K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2021

Câu 2:

- Ví dụ:  cỏ → thỏ → sói → xác chết → vi khuẩn → cỏ; lá ngô - châu chấu ➝  ếch → xác chết bị phân hủy → chất bón cho cây ngô.

- Pha sáng quá trình quang hợp xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. Ở tế bào thực vật, quá trình này diễn ra ở thylakoid trong lục lạp.

 

sinh họcCâu 1: Cho những ví dụ cụ thể vai trò của lớp thú đối với đời sống con người. Nêu biện pháp bảo vệ thúCâu 2: Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tín thể hiện như thế nào?Công nghệ Câu 1: Hãy nêu thời vụ trồng rừng ở nước ta. Tại sao phải trồng rừng đúng thời vụ?Câu 2: Rừng có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Cho ví dụ. Tại sao ở các khu đông...
Đọc tiếp

sinh học

Câu 1: Cho những ví dụ cụ thể vai trò của lớp thú đối với đời sống con người. Nêu biện pháp bảo vệ thú

Câu 2: Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tín thể hiện như thế nào?

Công nghệ 

Câu 1: Hãy nêu thời vụ trồng rừng ở nước ta. Tại sao phải trồng rừng đúng thời vụ?

Câu 2: Rừng có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Cho ví dụ. Tại sao ở các khu đông dân cư, thành thị hay bệnh viện cần trồng nhiều cây xanh?

Câu 3: Thức ăn vật nuôi là gì? Cho ví dụ? Vai trò của thức ăn dối với vật nuôi? Thức ăn được vật nuôi tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?

Câu 4: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi

Câu 5: Để tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi thì chứng ta cần phải làm gì?

4
17 tháng 4 2016

1/ Thời vụ trồng rừng:

-Miền Bắc:

 +Mùa xuân , thu

-Miền Nam, Trung

 +Mùa mưa 

Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các  điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
 

17 tháng 4 2016

Sinh sản hữu tính là một quá trình tạo ra một sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền từ hai sinh vật. Nó xảy ra ở cả những sinh vật nhân chuẩn[1][2]và sinh vật nhân sơ:[3] ở những sinh vật nhân chuẩn đa bào, một cá thể được tạo ra một lần nữa; còn ở những sinh vật nhân sơ, tế bào ban đầu có vật chất di truyền bổ sung hoặc chuyển đổi. Trong một quá trình được gọi là tái tổ hợp di truyền, vật chất di truyền (DNA) có nguồn gốc từ hai cá thể khác nhau cùng tham gia để mà các dãy tương đồng được xếp thẳng hàng với nhau, và theo sau bởi sự trao đổi thông tin di truyền. Sau khi nhiễm sắc thể tái tổ hợp mới được hình thành, nó sẽ được truyền cho thế hệ con cháu.

Kể tên một số động vật nguyên sinh gây hại cho người và cho biết con đường truyền bệnh của chúng?Trùng roi giống thực vật ở những điểm nào?Cấu tạo trong của thủy tức gồm những tế bào nào? Tế bào mô cơ tiêu hóa co chức năng gì?Kể tên đại diện của nghành giun dẹp. Sán lá gan xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua con đường nào?Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng...
Đọc tiếp
  1. Kể tên một số động vật nguyên sinh gây hại cho người và cho biết con đường truyền bệnh của chúng?
  2. Trùng roi giống thực vật ở những điểm nào?
  3. Cấu tạo trong của thủy tức gồm những tế bào nào? Tế bào mô cơ tiêu hóa co chức năng gì?
  4. Kể tên đại diện của nghành giun dẹp. Sán lá gan xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua con đường nào?
  5. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì?
  6. Nêu lợi ích của giun đất ở đối với đất trồng.
  7. Để giúp nhận biết các đại diện nghành giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
  8. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn để lại vệt sáng trên lá cây chất nhờn đó có tác dụng gì?
  9. Tôm đi kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Cơ quan nào giúp tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa?
3
7 tháng 1 2018

Câu 1 :

- Trùng kiết lị: bào xác thường qua con đường tiêu hóa và gây ra bệnh ở ruột người.
- Trùng sốt rét: do muỗi anôphen truyền từ người này sang người khác.
- Trùng gây bệnh ngủ li bì ở châu Phi: do ruồi tsê — tsê truyền từ người này sang người khác.

Câu 2 :

Trùng roi giống với thực vật ở những điểm sau:
- Có câu tạo từ tế hào.
- Có kha năng tự dường.
- Trong tế bào cũng gồm các thành phần như: nhân, chất nguyên sinh và các hạt diệp lục.


