

“Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang”: diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt nhưng khung cảnh mở ra không hề buồn thương mà chói chang sắc mây.

“vạn trùng san” (núi non muôn trùng): cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế. Nơi đây “vượn kêu không dứt”, “rừng núi muôn trùng” nhưng tâm trạng của chủ thể trữ tình lại hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vĩ đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ). Đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).

=> Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình, mang đậm hơi thở sinh động của vạn vật. Đó là nét đặc trưng rất riêng trong việc miêu tả non nước hữu tình. Thiên nhiên khoáng đạt, cảnh vật và con người tự tại, phiêu du.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “tôi”, “chúng tôi” – người lưu giữ kí ức gắn bó với con sông quê hương từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, sống xa quê.

- Tình cảm, cảm xúc: Tình yêu mến và niềm thương nhớ quê hương qua hình ảnh con sông của một người con xa quê; được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ miêu tả, gợi nhắc kỉ niệm trìu mến, thiết tha về con sông qua những câu thơ chứa chan cảm xúc.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã thể hiện nội tâm cô đơn, trống vắng qua khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba. Nếu cõi thực của kí ức trong khổ 1 thật trong trẻo, tươi tắn và rực rỡ với ánh nắng ấm áp buổi sớm, thì phần hai lại tràn ngập ánh trăng khiến mọi thứ trở nên mờ ảo, nhợt nhạt, lạnh lẽo và chân thực như một giấc mơ. Cách diễn đạt phiếm chỉ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo cảm giác lạnh lẽo bao trùm cả dòng sông, lên cảnh vật, Hàn Mặc Tử như khát khao có con thuyền chở trăng về, phải chăng là để chở những khát khao hy vọng đến khắc khoải về một sự gặp gỡ và hòa hợp? Chữ “kịp” trong câu thơ thứ 2 càng thấm thía nỗi tiếc nuối, xót xa, lo sợ khi luôn biết rằng chẳng bao giờ kịp nữa nhưng ông vẫn cố hỏi khiến tâm trạng trở nên bồn chồn, chua xót, bất lực. Hỏi chỉ để tiếc, chỉ để tự dày vò bản thân mình. Dường như, nếu trăng không về “kịp” thì người bị số phận bỏ rơi bên bờ vực cuộc đời này sẽ hoàn toàn tuyệt vọng và đau khổ mãi mãi nếu cứ ở lại dưới bầu trời thăm thẳm này

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Khổ thơ

Các chi tiết thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

1

Dây cung nguyệt lạnh, trung thương, trắng nhớ, đàn buồn, đàn lặng

Lạnh lẽo, u buồn

2 + 3

Bóng sáng rung mình, nương tử đã chết, đàn ghê như nước, nhớ Tâm Dương,...

Bồi hồi, run rẩy khi tưởng nhớ những loài hoa nghệ thuật trong quá khứ

4

chiếc đảo, rợn bốn bể, sâu âm nhạc, sao Khuê.

Rợn ngợp, rùng mình khi cảm nhận nỗi cô đơn muôn đời của những tài hoa nghệ thuật.

Các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:

- Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grat đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại, ôi, tôi muốn làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.

- ...chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

28 tháng 8 2023

Các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:

- Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grat đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại, ôi, tôi muốn làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.

- ...chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Thái độ và tình cảm yêu mến của người viết thể hiện khá rõ trong nhiều câu, đoạn văn. Chẳng hạn: “Chúng ta còn nhớ, dạo ấy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Đẹp biết bao thế hệ trí thức thời mở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, “Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy / Nghìn năm chưa dễ đã ai quên”.

Hoặc đoạn sau:

Ngày 6-3-1948, giữa rừng xanh Việt Bắc, đã phát hành cuốn sách của Giáo sư Tạ Quang Bửu: Sống. Tên sách thật ngắn, song gợi lên bao suy nghĩ sâu xa. Hơn nửa thế kỉ sau, giờ đây ngồi đọc lại cuốn sách mỏng in trên giấy dó đó, tôi ngạc nhiên nhận thấy, ngay từ dạo ấy, trên nhà sàn nơi bản vắng chiến khu, nhà thông thái của chúng ta đã có thể vận dụng những phát minh mới nhất trong vật lí lượng tử để giải thích sự sống, trình bày cấu trúc phân tử của gen, sự di truyền và biến dị, tính trội và tính lặn, các tác nhân gây đột biến,...”.

27 tháng 8 2023

- Các câu văn trong phần 2 như:

+ "nhà thông thái của chúng ta....": Thể hiện sự kính trọng của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu.

+ "Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc": Thay vì dùng từ ngã bệnh, tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh. 

→ Tác giả thể hiện sự kính trọng với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những thành tựu mà giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối với sự ra đi của giáo sư Tạ Quang Bửu.