Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
1) - Biện pháp liệt kê:
+ Cảnh người dân hộ đê với các hoạt động: người cuốc, người thuổng, đào đất, vác tre, đắp, cừ.
--> Tác dụng: miêu tả sinh động và chân thực tình cảnh khổ sở của người dân hộ đê trong đêm mưa lũ.
+ Sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu trái ngược với nhân dân hộ đê: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,...
--> Tác dụng: miêu tả sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu. Từ đó, vạch trần bộ mặt thật và lòng lang dạ sói của quan phụ mẫu, thản nhiên ăn chơi trái nghịch hoàn toàn với tình cảnh của người dân
+ Tình cảnh của nhân dân: nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chốn
--> Tác dụng: miêu tả sự thảm thương và khổ sở đến tột cùng của nhân dân lao động khi thiên tai về và sự vô trách nhiệm, độc ác tận cùng của quan cha mẹ.
- Biện pháp so sánh:
+ ướt lướt thướt như chuột lột, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê
--> Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động tình cảnh khổ sở, thảm thương của người dân hộ đê + như thần như thánh, xứng đáng là vì phúc tinh
--> Tác dụng: mỉa mai, phê phán và lên án sự ăn chơi và độc ác của quan phụ mẫu thờ ơ trước tình cảnh của con dân
2) - Nội dung chính của đoạn văn '' Lịch sử ta đã có nhiều ... một dân tộc anh hùng'' (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ): Tinh thần yêu nước của dân tộc ta trong quá khứ
- Biện pháp tu từ: + Liệt kê: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
+ Điệp ngữ: Chúng ta
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ: nhấn mạnh những việc làm mà ta nên và phải làm: ghi nhớ công lao, tự hào về một đất nước anh hùng
+Liệt kê theo trình tự thời gian để diễn tả đầy đủ và sâu sắc'' những trang lịch sử vẻ vang'' của đất nước
3) Nội dung chính của đoạn văn ''Ấy, trong khi quan lớn ... kể sao cho siết! '' (Sống chết mặc bay ): nói lên hậu quả của việc vỡ đê và bộc lộ cảm xúc thương cảm đối với cảnh nghìn sầu muôn thảm đó
Bố cục
- Mở bài: từ Dân ta đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
+ Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.
- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.
Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.
+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.
+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.
-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.
=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.
- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.
+ Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.
=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.
=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.