7 tháng 12 2016

trả lời giúp mik ik mik cần gấp

 

1/ Tại sao chúng ta lại thấy có vị ngọt, mặc dù chỉ ăn bánh mà không ăn đường ?2/ Trong quá trình quang hợp, cây xanh đã lấy ở môi trường những chất gì và trả lại cho môi trường những chất gì ?3/ Các chất được trao đổi giữa cơ thể và môi trường như thế nào ? Thường là những chất gì ?4/ Dựa vào những hiểu biết của mình, hãy hoàn thành chú thích ở hình 8.1 (sách vnen) và cho biết...
Đọc tiếp

1/ Tại sao chúng ta lại thấy có vị ngọt, mặc dù chỉ ăn bánh mà không ăn đường ?

2/ Trong quá trình quang hợp, cây xanh đã lấy ở môi trường những chất gì và trả lại cho môi trường những chất gì ?

3/ Các chất được trao đổi giữa cơ thể và môi trường như thế nào ? Thường là những chất gì ?

4/ Dựa vào những hiểu biết của mình, hãy hoàn thành chú thích ở hình 8.1 (sách vnen) và cho biết những chất được trao đổi giữa cây xanh với môi trường là gì ?

5/ Hãy dự đoán, điều gì sẽ xảy ra nếu cây ngừng trao đổi những chất trên với môi trường.

6/ Em hãy đọc những thông tin ở trên và cho biết

- Vai trò của nước với cây.
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước qua lá.

7/ - Ý nghĩa của quá trình toát mồ hôi qua cơ thể
-Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu nước ?
-Các cách đảm bảo đủ nước cho cơ thể hằng ngày (nên uống nước vào những khoảng thời gian nào trong ngày ?)

8/ Bảng 8.2. "Thức ăn" của thực vật và con người

STTThực vật Con người
1  
2  
3  
...  

Bạn nào trả lời mình tick cho (câu nào được thì trả lời nha)

3
19 tháng 10 2016

1) Trong nước bọt của người có chứa enzim amilaza có tác dụng phân giải tinh bột( bánh) thành đường mantozo nên ta thấy có vị ngọt

2) Trong quá tình quang hợp cây xanh lấy khí CO2 và thải ra khí oxi

19 tháng 10 2016

Ăn bánh thấy ngọt vì trong bánh có chứa ít nhiều chất bột đường.

Trong quá trình quang hợp, cây xanh hút khí oxi và thải ra khí cabonic.

Mấy câu sau tui k hok sashc Vnen

6 tháng 12 2016

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật là :

* Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
* Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

 

* Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
* Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


 

I. Trắc nghiệm:Câu 1:Trong quá trình quang hợp cây xanh lấy từ môi trường khí:A. Oxygen B. Carbon dioxideC. Không khí D. Cả Oxygen và Carbon dioxideCâu 2: Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là:A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. QuảCâu 3: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?A. Hình hạt đậu B. Yên ngựa C. Lõm 2 mặt D. Hình thoiCâu 4: Cơ chế khuếch tán . Các phân tử khí di chuyển từ nơi có ……(1)… đến nơi...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm:

Câu 1:Trong quá trình quang hợp cây xanh lấy từ môi trường khí:

A. Oxygen B. Carbon dioxide

C. Không khí D. Cả Oxygen và Carbon dioxide

Câu 2: Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là:

A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả

Câu 3: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

A. Hình hạt đậu B. Yên ngựa C. Lõm 2 mặt D. Hình thoi

Câu 4: Cơ chế khuếch tán . Các phân tử khí di chuyển từ nơi có ……(1)… đến nơi có……(2)……

A. (1)-nồng độ cao, (2)- nồng độ thấp B. (1)- nồng độ thấp, (2)- nồng độ cao

C. (1)- nhiều ánh sáng, (2)- ít ánh sáng D. (1)- nhiệt độ cao, (2)- nhiệt độ thấp

Câu 5: Vai trò nào dưới đây không là vai trò của vitamin?

A. Là 1 trong các chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể.

B. Tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.

C. Giúp tăng sức đề kháng cơ thể.

D. Cung cấp năng lượng.

Câu 6: Chất hữu cơ được vận chuyển ở thân chủ yếu:

A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây.

C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ.

Câu 7: Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì?

A. Ngăn cản khí oxygen tham gia vào quá trình nảy mầm của hạt.

B. Cung cấp độ ẩm cho hạt.

C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt.

D. Làm mát cho hạt.

Câu 8: Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?

