Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- trồng cây gây rừng; không vứt rác bừa bãi; tiết kiệm điện, nước
Tham khảo!
Lợi ích và tác hại của một số hiện tượng tự nhiên:
- Hiện tương mưa:
+ Lợi ích: cung cấp nguồn nước cho sông suối, tưới tiêu cho cây cối, đảm bảo hoạt động của các ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng như cuộc sống con người
+ Tác hại: nếu mưa quá nhiều và liên tục thì sẽ gây nên lũ lụt, sạt lở đất, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí tàn phá của cải, tính mạng con người
- Hiện tượng nắng:
+ Lợi ích: giúp cho các công việc di chuyển, trồng trọt... diễn ra thuận lợi. Giúp người dân phơi khô, sấy khô các loại thực phẩm, áo quần
+ Tác hại: nếu nắng to quá và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khô cạn nguồn nước, cây cối khô héo rồi hạn hán
- Mưa: cung cấp nước uống, tưới tiêu cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi. Nhưng khi mưa nhiều quá sẽ dẫn đến hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất gây nguy hiểm và thiệt hại về người và của.
1. Bảo vệ môi trường
Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.
Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.
Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
a) Bão
- Hoạt động của bão ở Việt Nam:
Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.
Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.
- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:
Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.
Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.
Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.
b) Ngập lụt
Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?
Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
c) Lũ quét
Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.
Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?
Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.
Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.
d) Hạn hán
Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?
Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.
đ) Các thiên tai khác
Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.
Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.
Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.
Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:
- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.
Câu hỏi và bài tập
1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?
2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.
3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?
4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.
Không nên chạy ra khỏi nhà nhất là những cao tần vì không đủ thì giờ chạy ra khỏi vị trí tòa nhà.
- Hàng ngàn người cùng chạy sẽ gây nhiều dao động khiến tòa nhà dễ sập, sự xô đẩy lẫn nhau làm cho nhiều người bị thiệt mạng.
- Nên ở trong nhà, chui xuống gầm bàn, ghế hay giường.v.v. để tránh đồ đạc rơi lên đầu, khi chấn động chấm dứt nên ra khỏi nhà phòng nhà bị sập vì những hậu chấn tiếp theo.
- Không nên đi thang máy vì thường bị mất điện, ngoài đường nên tránh xa các trụ đèn, cột trụ, tường, nhà cao tần, nhà kính, cây cao.v.v để tránh mọi gãy, vỡ, đổ, văng vào người.
- Khi lái xe cần tấp vào lề đường, đừng cố vượt qua cầu ví có thể cầu bị sập, nếu đứng trên bờ núi, bờ đất cao, vùng trượt dốc phải tránh xa vì có thể bị lở đất, gần bờ biển nên chạy vào vùng đất cao hơn vì có thể bị sóng thần.
Còn các quốc gia tân tiến nhiều kiến trúc cao tần, đường sá chằng chịt, dân số đông, xe cộ tấp nập và nhà cửa được xây cất nhiều loại vật liệu khác nhau cho nên việc phòng động đất rất cần thiết và phải được thực tập một vài lần để họ làm quen với sự việc. Động đất đã cướp đi nhiều sinh mạng và tài sản cho nên chúng ta nên chuẩn bị để có thể hạn chế được phần nào thiệt hại về tinh thần lẫn vật chất.
Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng:
1-Phải hiểu rõ nơi an toàn trong nhà
2-Chuẩn bị nước uống (mỗi ngày cho một đầu người từ 2- 3 lít nước)
3-Chuẩn bị túi balô hay túi cấp cứu bỏ những vật dụng cần thiết vào để ở nơi nào mà cả nhà đều biết như: Đèn pin, nước, lương thực, Radio xách tay, bản copy giấy tờ tùy thân, giấy trương mục ngân hàng, bật lửa, đèn cầy
4- Họp cấp cứu ( nếu có bệnh phải bỏ thuốc điều trị thường dùng mỗi ngày)
5- Mũ bảo vệ, khăn tay, áo quần lót, bao tay
6- Tấm Bạt phòng chống lạnh, không thấm nước, dây thừng.