A. Giúp cây quang hợp và hô hấp B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng

C. Giúp lá có màu xanh. D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

Câu 9: Động vật cần chất khí nào sau đây để hô hấp:

A. Oxygen B. Nitrogen C. Carbon dioxide D. Ozone

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng về vai trò của việc thoát hơi nước ở lá?

A. Giúp làm mát bề mặt lá

B. Khi khổng mở trong quá trình thoát hơi nước tạo điều kiện cho khí CO2 đi vào trong lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

C. Giúp tạo lực hút nước và các chất khoáng từ rễ

D. Giúp tạo các màu sắc lá khác nhau.

II. Tự luận:

Câu 11: Cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, châu chấu, cá, mèo.

(Tự tìm hiểu: giải thích 1 số hiện tượng liên quan đến trao đổi khí ở các động vật trên)

Câu 12:

a. Chất hữu cơ tổng hợp ở lá (Tinh bột hình thành từ quang hợp) được di chuyển từ lá xuống rễ nhờ mạch nào?

b. Tại sao sự phát triển của bộ lá ở cây ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy ở cơ quan dự trữ (hạt, củ, quả)

c. Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá?

 

2
17 tháng 12 2023

I. Trắc nghiệm:

Câu 1:Trong quá trình quang hợp cây xanh lấy từ môi trường khí:

A. Oxygen            B. Carbon dioxide

C. Không khí                D. Cả Oxygen và Carbon dioxide

Câu 2: Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là:

A. Rễ.         B. Thân.             C. Lá .              D. Quả

Câu 3: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

A. Hình hạt đậu      B. Yên ngựa        C. Lõm 2 mặt         D. Hình thoi

Câu 4: Cơ chế khuếch tán . Các phân tử khí di chuyển từ nơi có ……(1)… đến nơi có……(2)……

A. (1)-nồng độ cao, (2)- nồng độ thấp B. (1)- nồng độ thấp, (2)- nồng độ cao

C. (1)- nhiều ánh sáng, (2)- ít ánh sáng D. (1)- nhiệt độ cao, (2)- nhiệt độ thấp

Câu 5: Vai trò nào dưới đây không là vai trò của vitamin?

A. Là 1 trong các chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể.

B. Tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.

C. Giúp tăng sức đề kháng cơ thể.

D. Cung cấp năng lượng.

Câu 6: Chất hữu cơ được vận chuyển ở thân chủ yếu:

A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.   B. từ mạch gỗ sang mạch rây.

C. từ mạch rây sang mạch gỗ.        D. qua mạch gỗ.

Câu 7: Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì?

A. Ngăn cản khí oxygen tham gia vào quá trình nảy mầm của hạt.

B. Cung cấp độ ẩm cho hạt.

C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt.

D. Làm mát cho hạt.

Câu 8: Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?

A. Giúp cây quang hợp và hô hấp    B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng

C. Giúp lá có màu xanh.     D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

Câu 9: Động vật cần chất khí nào sau đây để hô hấp:

A. Oxygen            B. Nitrogen           C. Carbon dioxide          D. Ozone

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng về vai trò của việc thoát hơi nước ở lá?

A. Giúp làm mát bề mặt lá

B. Khi khổng mở trong quá trình thoát hơi nước tạo điều kiện cho khí CO2 đi vào trong lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

C. Giúp tạo lực hút nước và các chất khoáng từ rễ

D. Giúp tạo các màu sắc lá khác nhau.

II. Tự luận:

Câu 11: Cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, châu chấu, cá, mèo.

Giun đất : Bề mặt cơ thể

Châu chấu : Hệ thống ống khí

Cá : Mang

Mèo : Phổi

Câu 12:

a. Chất hữu cơ tổng hợp ở lá (Tinh bột hình thành từ quang hợp) được di chuyển từ lá xuống rễ nhờ mạch nào?

Đáp án : Mạch rây

b. Tại sao sự phát triển của bộ lá ở cây ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy ở cơ quan dự trữ (hạt, củ, quả)

Đáp án : Vì lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ (C6H12O6) và chất hữu cơ này sẽ được dự trữ ở 1 số cơ quan nên bộ lá ở cây ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy .......

c. Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá?

Đáp án :  + Làm mát lá vào ngày nắng nóng

                + Tạo lực hút cho rễ hút nước từ đất

                + Khí khổng mở khi thoát hơi nước giúp lá trao đổi khí cung cấp nguyên liệu cho quang hợp

23 tháng 12 2023

Câu 1: B. Carbon dioxide

Câu 2: C. Lá

Câu 3: D. Hình thoi

Câu 4: B. (1)- nồng độ thấp, (2)- nồng độ cao

Câu 5: D. Cung cấp năng lượng.

Câu 6: A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

Câu 7: A. Ngăn cản khí oxygen tham gia vào quá trình nảy mầm của hạt.

Câu 8: D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

Câu 9: A. Oxygen

Câu 10: D. Giúp tạo các màu sắc lá khác nhau.

II. Tự luận:

Câu 11:

Giun đất: Trao đổi khí thông qua da.Châu chấu: Trachea (hệ thống ống khí).Cá: Trao đổi khí qua lỗ thông hơi và mang đực.Mèo: Trao đổi khí qua phổi.

Câu 12: a. Chất hữu cơ tổng hợp ở lá được di chuyển xuống rễ qua mạch phloem. b. Sự phát triển của bộ lá ảnh hưởng đến diện tích lá quang hợp, từ đó ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ được sản xuất và di chuyển đến cơ quan dự trữ. c. Quá trình thoát hơi nước ở lá giúp duy trì độ ẩm, làm mát lá, tạo lực hút nước và các chất khoáng từ rễ lên trên cây.

5 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé:

* Vai trò của nước:

- Nước là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng. Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi trường nước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang. - Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật. - Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. - Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. * Quá trình trao đổi nước ở sinh vật: Ở thực vật: Quá trình hấp thụ nước ở rễ: Con đường hấp thụ nước ở rễ gồm có 3 con đường:
- Nước đi qua hệ thống không bào từ tế bào này sang tế bào khác.Động lực để vận chuyển nước ở đây là nhờ sức hút nước tăng dần từ lông hút đến mạch dẫn.
- Nước đi qua hệ thống chất nguyên sinh: Chủ yêu nhờ lực hút trương của hệ thống keo nguyên sinh chất.
- Nước đi trong hệ thống thành vách tế bào: Động lực chi phối ở đây là lực hút của các mao quản,lực trương của keo trong thành TB.

- Cơ chế để dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân: Nước bị đẩy từ rễ lên thân do 1 lực gọi là áp suất rễ,có thể quan sát qua 2 hiện tượng là rỉ nhựa và ứ giọt. Quá trình vận chuyển nước ở thân
- Con đường vận chuyển nước ở thân:
+ Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng con đuòng qua mạch gỗ từ rễ lên lá.Tuy nhiên nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại. Thoát hơi nước ở lá:
- Các con đường thoát hơi nước ở lá:
a/Con đường qua khí khổng có đặc điểm:
- Vận tốc lớn ( ít nhất là 70% )
- Được điều chỉnh bằng đóng mở khí khổng.
b/Con đường qua bề mặt lá-cutin có đặc điểm:
- Vận tốc nhỏ ( nhiều nhất là 30% )
- Không được điều chỉnh.
25 tháng 9 2023

Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Quá trình hô hấp ở cơ thể sinh vật xảy ra trong (1) ti thể của tế bào, tại đó các chất (2) hữu cơ tổng hợp được từ quá trình (3) quang hợp hoặc từ thức ăn được phân giải thành (4) nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra (5) năng lượng.

29 tháng 10 2021

Câu 1:

-Đặc điểm chung của động vật:

+có khả năng di chuyển

+Có hệ thần kinh và giác quan

+Dị dưỡng( sử dụng chất hữu cơ có sẵn )

-Khác nhau:

-Động vật: ko có thành xenlulozo, tế bào ko có lục lạp

-Dị dưỡng( sử dụng chất hữu cơ có sẵn), di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan

-Thực vật:tế bào có thành xenlulozo, tế bào có lục lạp, tự tổng hợp chất hữu cơ, không di chuyển, không có hệ thần kinh và giác quan 

câu 2 động vật được chia thanh 8 ngành 

câu 3

đối với tự nhiên:

- Đa dạng sinh học
- Là nguồn cung cấp thức ăn cho con người và nhiều động vật khác
- Cung cấp gen quý, nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.....

*đối với con người:

Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm (rươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ...), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), da (tuần lộc, hổ, trâu, ...); làm thí nghiệm: khoa học (ếch, chuột bạch, ...), thuốc (thỏ, chuột bạch, ... ); hỗ trợ cho con người: lao động (trâu, bò, voi, ...), giải trí (cá voi, hải cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ...), bảo vệ an ninh (chó); ... Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...) ...

chúc bạn học tốt

nhớ kích đúng cho mik nha

 

30 tháng 10 2021

cảm ơn bạn nha