7- Dùng bản lề để gắn những giá cụ vào tường để tránh bị ngã
8- Dáng giây kiếng lên kính tủ hay cửa để phòng việc thủy tinh vỡ
9- Ghi rỏ số điện thoại các nơi cứu cấp, khẩn cấp và những người biết nói ngôn ngữ của mình
10- Phải biết nơi đến lánh nạn hay bệnh viện ở gần nhà và đường đi đến đó.
OK nha bn
– Tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn.
– Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
Đừng bận tâm câu trả lời đó của tớ! Chẳng qua là có một sự nhầm lẫn nhỏ nhoi ở đây!!!
(1) -Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
=> Có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất,...
-Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài Trái Đất.
(2) -Núi lửa là hiện tượng phun trào măcma từ trong lòng đất.
=> Tác hại:
+ Gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
+ Làm tổn hại, hư hỏng vật chất.
+ Gây ô nhiễm môi trường.
-Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội.
=> Tác hại:
+ Gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
+ Làm tổn hại, hư hỏng vật chất.
(3) -Trên Trái Đất có những dạng địa hình sau:
+ Địa hình núi
+ Địa hình cácxtơ và các hang động
+ Địa hình đồng bằng
+ Địa hình cao nguyên và đồi
(Đặc điểm có trong sgk cả r, khỏi viết nữa >:)
(4) Sự khác nhau giữa núi già và trẻ:
Núi | Thời gian hình thành | Đỉnh núi | Sườn núi | Thung lũng |
Núi già | cách đây hàng trăm triệu năm | tròn, thấp hơn | thoải hơn | rộng hơn |
Núi trẻ | cách đây khoảng vài chục triệu năm | nhọn, cao hơn | dốc hơn | hẹp, sâu hơn |
Cái này học lâu r nên chả nhớ, lôi lại sách ngày trc :>
Bài tham khảo
Xin chào thầy cô và các bạn! Trong vài thập kỉ qua, đã có rất nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề: Có nên nuôi thú cưng?. Trước khi vào vấn đề, cho mình hỏi có bao nhiêu người ở đây nuôi thú cưng ạ? Xin mời các bạn giơ tay…. À có vẻ số lượng người nuôi thú cưng khá nhiều/ khá ít. Bạn có ý kiến gì về điều này không? (Đưa mic cho 1 bạn)…. Cảm ơn sự chia sẻ của bạn.
Trong quan điểm của tôi, nên có vật nuôi trong nhà. Dưới đây là một số lí do chứng minh cho việc tại sao chúng ta cần có ít nhất một bé thú cưng trong nhà.
Thứ nhất, thú cưng giúp chúng ta cân bằng cảm xúc. Khoa học đã chứng minh các loài vật nuôi (đặc biệt là chó) thường khá nhạy cảm với cảm xúc. Vì vậy rất dễ dàng để chúng có thể phát hiện ra những cảm xúc tiêu cực như buồn, giận,... của con người. Những lúc ấy, thú cưng sẽ thay thế một người bạn tri âm, tri kỉ. Có những vấn đề mà con người khó có thể nói cho một người nào đó vì nhiều lí do cá nhân. Có một con vật lắng nghe, không phán xét những suy nghĩ, hành động của bạn là một cách để bạn giải tỏa căng thẳng và những nỗi buồn. Những cử chỉ âu yếm, vuốt ve của thú cưng có thể mang lại cảm giác an ủi, an toàn cho những rối loạn, bối rối trong lòng con người. Tôi có nuôi một con mèo, bất kể khi nào tôi buồn, bằng một cách thần kì nào đó, nó đều biết và ngay lập tức cuộn người trong vòng tay tôi. Đôi khi chúng ta không cần những lời khuyên cho vấn đề của mình, chúng ta chỉ cần người có thể lắng nghe để trút hết bầu tâm sự. Đôi khi sự im lặng và quấn quýt của một chú mèo là liều thuốc tốt nhất cho những rối loạn sâu thẳm bên trong con người.
Tiếp theo, việc nuôi thú cưng giúp con người có trách nhiệm hơn. Chăm sóc, nuôi dạy thú cưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và khoảng thời gian nhất định. Để vật nuôi có thể phát triển một cách toàn diện, chúng ta cần dành nhiều thời gian cho những hoạt động: cho ăn, tắm rửa, vui chơi, dạy dỗ,... chúng. Bởi vì đang nắm trong tay sinh mạng của một loài động vật nên con người có xu hướng có trách nhiệm hơn trong mọi việc. Bạn không thể để một con vật chết đói, chết rét,... vì những hành động vô tâm của bản thân mình được. Hơn nữa, con người sẽ trở nên kiên nhẫn hơn khi dạy dỗ một loài vật sinh hoạt có trật tự. Trước khi vật nuôi hiểu được những điều chúng được dạy, chúng sẽ mất thời gian làm quen và thời gian này sẽ trở nên rất khó khăn với chủ. Chúng phải sai nhiều lần thì mới có thể nhận thức được đâu là hành động đúng để duy trì. Vì vậy, nếu chủ nhân của chúng không kiên nhẫn thì việc huấn luyện sẽ thất bại.
Cuối cùng, sức khỏe con bạn sẽ được cải thiện nếu bạn nuôi dạy một loài vật nuôi đúng cách. Ví dụ như khi bạn nuôi một chú chó hay một chú ngựa (những động vật lớn, cần được vận động), bạn sẽ phải vận động nhiều hơn. Hàng ngày, một số thú cưng nhất định cần có thời gian được vận động, đi dạo, chạy nhảy. Để có thể quản lí và bảo vệ chúng, người chủ thường sẽ phải vận động theo nhịp độ của thú cưng. Hơn nữa, các bạn sẽ thức giấc và ăn ngủ điều độ hơn vì các bạn cần giữ cho thú cưng lối sinh hoạt cân bằng. Có thể nghe khó tin nhưng có bài báo khoa học còn đề cập đến việc chó có khả năng phát hiện ung thư ở người. Một đứa trẻ khi được sinh ra và lớn lên cùng động vật cũng sẽ ít có nguy cơ mắc hen suyễn và các bệnh khác hơn những đứa trẻ không tiếp xúc với động vật.
Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh một điều: Chúng ta chỉ nên nuôi thú cưng sau khi đã suy nghĩ một cách nghiêm túc và kĩ càng. Nếu bản thân thấy không có đủ thời gian, không gian, tài chính, trách nhiệm,... thì không nên nuôi chúng bởi vì chúng sinh ra không phải để chịu đựng. Đừng để đến lúc những chú cún cưng, mèo cưng,... của bạn chết vì sự vô tâm của mình thì mới nhận ra rằng mình không hợp nuôi vật cưng. Hơn nữa, các bạn cần phải cân nhắc đến sức khỏe của bản thân khi nuôi chúng như việc bạn không thể nuôi mèo khi bạn bị hen suyễn; bạn không thể nuôi những con vật to nếu như bạn không thể kiểm soát được chúng,...vì nó sẽ ảnh hưởng đến cá nhân bạn cũng như những người xung quanh.
Để chốt lại vấn đề, tôi xin khẳng định lại một lần nữa quan điểm của mình: Nuôi một con thú nuôi là một điều tốt đẹp mà bạn có thể trải nghiệm trong cuộc đời. Tuy nhiên đừng biến chúng thành gánh nặng cho chính bản thân mình. Hãy cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định nuôi một con vật nào đó. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp của mọi người.
Những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết: Trồng cây gầy rừng, xây đập chống lũ,...